Thứ sáu, 19/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 16 (có đáp án): Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 16 (có đáp án): Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 16 (có đáp án): Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập

  • 2938 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 25 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống chính quyền đô hộ phương Bắc là

Xem đáp án

Đáp án C

Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống chính quyền đô hộ phương Bắc là chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của phong kiến phương Bắc.


Câu 2:

Nội dung nào không phản ánh đúng điểm nổi bật của các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc?

Xem đáp án

Đáp án D

Các cuộc khởi nghĩa đều do nông dân lãnh đạo không phản ánh đúng điểm nổi bật của các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc.


Câu 3:

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm

Xem đáp án

Đáp án A

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm 40.


Câu 4:

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ tại

Xem đáp án

Đáp án C

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ tại Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Tây).


Câu 5:

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đã diễn ra như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa ở Hát Môn. Từ Hát Môn, quân khởi nghĩa chiếm Mê Linh, rồi Cổ Loa và Luy Lâu – trị sở của chính quyền đô hộ; Thái thú Tô Định phải trốn chạy về nước.


Câu 6:

Điểm độc đáo nhất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng so với khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ là

Xem đáp án

Đáp án C

Điểm độc đáo nhất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng so với khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ là nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa.


Câu 7:

Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua đã quyết định đóng đô ở

Xem đáp án

Đáp án C

Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua đã quyết định đóng đô ở Mê Linh.


Câu 8:

Sự nghiệp giành quyền tự chủ của họ Khúc có ý nghĩa lịch sử gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Sự nghiệp giành quyền tự chủ của họ Khúc đã đặt nền móng cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 938.


Câu 9:

Quân Nam Hán đã lợi dụng cơ hội nào để xâm lược nước ta lần thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án B

Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán giúp chống lại Ngô Quyền chính là nguyên nhân khiến quân Nam Hán sang xâm lược nước ta lần thứ hai.


Câu 10:

Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền diễn ra vào năm nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền diễn ra vào năm 938.


Câu 11:

Kế đánh giặc của Ngô Quyền có gì nổi bật?

Xem đáp án

Đáp án C

Điểm nổi bật của kế đánh giặc của Ngô Quyền là dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, cho quân mai phục và nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng.


Câu 12:

Ý nghĩa lịch sử của chiến thằng Bạch Đằng năm 938 là

Xem đáp án

Đáp án C

Ý nghĩa lịch sử của chiến thằng Bạch Đằng năm 938 là mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.


Câu 13:

Hãy kết nối thông tin ở cột bên trái với cột bên phải sao cho phù hợp

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 14:

Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư liệu sau: “…………có thể lấy quân mới họp……mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước, xưng vương, làm cho….không dám sang lại lần nữa.”

Xem đáp án

Đáp án A

Tiền Ngô vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước, xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang lại lần nữa.


Câu 15:

Người biết tận dụng thời cơ nổi dậy giành quyền tự chủ vào năm 905 là

Xem đáp án

Đáp án C

Người biết tận dụng thời cơ nổi dậy giành quyền tự chủ vào năm 905 là Khúc Thừa Dụ.


Câu 16:

Để xây dựng và củng cố chính quyền tự chủ vừa giành được, họ Khúc đã

Xem đáp án

Đáp án: C

Để xây dựng và củng cố chính quyền tự chủ vừa giành được, họ Khúc đã tiến hành cải cách trên nhiều mặt, giảm nhẹ sự đóng góp của nhân chúng.


Bắt đầu thi ngay