Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 17: (có đáp án) Cuộc khởi nghĩa Ha Bà Trưng (năm 40) (phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 17: (có đáp án) Cuộc khởi nghĩa Ha Bà Trưng (năm 40) (phần 2)
-
1444 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
14 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Năm 111 TCN, nhà Hán đã chia nước ta thành bao nhiêu quận?
Đáp án B
Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam
Câu 2:
Triệu Đà chia Âu Lạc thành hai quận nào vào năm 179 TCN?
Đáp án C
Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân
Câu 3:
Theo chính sách của nhà Hán vào năm 111 TCN, đứng đầu các quận là
Đáp án B
Năm 111 TCN, nhà Hán quy định:
- Đứng đầu châu là: Thứ sử.
- Đứng đầu quân là: Thái úy coi việc chính trị, Đô úy coi việc quân sự.
- Đứng đầu huyện là: Lạc tướng
Câu 4:
Mùa xuân năm 40 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng trong lịch sử nước ta?
Đáp án B
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội)
Câu 5:
“Châu” dưới thời kì Bắc thuộc là đơn hành chính
Đáp án D
Châu là đơn vị hành chính trên cấp quận
Câu 6:
Tô Định được cử làm Thái thú quận Giao Chỉ đã tác động như thế nào đến cuộc sống của nhân dân ta?
Đáp án C
Năm 34, Tô Định được cử làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này đã ra sức đàn áp và vơ vét của cải của nhân dân ta, khiến cho nhân dân ta ngày càng thêm khổ cực. Đây chính là tác động của những chính sách do Tô Định thực hiện đến cuộc sống của nhân dân ta
Câu 7:
Nội dung nào sau đây phản ánh sự thay đổi của nhà nước Âu Lạc dưới thời thuộc Hán?
Đáp án D
Nhà nước Âu Lạc thời thuộc Hán có những thay đổi chính sau:
- Đất nước mất hoàn toàn độc lập, bị chia thành 3 quận, sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
- Nhân dân ta phải chịu ách đô hộ tàn bạo, với những chính sách bóc lột và chế độ cai trị thâm hiểm
Câu 8:
Nhà Hán đưa người Hán sang Giao Châu là biểu hiện của chính sách gì?
Đáp án B
Trong quá trình cai trị người Việt, nhà Hán đã thực hiện chính sách đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống cùng với người Việt. Đây là hiện thân của chính sách đồng hóa. Không chỉ đồng hòa về mặt huyết thống mà còn là đồng hóa về văn hóa:
- Đồng hóa về mặt huyết thống: Người Hán kết hôn với người Việt, lập gia đình, sinh con có sự hòa lẫn giữa hai dòng máu.
- Đồng hóa về văn hóa: đưa những phong tục tập quán, tín ngưỡng, chữ viết của người Hán vào trong nhân dân Việt, làm mờ nhạt văn hóa Việt, thay thế bằng văn hóa của người Hán
Câu 9:
Gia Đình Trưng Trắc, Trưng Nhị và gia đình Thi Sách đã không có hành động nào sau đây?
Đáp án D
Lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương (cha của Trưng Trắc và Trưng Nhị) và Lạc tướng huyện Chu Diên (cha của Thi Sách) đã cùng nhau mưu việc lớn. Họ bí mật tìm cách liên lạc với các thủ lĩnh ở mọi miền đất nước để chuẩn bị nổi dậy.
=> Loại trừ đáp án D: những hành động này của gia đình được tiến hành trước khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng được diễn ra => Những hành động này không nhằm ủng hộ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Câu 10:
Nội dung nào không thuộc ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40?
Đáp án A
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có những ý nghĩa to lớn sau:
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.
- Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.
- Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường.
=> Đáp án B: là ý nghĩa cuộc đấu tranh của Khúc Thừa Dụ ở thế kỉ X
Câu 11:
Nhà Hán cho Lạc tướng cai trị các huyện đã tạo bất lợi gì cho chúng?
Đáp án A
Theo chính sách cai trị người Hán, ở quận, huyện các Lạc tướng vẫn cai trị nhân dân như cũ. Chính sách này vô tình gây bất lợi cho nhà Hán. Bởi quận, huyện là khu vực khó cai quản, các Lạc tướng sẽ dễ dàng liên kết lại với nhau dựng cờ khởi nghĩa. Bằng chứng là Lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương (cha của Trưng Trắc và Trưng Nhị) và Lạc tướng huyện Chu Diên (cha của Thi Sách) đã cùng nhau mưu việc lớn. Họ bí mật tìm cách liên lạc với các thủ lĩnh ở mọi miền đất nước để chuẩn bị nổi dậy.
Câu 12:
Cuộc nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40 không xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
Đáp án B
Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40 bao gồm:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.
+ Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.
- Nguyên nhân trực tiếp: Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.
=> Loại trừ đáp án: B