Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: (có đáp án) tuần 11 Tìm hiểu chung về Chữ người tử tù
Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: (có đáp án) tuần 11 Tìm hiểu chung về Chữ người tử tù
-
718 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ban đầu, tác phẩm "Chữ người tử tù" có tên là:
Tác phẩm lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
"Chữ người tử tù" được trích trong tập truyện nào dưới đây?
Tác phẩm in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
Nhân vật chính trong "Vang bóng một thời" phần lớn là:
Vang bóng một thời là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Nhân vật chính trong Vang bóng một thời phần lớn là những nho sĩ cuối mùa – những con người tài hoa bất đắc chí.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4:
Tác phẩm "Chữ người tử tù" được sáng tác sau Cách mạng tháng Tám. Đúng hay sai?
Đáp án: B
- Sai
- Chữ người tử tù được sáng tác trước cách mạng tháng Tám. Nhân vật chính là Huấn Cao, một con người tài hoa, không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang bất khuất.
Câu 5:
Giá trị nội dung của tác phẩm "Chữ người tử tù" là:
Giá trị nội dung:
- Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất.
- Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng 8 là:
Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”: mỗi trang viết của ông đều muốn chứng tỏ tài hoa, uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mĩ. Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương xót lại, vẻ đẹp “vang bóng một thời”.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7:
Những chi tiết nào dưới đây thể hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao?
Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa:
- Là người có “tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp”. Hơn thế mỗi con chữ của Huấn Cao còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả một đời người.
- “Chữ ông Huân đẹp lắm, vuông lắm”
- “Có được chữ ông Huấn là có được vật báu ở trên đời”
=> Ca ngợi nét tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình: kính trọng những con người tài hoa, tài tử, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
Lời khuyên của Huấn Cao: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Ý nghĩa của lời khuyên là:
Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao:
- Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.
=> Cái đẹp có tác dụng cảm hóa con người.
Đáp án cần chọn là: C