Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Sinh học Trắc nghiệm Sinh Học 7 Bài 37: (có đáp án) Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư (phần 2)

Trắc nghiệm Sinh Học 7 Bài 37: (có đáp án) Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư (phần 2)

Trắc nghiệm Sinh Học 7 Bài 37: (có đáp án) Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư (phần 2)

  • 1040 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 17 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong các đại diện sau, đại diện nào không thuộc lớp Lưỡng cư?

Xem đáp án

Đáp án A

Cá chuồn thuộc lớp Cá, không thuộc lớp Lưỡng cư


Câu 2:

Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài lưỡng cư?

Xem đáp án

Đáp án A
Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. Ở Việt Nam đã phát hiện được 263 loài, nhiều loài mới đã được phát hiện gần đây


Câu 3:

Trong 3 bộ của lớp Lưỡng cư, bộ nào có số lượng loài lớn nhất?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong 3 bộ của lớp Lưỡng cư, bộ Lưỡng cư không đuôi có số lượng loài lớn nhất


Câu 4:

Lớp Lưỡng cư gồm các bộ

Xem đáp án

Đáp án B

Lưỡng cư được chia làm 3 bộ: Lưỡng cư không đuôi, Lưỡng cư có đuôi, Lưỡng cư không chân


Câu 5:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D
Bộ Lưỡng cư có đuôi hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Bộ Lưỡng cư không đuôi đa số hoạt động ban đêm. Bộ Lưỡng cư không chân hoạt động cả ban đêm lẫn ban ngày


Câu 6:

Cá cóc Tam Đảo thuộc bộ nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Cá cóc Tam Đảo thuộc bộ Lưỡng cư có đuôi


Câu 7:

Ếch cây hoạt động vào?

Xem đáp án

Đáp án C

Ếch cây hoạt động ban đêm


Câu 8:

Môi trường sống của ếch giun là?

Xem đáp án

Đáp án B

Ếch giun sống chui luồn trong đất.


Câu 9:

Loài lưỡng cư nào dưới đây trên lưng có những lỗ nhỏ; khi đẻ trứng, cóc cái phết trứng đã thụ tinh lên lưng, trứng lọt vào các lỗ và phát triển thành nòng nọc?

Xem đáp án

Đáp án B

Cóc tổ ong Nam Mĩ trên lưng có những lỗ nhỏ; khi đẻ trứng, cóc cái phết trứng đã thụ tinh lên lưng, trứng lọt vào các lỗ và phát triển thành nòng nọc


Câu 10:

Loài nào dưới đây sau khi ghép đôi trên cạn, cóc cái bỏ đi, cóc đực cuốn đám trứng ở chi sau rồi ngâm mình xuống nước cho đến khi trứng nở thành nòng nọc?

Xem đáp án

Đáp án A

Cóc mang trứng Tây Âu sau khi ghép đôi trên cạn, cóc cái bỏ đi, cóc đực cuốn đám trứng ở chi sau rồi ngâm mình xuống nước cho đến khi trứng nở thành nòng nọc.


Câu 11:

Cho các đặc điểm sau: (1): Tim ba ngăn; (2): Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi; (3): Là động vật biến nhiệt; (4): Phát triển không qua biến thái. Đặc điểm nào có ở lưỡng cư?

Xem đáp án

Đáp án B

Đặc điểm có ở lưỡng cư làTim ba ngăn; là động vật biến nhiệt; nòng nọc phát triển qua biến thái; máu đi nuôi cơ thể là máu pha


Câu 12:

Ý nào sau đây đúng khi nói về hệ tuần hoàn của lưỡng cư?

Xem đáp án

Đáp án A

Lưỡng cư cố tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha


Câu 13:

Máu đi nuôi cơ thể ếch là loại máu nào trong các đáp án sau?

Xem đáp án

Đáp án C
Lưỡng cư cố tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.


Câu 14:

Cơ quan hô hấp của lưỡng cư là?

Xem đáp án

Đáp án D
Lưỡng cư hô hấp bằng da và phổi, sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ sự nâng hạ của thềm miệng.


Câu 15:

Ở ếch đồng, sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ?

Xem đáp án

Đáp án B

Lưỡng cư hô hấp bằng da và phổi, sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ sự nâng hạ của thềm miệng


Câu 16:

Vai trò của lưỡng cư đối với con người và tự nhiên là?

Xem đáp án

Đáp án D

Vai trò của lưỡng cư đối với con người và tự nhiên là: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm, sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi...; là thực phẩm, làm thuốc, là vật thí nghiệm trong sinh lí học, góp phần giữ cân bằng sinh thái.


Câu 17:

Ý nào dưới đây nói lên vai trò của ếch đồng đối với con người?

Xem đáp án

Đáp án D
Vai trò của lưỡng cư đối với con người và tự nhiên là: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm, sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi...; là thực phẩm, làm thuốc, là vật thí nghiệm trong sinh lí học, góp phần giữ cân bằng sinh thái


Bắt đầu thi ngay