Cho 9,96 gam hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch X chứa ba chất tan có số mol bằng nhau. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch X, kết thúc các phản ứng thu được m gam kết tủa. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là
A. 99,06.
B. 116,28.
C. 106,56.
D. 89,34.
Cho các phát biểu sau:
(a) Cho dung dịch HCl dư vào quặng đolomit có khí thoát ra đồng thời thu được kết tủa trắng.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa trắng.
(c) Các kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu hỏa.
(d) Trong quá trình điện phân dung dịch HCl thì pH của dung dịch giảm.
(e) Be không tác dụng với nước dù ở nhiệt độ cao.
Số phát biểu đúng là
Hiđrocacbon X mạch hở, thuộc dãy đồng đẳng của axetilen. Công thức phân tử có thể có của X là
Cho các polime sau: poliacrilonitrin, polietilen, poli(vinyl clorua), poli(etylen-terephtalat), polibutađien. Số polime được dùng để sản xuất tơ là
Cho m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu với tỉ lệ mol tương ứng 1:1 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
Cho các kim loại sau: Na, K, Ba, Fe, Be, Ca. Số kim loại kiềm tác dụng với nước ở điều kiện thường là
Cho m gam hỗn hợp gồm BaO và Ba vào bình đựng 150 gam dung dịch H2SO4 x% (dùng dư 20% so với dung dịch lượng phản ứng). Kết thúc phản ứng, thu được 2,24 lít H2 (đktc) đồng thời khối lượng dung dịch giảm 16,2 gam. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?
Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe (tỉ lệ mol tương ứng 4 : 3) tác dụng với dung dịch chứa FeCl3 0,6M và CuCl2 0,1M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chứa hai muối và m gam rắn Z. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào Y, thu được 136,4 gam kết tủa. Cho m gam rắn Z vào dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
Quá trình làm đậu phụ được tiến hành như sau:
+ Xay đậu tương cùng với nước lọc và lọc bỏ bã được “nước đậu”
+ Đun nước đậu “đến sôi” và chế thêm nước chua được “óc đậu”.
+ Cho “óc đậu” vào khuôn và ép, được đậu phụ.
Mục đích chính khi cho thêm nước chua vào “nước đậu”:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm ba este đơn chức X, Y, Z (trong đó X và Y mạch hở, MX < MY; Z chứa vòng benzen) cần vừa đủ 2,22 mol O2; thu được 20,16 gam H2O. Mặt khác m gam E tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịch NaOH 9,2%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được (m + 5,68) gam muối khan và hỗn hợp T chứa hai ancol có số nguyên tử cacbon liên tiếp nhau. Tỉ khối của T so với He bằng 9,4. Biết ba este đều không tham gia phản ứng tráng bạc. Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 aM, khối lượng kết tủa tạo ra phụ thuộc vào thể tích khí CO2 (đktc) được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của V1 là
X là một peptit mạch hở được tạo bởi các aminoaxit no có công thức phân tử C13H24NxO6. Thực hiện các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol các chất):
(X) + 4NaOH → (X1) + H2NCH2COONa + (X2) + 2H2O
(X1) + 3HCl → C5H10NO4Cl + 2NaCl
Nhận định nào sau đây đúng?