Tuyển tập đề thi thử THPTQG môn Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 1)
-
13509 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ngâm đinh sắt vào 1 trong 4 dung dịch sau: NaCl, FeCl3, H2SO4, Cu(NO3)2. Hỏi trường hợp nào sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa?
Đáp án B
Cu(NO3)2
Câu 2:
Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch
Đáp án C.
BaCl2
Câu 3:
Đường thốt nốt là loại đường có hương vị thơm ngon đặc biệt, có thể ăn tươi hoặc nấu ăn, và được làm từ hoa của cây thốt nốt. Tên hóa học của loại đường này là đường
Đáp án B.
Saccarozo
Câu 4:
Cho dãy các dung dịch: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là
Đáp án C.
glucozơ, fructozơ, saccarozơ, glixerol
Câu 6:
Đá khô hay còn gọi là nước đá khô, đá khói, băng khô hay băng khói. Đá khô thường được dùng để bảo quản loại thực phẩm dễ hỏng, bảo quản chế phẩm sinh học, hoặc dùng làm sương mù trong các hiệu ứng đặc biệt. Vậy đá khô là dạng rắn của chất nào sau đây?
Đáp án D.
CO2
Câu 7:
Lên men hoàn toàn a gam glucozơ, thu được C2H5OH và CO2. Hấp thụ hết CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 30 gam kết tủa. Giá trị của a là
Đáp án D.
Định hướng tư duy giải
a = 0,3 : 2.180 =27,0 gam
Câu 12:
Cho 19,4 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
Đáp án D
Định hướng tư duy giải
m = 19,4 – 0,2.65 =6,4 gam
Câu 13:
Sục 0,15 mol khí CO2 vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi kết thúc phản ứng, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
Đáp án B.
Định hướng tư duy giải
m = 0,15.197 =29,55 gam
Câu 15:
Cho các phát biểu sau:
(a) Nhỏ dung dịch I2 vào dung dịch hồ tinh bột, thấy dung dịch thu được xuất hiện màu xanh tím
(b) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin
(c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng
(d) Anilin (C6H5NH2) tan tốt trong nước tạo dung dịch có môi trường bazo
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
Đáp án C
Các phát biểu đúng là:
(a) Nhỏ dung dịch I2 vào dung dịch hồ tinh bột, thấy dung dịch thu được xuất hiện màu xanh tím
(b) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin
Câu 17:
Để chứng minh Glucozo có tính oxi hóa cần cho Glucozo tác dụng với các chất nào sau đây?
Đáp án D.
H2 (xt Ni, t0)
Câu 18:
Phản ứng của Fe với O2 như hình vẽ.
Cho các phát biểu sau đây:
(a) Vai trò của mẩu than để làm mồi cung cấp nhiệt cho phản ứng
(b) Phản ứng tỏa nhiều nhiệt làm đầu dây sắt nóng chảy có thể thành cục trên
(c) Vai trò của lớp nước ở đáy bình là để tránh vỡ bình
(d) Phản ứng cháy sáng, có các tia lửa bắn ra từ dây sắt
Số phát biểu sai là
Đáp án B
Câu 19:
Phản ứng nào dưới đây có phương trình ion rút gọn là:
Đáp án D.
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
Câu 20:
Cách nào sau đây không điều chế được NaOH?
Đáp án C.
Cho dung dịch KOH tác dụng với dung dịch Na2CO3
Câu 22:
Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 15 gam H2NCH2COOH cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là vừa đủ V ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là
Đáp án B
Định hướng tư duy giải
V = 15/75 :2 = 0,1
Câu 23:
Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
Đáp án B.
Fe
Câu 24:
Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt (III)?
Đáp án C.
Dung dịch HNO3 (loãng, dư)
Câu 25:
Có bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây mà khi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn mới có khối lượng nhỏ hơn chất rắn ban đầu: NaHCO3, NaNO3, NH4Cl, I2, K2CO3, Fe, Fe(OH)2 và FeS2?
Đáp án A
NaHCO3, NaNO3, Fe(OH)2 và FeS2
Câu 26:
Thực hiện các thí nghiệm sau
(1) Cho Si vào dung dịch NaOH (dư)
(2) Điện phân dung dịch NaCl dư bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp
(3) Cho khí H2S vào dung dịch chứa FeCl3
(4) Dẫn luồng khí H2 qua ống sứ chứa CuO nung nóng
(5) Cho bột Ni vào dung dịch FeCl3 dư
Số thí nghiệm thu được đơn chất là
Đáp án D
(1) Cho Si vào dung dịch NaOH (dư)
(2) Điện phân dung dịch NaCl dư bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp
(3) Cho khí H2S vào dung dịch chứa FeCl3
(4) Dẫn luồng khí H2 qua ống sứ chứa CuO nung nóng
Câu 27:
Cho hỗn hợp gồm Na, K, Ba và Al vào lượng nước dư, thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc); đồng thời thu được dung dịch X và rắn không tan Y. Sục khí CO2 dư vào X, thu được 12,48 gam kết tủa. Giá trị của V là
Đáp án A
Định hướng tư duy giải
n¯ = 0,16 ®nOH- = 0,64 ®nH2 = 0,32 ®V=7,168
Câu 28:
Cho các phát biểu sau:
(1) Nguyên nhân ngộ độc khi sưởi ấm bằng than trong phòng kín chủ yếu do khí CO2
(2) Trong các mặt nạ chống độc người ta thường cho bột than hoạt tính
(3) Urê là loại phân đạm tốt nhất có công thức là (NH2)2CO
(4) Thuốc nổ đen (người Trung Quốc tìm ra) là hỗn hợp: KNO3 + S + C
(5) Tinh thể Al2O3 có lẫn tạp chất Fe2+, Fe3+ và Ti4+ ta có đá saphia dùng làm đồ trang sức
Số phát biểu đúng là
Đáp án D
(2) Trong các mặt nạ chống độc người ta thường cho bột than hoạt tính
(3) Urê là loại phân đạm tốt nhất có công thức là (NH2)2CO
(4) Thuốc nổ đen (người Trung Quốc tìm ra) là hỗn hợp: KNO3 + S + C
(5) Tinh thể Al2O3 có lẫn tạp chất Fe2+, Fe3+ và Ti4+ ta có đá saphia dùng làm đồ trang sức
Câu 30:
Cho các phát biểu sau:
(1) Khi đun nóng NH2‒CH2‒CH2‒COOH có xúc tác thích hợp thì thu được hỗn hợp các peptit
(2) Tristearin có công thức phân tử là C17H35COOH
(3) Sobitol là hợp chất hữu cơ tạp chức
(4) Tơ hóa học gồm tơ nhân tạo và tơ tổng hợp
(5) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH
Số phát biểu đúng là
Đáp án D
(4) Tơ hóa học gồm tơ nhân tạo và tơ tổng hợp
(5) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH
Câu 31:
Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4 20% và ống thứ hai 1 ml dung dịch NaOH 30% dư. Sau đó lắc đều cả 2 ống nghiệm, lắp ống sinh hàn đồng thời đun cách thuỷ trong khoảng 5 phút. Hiện tượng trong 2 ống nghiệm là
Đáp án A.
Chất lỏng trong ống thứ hai trở thành đồng nhất
Câu 33:
Cho chuỗi phản ứng: C2H6O → X → Y Z.
Công thức cấu tạo của X, Z lần lượt là
Đáp án C.
CH3CHO, CH3COOCH3