Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 1 alen trội A hoặc B thì quy định hoa vàng; kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Gen A và B có tác động gây chết ở giai đoạn phôi khi trạng thái đồng hợp tử trội AABB. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong loài này có tối đa 4 loại kiểu gen về kiểu hình hoa vàng.
II. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ thu được các cây F1 có tỉ lệ kiểu hình 8:6:1.
III. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn với cây hoa trắng thì sẽ thu được F1 có 25% số cây hoa đỏ.
IV. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được cây thuần chủng với xác suất 1/3.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án D
Quy ước gen: AaB- quy định hoa đỏ; Aabb hoặc aaB- quy định hoa vàng; aabb quy định hoa trắng. I đúng. Vì cây hoa vàng có kí hiệu aaB- hoặc A-bb nên có số kiểu gen = 2+2 = 4.
II đúng. Vì AaBb × AaBb thì ở đời con có:
- Kiểu hình hoa đỏ có tỉ lệ =
- Kiểu hình hoa trắng có tỉ lệ =
→ Kiểu hình hoa vàng có tỉ lệ = → Tỉ lệ kiểu hình là 8:6:1.
(Giải thích: Vì AABB bị chết ở giai đoạn phôi cho nên phải trừ 1/16).
III đúng. Vì AaBb × aabb thì sẽ cho đời con có số cây hoa đỏ (AaBb) chiếm tỉ lệ 25%.
IV đúng. Vì AaBb × AaBb thì ở đời con có kiểu hình hoa vàng (A-bb + aaB-) có tỉ lệ = 6/15. Trong số các cây hoa vàng thì có 2 kiểu gen thuần chủng (AAbb và aaBB) có tỉ lệ = 2/15.
→ Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được số cây thuần chủng = .
Ở các loài sinh sản vô tính, bộ NST của loài được duy trì ổn định nhờ cơ chế nào sau đây?
Trong quá trình tiêu hóa ở cừu, thức ăn sau khi được đưa đến dạ lá sách thì sẽ di chuyển theo con đường nào sau đây?
Một quần thể tự thụ phấn, thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen: 0,1AABb : 0,4AaBb : 0,2Aabb : 0,2aaBb : 0,1aabb. Biết rằng hai cặp gen Aa và Bb tương tác bổ sung, trong đó A và B quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 1 alen trội A hoặc B thì quy định hoa vàng, kiểu gen aabb quy định hoa trắng; Quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1, cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 22,5%.
II. Ở F2, cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 7/32.
III. Ở F3, lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa đỏ, xác suất thu được cây thuần chủng là 77/117.
IV. Ở F4, cây hoa vàng chiếm tỉ lệ 587/1280.
Một phân tử ADN, trên mạch 1 có tỉ lệ = 2/3. Số nucleotit loại A của ADN này chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Trong hệ dẫn truyền tim, xung được lan truyền theo chiều nào sau đây?
Một loài có 2n = 40, tế bào sinh dưỡng của một thể đột biến có 100 nhiễm sắc thể và gồm 20 nhóm, mỗi nhóm có 5 nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đây là đột biến thể ngũ bội.
II. Thể đột biến này có thể sẽ trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản vô tính.
III. Nếu thể đột biến này tạo quả thì quả sẽ có ít hạt hơn so với quả của dạng lưỡng bội.
IV. Thể đột biến này thường có kích thước cơ thể to hơn dạng lưỡng bội.
V. Thể đột biến này có thể được phát sinh do đột biến đa bội từ hợp tử F1.
Nước và ion khoáng được di chuyển từ rễ lên lá nhờ hệ mạch nào sau đây?
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây đúng?
Khi nói về đặc điểm di truyền của gen ngoài nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Khi nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
Xét một lưới thức ăn được mô tả như hình bên.
Giả sử nếu loài B bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi hệ sinh thái. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hệ sinh thái chỉ còn lại 5 loài.
II. Loài A có thể sẽ tăng số lượng vì nguồn dinh dưỡng dồi dào.
III. Loài E không bị ảnh hưởng do không liên quan đến B.
IV. Loài D sẽ tăng số lượng.
Một cơ thể khi giảm phân bình thường đã tạo ra giao tử chiếm tỉ lệ 26%. Kiểu gen và tần số hoán vị gen lần lượt là:
Khi nói về đột biến gen ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một đột biến gen lặn gây chết thường không thể bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.
II. Đột biến gen ở tế bào xôma thường biểu hiện ở một phần của cơ thể tạo nên thể khảm và không di truyền được qua sinh sản vô tính.
III. Đột biến gen trội xảy ra ở giao tử cần phải trải qua ít nhất hai thế hệ để tạo ra kiểu gen đồng hợp thì mới có thể biễu hiện ra kiểu hình.
IV. Sự biểu hiện của đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ và liều lượng của từng loại tác nhân và đặc điểm cấu trúc của gen.