IMG-LOGO

20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề sô 1)

  • 12653 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chu trình Crep diễn ra trong

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 2:

Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất của cây trồng?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 3:

Vai trò điều tiết của hoocmôn do tuyến tuỵ tiết ra là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 4:

Vì sao nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào?. 

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 5:

Diễn biến của hệ tuần hoàn đơn ở cá diễn ra theo trật tự nào?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 6:

Nội dung nào sau đây sai?

(1). Ở chim ăn hạt và gia cầm, sự biến đổi cơ học của thức ăn không có ý nghĩa gì về tiêu hoá.

(2). Tại dạ dày của chim ăn hạt và gia cầm vẫn xảy ra sự biến đổi hoá học thức ăn

(3). Quá trình tiêu hoá xảy ra ở dạ dày (mề) quan trọng hơn so với ruột non

(4). Dạ dày cơ biến đổi cơ học, còn dạ dày tuyến có vai trò biến đổi hoá học về thức ăn của chim ăn hạt và gia cầm.

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu sai là 1,3

(1) Sai vì biến đổi cơ học giúp thức ăn nhỏ hơn, tiếp xúc với men tiêu hóa nhiều → tiêu hóa tốt hơn.

(3) sai vì quá trình tiêu hóa ở mề chủ yếu về mặt cơ học chưa giúp phân giải chất đinh dưỡng tới mức nhỏ để hấp thụ được, còn ở ruột non, các chất được tiêu hóa triệt để và được hấp thụ


Câu 7:

Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là:

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 8:

Vì sao cây không sử dụng được nitơ không khí?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 9:

Bón phân quá liều thì cây bị héo và chết do:

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 11:

Khi nói về xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

- Kết quả của diễn thế nguyên sinh sẽ dẫn tới hình thành nên quần xã đỉnh cực, vì vậy càng về sau thì:

+ Tính đa dạng của loài tăng.

+ Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn.

+ Các loài có ổ sinh thái hẹp sẽ thay thế dần các loài có ổ sinh thái rộng.

+ Tổng sản lượng của sinh vật được tăng lên.


Câu 12:

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

- Chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen từ nhóm liên kết này sang nhóm liên kết khác → làm thay thành phần gen của nhiễm sắc thể và có thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể


Câu 13:

Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là

Xem đáp án

Đáp án C

- Để thực hiện được dịch mã thì cần có mã mở đầu 5’AUG3’ nên khi phân tử mARN nhân tạo chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là G, A,


Câu 14:

Ở một cá thể ruồi giấm cái, xét 2 tế bào sinh dục có kiểu gen là: Tế bào thứ nhất: ABabdddd ; tế bào thứ hai: ABaBDd. Khi cả 2 tế bào cùng giảm phân bình thường, trên thực tế

Xem đáp án

Đáp án D

- Vì 1 tế bào sinh trứng khi giảm phân chỉ cho 1 trứng:

+ Tế bào trứng thứ nhất giảm phân cho 1 trứng.

+ Tế bào trứng thứ hai giảm phân cho 1 trứng


Câu 15:

Kỹ thuật chuyển gen áp dụng ở thực vật nhằm

Xem đáp án

Đáp án C

Kỹ thuật chuyển gen giúp đưa 1 hoặc 1 số gen của loài này vào loài khác nên có khả năng tạo ra các giống cây trồng mang một số đặc tính mới có lợi


Câu 16:

Sau khi phá rừng trồng lúa bà con nông dân có thể trồng lúa một hai vụ mà không phải bón phân. Tuy nhiên, sau đó nếu không bón phân thì năng suất lúa giảm đáng kể. Giải thích nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

- Trong rừng tự nhiên, các chất dinh dưỡng khoáng trong đất được cây sử dụng và được luân chuyển trở lại cho đất thông qua các phần rơi rụng, chất thải, xác sinh vật ... theo chu trình sinh địa hóa.

- Sau khi phá rừng trồng lúa, các chất dinh dưỡng khoáng sau khi được lúa sử dụng đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người chuyển đi nơi khác làm cho đất trở lên nghèo dinh dưỡng.


Câu 19:

Sơ đồ bên mô tả một số giai đoạn của chu trình cacbon trong tự nhiên.Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Quá trình a bao gồm chủ yếu là quá trình quang hợp.

(2) Nhóm A chỉ bao gồm các loài thực vật.

(3) Sinh vật thuộc nhóm A bị suy giảm là một trong những nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính.

(4) Các quá trình b, c, d , e đều là quá trình hô hấp của các sinh vật.

Xem đáp án

Đáp án B

(1) đúng, quá trình a bao gồm chủ yếu là quá trình quang hợp (ngoài ra còn có quá trình quang tự dưỡng của các VSV).

(2) sai, nhóm A bao gồm các loài thực vật và một số loài vi sinh vật tự dưỡng.

(3) đúng, sinh vật thuộc nhóm A bị suy giảm làm lượng CO2 trong không khí chậm được tái sử dụng nên tăng lên, gây nên hiệu ứng nhà kính.

(4) sai, các quá trình b, d, e là quá trình hô hấp của các sinh vật, c là quá trình đốt cháy.


Câu 20:

Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là không đúng khi nói về các cơ chế di truyền ở vi khuẩn?

(1) Mọi cơ chế di truyền đều diễn ra trong tế bào chất.

(2) Quá trình nhân đôivà phiên mã đều cần có sự tham gia của enzim ARN pôlimeraza.

(3) Mỗi gen tổng hợp ra một ARN luôn có chiều dài đúng bằng chiều dài của vùng mã hóa trên gen.

(4) Quá trình dịch mã có thể bắt đầu ngay khi đầu 5’ của phân tử mARN vừa tách khỏi sợi khuôn.

(5) Các gen trên ADN vùng nhân luôn có số lần phiên mã bằng nhau

Xem đáp án

Đáp án B

(1)đúng vì vi khuẩn không có nhân nên mọi cơ chế di truyền đều diễn ra trong tế bào chất.

(2)đúng vì trong quá trình nhân đôi, ARN polimeraza đóng vai trò xúc tác tổng hợp đoạn mồi, còn trong phiên mã,ARN polimeraza đóng vai trò tháo xoắn và lắp ráp các nucleotit tạo ra phân tử ARN.

(3)sai,trong hiện tượng operon, một số gen có thể cùng tổng hợp ra một ARN chung cho các gen này.

(4)đúng,ở sinh vật nhân sơ, quá trình dịch mã có thể bắt đầu ngay khi đầu 5’ của phân tử mARN vừa tách khỏi sợi khuôn.

(5) sai, các gen trên ADN vùng nhân vẫn có thể có số lần phiên mã khác nhau khi chúng thuộc về các operon khác nhau


Câu 21:

Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính của người, cho các kết luận sau:

(1) Chỉ có tế bào sinh dục mới có nhiễm sắc thể giới tính.

(2) Trên nhiễm sắc thể giới tính chỉ có các gen quy định giới tính của cơ thể.

(3) Gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể Y thường tồn tại theo cặp alen.

(4) Ở giới XY, gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X không tồn tại theo cặp alen.

(5) Gen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y luôn tồn tại theo cặp alen.

(6) Đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có ít gen hơn đoạn không tương đồng của NST giới tính Y.

Số kết luận đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Sai:Các tế bào sinh dưỡng cũng chứa đầy đủ bộ NST 2n = 46 → NST giới tính có ở cả tế bào sinh dục và tế bào sinh dưỡng.

(2) Sai: Trên NST giới tính mang gen quy định giới tính, ngoài ra còn mang gen quy định các tính trạng thường khác.

(3) Sai: Gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể Y không tồn tại theo cặp alen.

(4) Đúng: Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X chỉ tồn tại theo cặp alen trên cơ thể XX.

(5) Đúng: Gen nằm trên đoạn tương đồng của NST X và Y luôn tồn tại theo cặp alen ở cả cơ thể XX và XY.

(6) Sai: Trên đoạn không tương đồng của NST X nhiều gen hơn trên đoạn không tương đồng của NST Y.


Câu 23:

Ở ruồi giấm cái, noãn bào nằm giữa các tế bào nang trứng có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, prôtêin và mARN thiết yếu cho sự phát triển của phôi. Ở một trong các gen mà mARN của chúng được vận chuyển đến noãn bào có một đột biến X làm cho phôi bị biến dạng và mất khả năng sống sót. Có 4 phát biểu dưới đây:

(1) Nếu đột biến là trội, các con ruồi cái ở đời con của ruồi bố có kiểu gen dị hợp tử và ruồi mẹ có kiểu gen đồng hợp lặn sẽ sống sót.

(2) Nếu đột biến là trội, các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử về đột biến X không thể sống sót đến giai đoạn trưởng thành.

(3) Nếu đột biến là lặn, chỉ các phôi ruồi cái của ruồi mẹ dị hợp tử về đột biến X mới bị biến dạng.

(4) Nếu đột biến là lặn và tiến hành lai hai cá thể dị hợp tử về đột biến X để thu F1, sẽ có khoảng 1/6 số cá thể ở F2 đồng hợp tử về gen X.

Các phát biểu đúng là

Xem đáp án

: Đáp án D

- Với giả thuyết của đề, ta thấy phôi sống hay chết phụ thuộc vào kiểu gen của ruồi mẹ.

(1) Đúng: Đột biến là trội, ruồi mẹ hoang dại kiểu gen là aa, khi đó tất cả các phôi đời sau đều sống kể cả phôi đực hay cái.

(2) Đúng: Đột biến là trội, để tạo được phôi đồng hợp tử AA thì mẹ phải có alen A, khi đó tất cả các phôi đều bị chết.

(3) Sai: Đột biến là lặn, ruồi mẹ dị hợp tử có kiểu gen Aa, khi đó tất cả các phôi đều sống bình thường.

(4) Đúng: Đột biến là lặn, lai Aa x Aa thu được F1 tất cả đều sống. Lúc này ruồi đực F1 là: 1/4AA:2/4Aa:1/4aa, ruồi cái F1 chỉ có 2 kiểu gen sinh sản bình thường là: 1/3AA:2/3Aa (do aa không thể tạo ra phôi sống), khi đó KG aa ở đời F2 = 1/2.1/3 = 1/6. 


Câu 26:

Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng; nếu trong kiểu gen có chứa alen A thì màu sắc hoa không được biểu hiện (hoa trắng), alen lặn a không có khả năng này. Alen D quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định thân thấp. Cặp alen B, b nằm trên NST số 1, cặp alen A, a và D, d cùng nằm trên NST số 2. Cho một cây hoa trắng, thân cao giao phấn với một cây có kiểu gen khác nhưng có cùng kiểu hình, đời con thu được 6 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa vàng, thân thấp chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng nếu có hoán vị gen ở cả hai giới thì tần số hoán vị của hai giới bằng nhau. Tần số hoán vị gen có thể là: 

(1) 20%.          (2) 40%.               (3) 16%.          (4) 32%.           (5) 8%.

Phương án đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

- Màu hoa có 3 loại KH: đỏ, vàng, trắng → Quy ước: A- B = A-bb: trắng; aaB- đỏ; aabb vàng.

- Chiều cao có 2 loại KH: cao, thấp → D:  cao >> d: thấp.

- P: (A-B- + A-bb)D-  x  (A-B- + A-bb)D-  <=> (A-D-)(B- + bb)  x  (A-D-)(B- + bb).

- Để F1 cho đủ 6 loại kiểu hình thì P phải: (A-D-) x (A-D-) và Bb x Bb hoặc Bb x bb.

- Vì F1 xuất hiện (aadd)bb → P: Aa,Dd  x  Aa,Dd.

* Trường hợp 1: P: Bb x Bb → F1 cho bb = 1/4.

F1: (aa,dd)bb = 0,01 → aa,dd = 0,04 = 0,4 x 0,1 = 0,2 x 0,2 = 0,5 x 0,08.

+ Nếu 0,4ad x 0,1ad → P: (AD/ad)Bb (f = 0,2)  x  (Ad/aD)Bb (f = 0,2).

→ Tần số hoán vị gen bằng 20%.

+ Nếu 0,2ad x 0,2ad → P: (Ad/aD)Bb (f = 0,4) x (Ad/aD)Bb (f = 0,4) → loại vì có kiểu gen giống nhau.

+ Nếu 0,5ad x 0,08ad → P: (AD/ad)Bb (f = 0)  x (Ad/aD)Bb (f = 0,16).

→ Tần số hoán vị gen bằng 16%.

(vì đề cho nếu có HVG ở cả 2 giới thì tần số hoán vị của cả 2 giới bằng nhau → trường hợp HVG ở 1 giới vẫn phù hợp với yêu cầu của đề).

* Trường hợp 2: P: Bb x bb → F1: bb = 50% → (aa,dd) = 1% : 0,5 = 2% = 0,5 x 0,04.

→ P: [AD/ad (f = 0) x Ad/aD (f = 0,08)][Bb x bb].

→ Tần số hoán vị gen bằng 8%.

=> (1), (3), (5) đúng


Câu 27:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 cặp gen qui định. Cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng F1 thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ ở đời F1 lai với cây hoa trắng P thu được Fa. Cho các cây Fa tạp giao với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng: 43,75% cây hoa đỏ. Tính xác suất để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng chiếm 6,25%.

Xem đáp án

Đáp án C

Quy ước A:Đỏ>a:trắng

→ P:AA x aa →F1: Aa, lấy F1 lai hoa trắng P: Aa x aa → Fa: 1/2Aa : 1/2aa

→ Cho Fa tạp giao → (1/2Aa : 1/2aa) x (1/2Aa : 1/2aa)

→ F2:1/16 AA,6/16 Aa,9/16 aa

→ Như vậy trong tổng số hoa đỏ: AA= 1/7;Aa= 6/7

→ Để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng (6,25%).

→ 6.25% =1/4 x 1/4. Vậy theo đề bài ta phải chọn được 1 cây Aa và 3 cây AA = 173x67xC41=242401


Câu 28:

Trong quá trình giảm phân của ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDEde đều xảy ra hoán vị thì trường hợp nào sau đây không xảy ra?

Xem đáp án

Đáp án B

- Phương án A xảy ra, TH này xảy ra nếu có 2 trong 3 tb cùng cách phân li và hoán vị.

- Phương án B không xảy ra, TH này xảy ra nếu có 3 trong 4 tb cùng cách phân li và hoán vị nên KHÔNG PHÙ HỢP.

- Phương án C xảy ra, TH này xảy ra nếu cả 3 tb cùng cách phân li và hoán vị.

- Phương án D xảy ra, TH này xảy ra nếu có 3 tb đều khác cách phân li và hoán vị.


Câu 30:

Cho lai giữa hai ruồi giấm có kiểu gen như sau:ABabDEdEHhXmY x ABabDEdEHhXMXm thu được F1. Tính theo lý thuyết, ở đời F1 có tối đa bao nhiêu kiểu gen?

Xem đáp án

Đáp án C

* Chú ý: Ruồi giấm đực không xảy ra hoán vị

Xét từng cặp:

Cặp (1): AB//ab x AB//aB có 4 kiểu gen (do ruồi giấm đực không hoán vị): AB//AB; AB//aB; AB//ab; aB//ab

Cặp (2): De//dE  x   De//de có 4 kiểu gen (do ruồi giấm đực không hoán vị): De//De; De//de; dE//De; dE//de

Cặp (3): Hh x Hh có 3 kiểu gen (HH;Hh;hh)

Cặp (4) XmY x  XMXm     có 4 kiểu gen (XMXm; XmXm; XMY; XmY)

Vậy ở F1 có tối đa: 4x4x4x3=192 kiểu gen.


Câu 31:

Ở một loài thực vật, hai cặp alen A, a và B, b tương tác bổ trợ với nhau quy định hình dạng quả theo tỷ lệ: 9 dẹt: 6 tròn: 1 dài; alen D quy định màu đỏ trội hoàn toàn so với d quy định màu trắng. Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau. Có bao nhiêu phép lai cho tỷ lệ cây hoa đỏ, quả dẹt là 56,25%?

Xem đáp án

Đáp án D

9/16 A-B-D- được phân tích thành 2 TH:

+ TH1: 9/16 A-B- x 1D-

Hai cặp đầu là AaBb x AaBb và cặp sau là DDx DD or DDxDd or DD x dd, vậy có 3 phép lai.

+ TH2: 3/4 A-B- x 3/4D-

Hai cặp đầu được phân tích thành 2 TH: 3/4A-x1B- hoặc 1A-x3/4B- (tính 1TH rồi nhân 2) 

3/4A chỉ có phép lai Aa x Aa, cặp sau 1B- có 3 TH là BBxBB or BBxBb or BBxbb.

Cặp sau D- chỉ có 1 TH là DdxDd. Như vậy có 3x2 = 6 phép lai.

Tổng các phép lai là 3 + 6=9.


Câu 32:

Có 5 tế bào (2n) của một loài cùng tiến hành nguyên phân 6 lần. Ở kỳ giữa của lần nguyên phân thứ 4 có 2 tế bào không hình thành được thoi vô sắc. Ở các tế bào khác và trong những lần nguyên phân khác, thoi vô sắc vẫn hình thành bình thường. Sau khi kết thúc 6 lần nguyên phân đó, tỉ lệ tế bào bị đột biến trong tổng số tế bào được tạo ra là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

Do đột biến chỉ xảy ra trong lần nguyên phân thứ 4 nên 3 lần nguyên phân đầu tiên diễn ra bình thường

→ 5 TB sau 3 lần nguyên phân tạo ra 5 x 23 = 40 TB bình thường

+ Ở lần nguyên phân thứ 4 có 2 TB không hình thành thoi vô sắc nên kết thúc lần nguyên phân này hình thành nên 2 TB bị đột biến(4n).

+ 38 TB khác nguyên phân bình thường nên kết thúc lần nguyên phân thứ 4 tạo ra 38 x 2 = 76 TB bình thường.

Hai lần nguyên phân cuối cùng diễn ra bình thường nên :

+ 2 TB bị đột biến sau 2 lần nguyên phân tạo ra 2x\2^2\) = 8 TB bị đột biến

+ 76 TB bình thường sau 2 lần NP tạo ra 76x22 = 304 TB bình thường

Như vậy kết thúc 6 lần nguyên phân tạo ra 8+304 = 312 TB trong đó TB bị đột biến chiếm tỉ lệ là 8/312 = 1/39


Câu 33:

Cho một số phát biểu sau về các gen trong operon Lac ở E. Coli (Xem mô hình hoạt động của operon Lac)

(1) Mỗi gen mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit khác nhau. 

(2) Mỗi gen đều có một vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc.

(3) Các gen đều có số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau.

(4) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra trong tế bào chất.

(5) Mỗi gen đều tạo ra 1 phân tử mARN riêng biệt.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

(1) đúng vì 3 gen mã hóa cho 3 chuỗi pôlipeptit khác nhau.

(2) sai vì 3 gen có chung 1 vùng điều hòa, gồm vùng P và vùng O.

(3) đúng vì các gen này đều trên cùng 1 phân tử ADN vùng nhân nên có số lần nhân đôi bằng nhau, cùng trong 1 operon nên luôn được phiên mã đồng thời.

(4) đúng vì SV nhân sơ không có màng nhân nên mọi hoạt động di truyền đều diễn ra trong tế bào chất.

(5) sai vì 3 gen khi được phiên mã chỉ tạo ra 1 phân tử mARN chung.


Câu 34:

Các quần thể tự thụ phấn lâu đời trong tự nhiên nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì thường có đặc điểm:

(1) Có tần số alen không thay đổi qua các thế hệ,

(2) Phân hóa thành những dòng thuần khác nhau,

(3) Không chứa các gen lặn có hại.

Phương án đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương án đúng là 1, 2

Vì không có các nhân tố tiến hóa tác động nên quần thể sẽ phân hóa thành các dòng thuần và có tần số alen không thay đổi

Các alen lặn có hại đều sẽ được biểu hiện ra kiểu hình nhưng không bị đào thải khỏi quần thể


Câu 36:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

- Phương án A đúng, hiện tượng bazơ hiếm có thể gây phát sinh đột biến.

- Phương án B sai, đột biến gen chỉ tạo được alen mới chứ không thay đổi vị trí của gen nên không tạo được lôcut gen mới.

- Phương án C đúng, có thể truyền được nếu chỉ gây chết ở trạng thái đồng hợp trội và nếu chỉ gây chết ở giai đoạn sau sinh sản.

- Phương án D đúng, đột biến giao tử không biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị đột biến.


Câu 37:

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc trưng về thành phần loài của quần xã?

Xem đáp án

Đáp án B

- Các phương án A, C, D đều đúng.

- Loài ưu thế có ảnh hưởng lớn đến các loài khác chứ không có vai trò khống chế sự phát triển của các loài khác. Vai trò khống chế là của các sinh vật đứng ở đỉnh tháp dinh dưỡng, sinh vật dinh dưỡng bậc cao nhất (được gọi là loài chủ chốt).


Câu 38:

Phát biểu nào sau đây về các bệnh, tật di truyền là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương án A đúng, ví dụ như bệnh ung thư.

Phương án B đúng, nếu các bệnh, tật di truyền này gây mất khả năng sinh sản hoặc xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.

Phương án D đúng.

Phương án C sai, sự biểu hiện của các bệnh, tật di truyền có thể phụ thuộc vào môi trường ví dụ như hiện tượng bệnh pheniketon niệu. Mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào chế độ ăn có chứa nhiều pheninalanin hay không.


Câu 39:

Hệ sinh thái nào sau đây có mức độ khô hạn cao nhất ở vùng ôn đới?

Xem đáp án

Đáp án B

- Trong 4 hệ sinh thái trên có 2 hệ sinh thái ở vùng ôn đới là Thảo nguyên và rừng Địa Trung Hải, trong đó hệ sinh thái có mức độ khô hạn nhất là rừng Địa Trung Hải.

- Hoang mạc, savan đều chỉ có ở vùng nhiệt đới


Câu 40:

Phát biểu sau đây về quá trình phiên mã là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

- Các phương án B, C, D đều đúng.

- Phương án A sai vì trong quá trình phiên mã , ARN polimerase vừa có chức năng tháo xoắn, vừa có chức năng tổng hợp mạch ARN theo chiều 5’ – 3’


Bắt đầu thi ngay