Một cơ thể có kiểu gen có khoảng cách giữa A và B là 18cM, giữa B và D là 20cM. Tỉ lệ giao tử ABd là:
A. 7,2%
B. 8,2%
C. 4,1%
D. 0,9%
Đáp án B.
BD = 20 cM
=> Tần số trao đổi chéo giữa B và D là 20%.
Tần số trao đổi chéo kép (trao đổi giữa AB và BD) là:
0,18 x 0,2 = 3,6%
=> Tần số trao đổi chéo đơn giữa B và D là:
20% - 3,6 % = 16,4%
=> Tỉ lệ giao tử ABd là giao tử được tạo ra do trao đổi chéo đơn giữa B và D là:
16,4% : 2 = 8,2% (do trao đổi chéo đơn giữa B và D tạo ra 2 loại giao tử là ABd và abD nên tỉ lệ của 1 loại giao tử phải chia đôi).
Bản đồ gen ở NST số II của ruồi giấm (Drosophila melanogaster) như sau:
Giả sử, alen A quy định chân dài, alen a quy định chân ngắn; alen B quy định cánh dài, alen b quy định cánh cụt.
Khi cho lai ruồi giấm cái thuần chủng chân dài, cánh dài với ruồi đực chân ngắn, cánh cụt thu được F1, tiếp tục cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ ruồi chân dài, cánh cụt ở đời F2 là:
Một phân tử mARN được tổng hợp nhân tạo từ một dung dịch chỉ chứa U và G với số lượng U lớn hơn G. Biết tỉ lệ của nhóm bộ ba có chứa 2 ribônuclêôtit loại này và 1 ribônuclêôtit loại kia là 9/64. Tỉ lệ U và G trong dung dịch là:
Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể số 5 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái đều mang 11 nhiễm sắc thể được tạo ra từ quá trình trên sẽ tạo ra thể đột biến dạng:
Cho P: ♂ AaBb x ♀ AaBB. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử của cơ thể đực có 1 số cặp NST mang Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường. Cơ thể cái có 1 số cặp BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I bình thường. Quá trình giao phối sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu kiểu gen đột biến?
Nếu mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit xảy ra ở codon đầu tiên trong đoạn mã hoá thì:
Ở ong mật, xét 3 gen có số alen lần lượt là 3, 4, 5. Gen 1 và 2 nằm trên cặp NST số 4, gen 3 nằm trên cặp NST số 5. Số kiểu gen tối đa về 3 gen trên trong quần thể là:
Cho lai ruồi giấm đực cánh dài, có lông đuôi với ruồi giấm cái cánh ngắn, không có lông đuôi. F1 thu được 100% ruồi cánh dài, có lông đuôi. Cho các cá thể ruồi F1 giao phối với nhau, kiểu hình F2 phân li theo tỉ lệ 56,25% ruồi cánh dài, có lông đuôi: 18,75% ruồi cánh dài, không có lông đuôi: 18,75% ruồi cánh ngắn, có lông đuôi: 6,25% ruồi cánh ngắn, không có lông đuôi. Biết mỗi tính trạng do một gen quy định; không có hiện tượng đột biến xảy ra; ruồi không có lông đuôi toàn ruồi cái.
1. Tính trạng có lông đuôi do gen trội nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y.
2. Tính trạng có lông đuôi do gen trội nằm trên vùng không tương đồng của NST X không có trên Y.
3. Ở F2, ruồi cái cánh dài, có lông đuôi chiếm tỉ lệ là 37,5%.
4. Ở F2, ruồi cái cánh dài, có lông đuôi chiếm tỉ lệ là 18,75%.
5. Ở F2, ruồi cái cánh ngắn, có lông đuôi chiếm tỉ lệ là 6,25%.
Tổ hợp phương án trả lời đúng là:
Tỉ lệ giao tử BBBB/BBBb/BBbb sinh ra từ cơ thể có kiểu gen BBBBBBbb là:
Ở ruồi giấm, tính trạng cánh cong là do đột biến gen trội (A) nằm trên NST số 2 gây nên. Ruồi đực dị hợp tử về kiểu gen nói trên (Aa) được chiếu tia phóng xạ và cho lai với ruồi cái bình thường (aa). Sau đó người ta cho từng con ruồi đực F1 (Aa) lai với từng ruồi cái bình thường. Kết quả của một trong số phép lai như vậy có tỉ lệ kiểu hình như sau:
- Ruồi đực : 146 con cánh cong; không có cánh bình thường
- Ruồi cái: 143 con cánh bình thường; không có cánh cong.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do:
Đối với vi khuẩn, tốc độ tiến hoá diễn ra một cách nhanh chóng vì
Tế bào của một thai nhi chứa 47 nhiễm sắc thể và quan sát thấy 2 thể Barr. Có thể dự đoán:
Ở cà chua alen A - cây cao trội hoàn toàn so với a - cây thấp; B - quả đỏ là trội hoàn toàn so với b - quả vàng. Người ta cho giao phấn các cây tứ bội AAaaBBbb x AaaaBBbb, quá trình giảm phân bình thường, không có đột biến mới xảy ra, chỉ các giao tử lưỡng bội mới có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu hình cao vàng và thấp đỏ ở F1 lần lượt là:
Vì sao hệ động vật và thực vật ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ có một số loài cơ bản giống nhau nhưng cũng có một số loài đặc trưng?