Cho các mối quan hệ sau:
(1) Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu.
(2) Cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ.
(3) Chim tu hú đẻ trứng mình vào tổ chim khác.
(4) Vi khuẩn lam và nấm sống chung tạo địa y.
(5) Chim sáo đậu trên lưng trâu.
(6) Kiến và cây kiến.
(7) Vi khuẩn lam sống dưới lớp biểu mô của san hô.
Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ cộng sinh?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Quan hệ cộng sinh là kiểu quan hệ mà hai loài chung sống thường xuyên với nhau mang lợi cho nhau. Trong nhiều trường hợp, sống cộng sinh là cách sống bắt buộc, khi rời khỏi nhau cả 2 đều chết.
Xét các mối quan hệ của đề bài:
1. Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu: Đây là mối quan hệ cộng sinh, vi khuẩn nốt sần Rhizobium là loại trực khuẩn hình que, hảo khí, gram âm, không sinh nha bào, có tiên mao nmọc theo kiểu đơn mao hoặc chu mao, có khả năng di động được. Khuẩn lạc có màu đục, nhày, lồi, có kích thước 2 – 6 mm. Tế bào Rhizobium có kích thước 0,5 - 0,9 x 1,2 – 3,2 . Chúng thích ứng ở pH = 6,5 – 7,5, độ ẩm 60 – 70%, nhiệt độ 28 – 30. Vi khuân Rhizobium chứa enzim nitroengaza cố định nito khí trời cho cây họ đậu. Ngược lại, cây họ đậu cung cấp chất hữu cơ cho vi khuẩn nốt sần
Về quan hệ giữa vi khuẩn nốt sần với cây họ đậu đã được nghiên cứu rất nhiều, chúng tạo thành một thể sinh lý hoàn chỉnh, khi tách rời, khả năng đồng hóa nitơ phân tử không còn.
2. Cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ: Đây là mối quan hệ hội sinh chứ không phải cộng sinh. Trong mối quan hệ này cây phong lan chỉ lấy nước, còn không lấy chất dinh dưỡng từ cây thân gỗ và sử dụng cây gỗ như là một giá thể để bám vào, còn cây gỗ không có lợi cũng không có hại.
3. Chim tu hú đẻ trứng mình vào tổ chim khác, sau đó nó vô tình hất trứng của con khác đi, do vậy đây là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm chứ không phải mối quan hệ cộng sinh.
4. Vi khuẩn lam và nấm sống chung tạo địa y: Đây là mối quan hệ cộng sinh.
5. Chim sáo đậu trên lưng trâu: Đây là mối quan hệ hợp tác chứ không phải cộng sinh. Trong mối quan hệ này, cả 2 loài đều có lợi nhưng đây không phải là mối quan hệ bắt buộc. Sáo thường đậu trên lưng trâu, bắt chấy rận để ăn.
6. Kiến ăn lá và cây: Đây là quan hệ cộng sinh.
7. Vi khuẩn lam sống dưới lớp biểu mô của san hô: Đây alf quan hệ cộng sinh, vi khuẩn lam sống dưới lớp biểu mô của san hô, hến biển, giun biển... khi quang hợp, tạo ra nguồn thức ăn bổ sung cho các động vật này.
Vậy có 4 mối quan hệ là quan hệ cộng sinh: 1, 4, 6, 7
Sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng mặt trời thành ATP, NADPH trong quang hợp?
Trong các phát biểu sau về nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Thành phần của nhiễm sắc thể gồm ADN và chủ yếu là prôtêin histon.
(2) Mỗi nuclêôxôm gồm một đoạn ADN có 146 nuclêôtit quấn quanh khối cầu gồm 8 phân tử histon.
(3) Nhiễm sắc thể bị đột biến thường gây hại cho sinh vật.
(4) Lặp đoạn nhiễm sắc thể tạo điều kiện cho đột biến gen xảy ra.
(5) Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
Chọn câu trả lời đúng:
Cơ thể mang kiểu gen AB/ab Dd , mỗi gen qui định một tính trạng lai phân tích có hoán vị gen với tần số 20% thì tỉ lệ kiểu hình ở con lai là:
Một loài sinh vật có số nhóm liên kết bằng 10. Cho các phát biểu sau:
(1) Do đột biến NST, bộ NST có 22 NST nên đây là dạng đột biến thể ba kép.
(2) Do đột biến NST, bộ NST có 19 NST nên đây có thể là dạng đột biến thể một.
(3) Do đột biến NST, bộ NST có 18 NST nên đây có thể là dạng đột biến thể một kép hoặc đột biến thể không.
(4) Do đột biến NST, bộ NST có 30 NST nên đây có thể là dạng đột biến tam bội. Số kết luận đúng là:
Khi thở ra, không khí qua các phần của đường hô hấp theo trật tự:
Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N14 thì một tế bào vi khuẩn E. coli này sau 4 lần phân bào liên tiếp sẽ tạo ra bao mạch ADN mới được tổng hợp ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?
Nhịp tim của thú có khối lượng nhỏ nhanh hơn thú có khối lượng cơ thể lớn vì:
Thành phần nào sau đây không phải là thành phần cấu trúc của lục lạp?
I. Stroma. II. Grana. III. Lizoxom. IV. Tilacoit V. Lưới nội chất
Số phương án đúng là
Quần thể tự phối ban đầu có toàn kiểu gen Aa, sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tồn tại trong quần thể là:
Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen A,a và B,b cùng quy định. Hình dạng quả do một gen có 2 alen quy định, alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả bầu. Cho biết bố mẹ đều thuần chủng khác nhau ba cặp gen tương phản, đời F1 đều xuất hiện cây hoa đỏ, quả tròn. Tiếp tục cho F1 giao phấn, thu được F2 kết quả sau: 738 cây hoa đỏ, quả tròn; 614 cây hoa hồng, quả tròn; 369 cây hoa đỏ, quả bầu; 124 cây hoa hồng, quả bầu; 123 cây hoa trắng, quả tròn. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
(1) Tính trạng màu sắc hoa được di truyền theo quy luật tương tác bổ sung của hai cặp gen không alen.
(2) Gen quy định hình dạng quả phải liên kết không hoàn toàn với một trong hai gen quy định màu sắc hoa.
(3) Có hiện tượng hoán vị gen với tần số 20%.
(4) kiểu gen của F1 có thể là Aa Bd/bD hoặc Bb Ad/aD.
Ở mèo gen quy định màu lông nằm trên NST X .Gen D lông đen ,gen d lông hung, Dd lông tam thể .Quần thể cân bằng có mèo đực lông hung chiếm 20% tổng số mèo đực.Theo lý thuyết phát nào sau đây đúng:
(1) cấu trúc di truyền quần thể là: Giới đực:
(2) Quần thể có 2000 con thì có số mèo tam thể khoảng 320 con.
(3) Số lượng mèo đực lông đen gấp 5 lần mèo cái lông đen. (4) Số lượng mèo đực lông hung bằng số lượng mèo cái lông hung.
Trong cơ thể, hệ nào sau đây có vai trò điều chỉnh hoạt động của các hệ khác?
Trong trường hợp trội không hoàn toàn, khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau 1 cặp tính trạng tương phản sau đó cho F1 tự thụ hoặc giao phấn thì ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính:
Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến.
Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng III.15 và III.16 sinh con không mang gen gây bệnh là