Khi nói về đặc điểm của mã di truyền, kết luận nào sau đây đúng?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
B. Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là cứ 3 nuclêôtit đứng kế tiếp nhau quy định 1 axit amin, trừ bộ ba kết thúc.
C. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một axit amin, trừ AUG và UGG.
D. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định, theo từng bộ ba theo chiều từ 3’ đến 5’ trên mARN.
Đáp án A
Phương pháp giải:
Đặc điểm của mã di truyền (SGK Sinh 12 trang 7)
Mã di truyền là mã bộ ba, có tính phổ biến, tính đặc hiệu và tính thoái hóa.
+ Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định liên tục theo từng cụm 3 nuclêôtit (không gối lên nhau).
+ Mã di truyền mang tính phổ biến:Tất cả sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ vài ngoại lệ).
+ Mã di truyền có tính đặc hiệu, nghĩa là 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin.
+ Mã di truyền mang tính thoái hóa, nghĩa là một loại axit amin được mã hóa bởi 2 hay nhiều bộ ba khác nhau trừ 2 ngoại lệ: AUG mã hóa cho mêtionin ở sinh vật nhân thực và forminmêtionin ở sinh vật nhân sơ; UGG chỉ mã hóa 1 loại axit amin là triptôphan.
Mã di truyền có 1 bộ ba khởi đầu (AUG) và 3 bộ ba kết thúc (UAA, UAG, UGA).
Giải chi tiết:
A đúng.
B sai, mã di truyền mang tính thoái hóa, nghĩa là một loại axit amin được mã hóa bởi 2 hay nhiều bộ ba khác nhau.
C sai, mã di truyền mang tính phổ biến:Tất cả sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ vài ngoại lệ.
D sai, mã di truyền được đọc từ một điểm xác định, theo từng bộ ba theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mARN.
Khi nói về sự nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Trên mỗi phân tử ADN vùng nhân của sinh vật nhân sơ chỉ có 1 điểm khởi đầu nhân đôi.
(2) Enzim ADN polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.
(3) Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN trong nhân tế bào diễn ra ở pha G1 của chu kỳ tế bào.
(4) Enzim ADN pôlimeraza và enzim ligaza đều có khả năng xúc tác hình thành liên kết photphodieste.
(5) Trên hai mạch mới được tổng hợp, một mạch tổng hợp gián đoạn, một mạch tổng hợp liên tục.
Cho các thông tin về cấu trúc nhiễm sắc thể như sau:
(1) Ở sinh vật nhân thực, NST được cấu tạo từ ADN, nên sự nhân đôi của ADN dẫn đến sự nhân đôi của NST.
(2) Ở tế bào nhân thực, cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhân đôi và phân ly của NST
(3) Ở tế bào nhân thực, đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nuclêôxôm.
(4) Phân tử ADN đóng xoắn cực đại vào kì đầu 1 trong quá trình phân bào giảm nhiễm.
(5) Trình tự đầu mút đóng vai trò bảo vệ nhiễm sắc thể và là đồng hồ phân tử báo hiệu sự già hóa của tế bào.
Số kết luận đúng dựa vào hình trên là:
Đặc điểm chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ là:
Ở đậu Hà lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai cho đời con đồng tính một loại tính trạng?
Ở gà, tính trạng màu lông do 2 gen không alen tương tác với nhau quy định. Cho gà trống lông đen giao phối với gà mái lông trắng thu được F1 100% gà lông đen. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình 6 gà trống lông đen: 2 gà trống lông xám: 3 gà mái lông đen: 3 gà mái lông đỏ: 1 gà mái lông xám: 1 gà mái lông trắng. Cho gà lông xám F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau đời con thu được:
Khi nói về ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp, phát biểu sau đây đúng?
Cho các phát biểu sau về đột biến gen; phát biểu nào sau đây chưa chính xác?
Ở 1 loài thực vật, giao phấn cây thân cao với cây thân thấp được F1 có 100% cây thân cao. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 9 cây thân cao: 7 cây thân thấp. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Trong số các cá thể của F2, có thể thuần chủng về kiểu hình thân cao chiếm tỉ lệ 6,25%.
(2) Trong số các cá thể của F2, cá thể thân cao không thuần chủng chiếm tỉ lệ 50%.
(3) Trong số các cá thể của F2, cá thể thân thấp không thuần chủng chiếm tỉ lệ 25%.
(4) Lấy ngẫu nhiên một cá thể thân cao ở F2, xác suất để được cá thể thuần chủng là 1/9.
Cho các phương pháp sau:
(1) Nuôi cấy mô thực vật.
(2) Nhân bản vô tính tự nhiên.
(3) Lai tế bào sinh dưỡng.
(4) Nuôi cấy hạt phấn, noãn chưa thụ tinh.
(5) Cây truyền phôi.
(6) Gây đột biến.
Có bao nhiêu phương pháp nhân nhanh giống trong sản xuất nông nghiệp?
Hai loài ốc có vỏ xoắn ngược chiều nhau, một loài xoắn ngược chiều kim đồng hồ, loài kia xoắn theo chiều kim đồng hồ nên chúng không thể giao phối được với nhau. Đây là hiện tượng:
Trong số các phần biểu dưới đây, số lượng các phát biểu chính xác về các nhân tố tiến hóa tác động lên một quần thể theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại:
(1) Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể có thể thay đổi bởi sự tác động của các yếu tố khác;
(3) Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa;
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa;
(5) Giao phối không ngẫu nhiên có thể cải biến tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo thời gian.
Khi nói về trao đổi nước ở thực vật trên cạn, phát biểu nào sau đây không đúng?
Ở quần đảo Hawai, trên những cánh đồng mía loài cây cảnh (Lantana) phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến năng suất cây mía; Chim sáo chủ yếu ăn quả của cây cảnh, ngoài ra còn ăn thêm sâu hại mía; Để tăng năng suất cây mía người ta nhập một số loài sâu bọ kí sinh trên cây cảnh. Khi cây cảnh bị tiêu diệt năng suất mía vẫn không tăng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do: