Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi P tự thụ phấn liên tiếp qua 2 thế hệ, ở F2 cây thân cao chiếm tỷ lệ 17,5%. Theo lý thuyết trong tổng số cây thân cao ở P, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ:
A. 25%
B. 20%
C.5%
D.12,5%
Đáp án B
- Cấu trúc di truyền của (P): 0,25(XAA + Yaa): 0,75aa.
- Tỷ lệ cây thấn thấp thu được ở F2: 1 - 0,175 = 0,825
- Theo đề bài ta có:
Từ đó: X = 0,25 - 0,2 = 0,05 ⇒ tỷ lệ cây thuần chủng là 0,05/0,25 = 0,2
Cho phép lai P: AB/ab × Ab/aB. Biết các gen liên kết hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AB/aB ở F1 sẽ là:
Ở một loài thực vật, cho lai 2 giống thuần chủng, có các cặp gen tương ứng khác nhau: cây cao, quả dài x cây thấp, quả dẹt. F1 thu được 100% cây cao, quả dẹt. Lấy F1 lai phân tích với cây thân thấp, quả dài. Fa thu được 1 thân thấp, quả dẹt : 1 thân cao, quả tròn : 1 thân thấp, quả tròn : 1 thân cao, quả dài. Cho các phát biểu sau:
1. Tính trạng chiều cao cây thuân theo qui luật tương tác gen
2. Tính trạng hình dạng quả tuân theo quy luật phân li
3. Có 3 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng
4. Tính trạng chiều cao và tính trạng hình dạng quả phân li độc lập
5. Tính trạng chiều cao và tính trạng hình dạng quả liên kết không hoàn toàn.
Số phát biểu đúng là:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Cho cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn (P) tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ: 6 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn : 3 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài : 3 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn : 2 cây thân cao, hoa trắng, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa trắng, quả dài : 1 cây thân thấp, hoa trắng, quả tròn. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây P có kiểu gen Ad/aD Bb
II. F1 có tối đa 21 kiểu gen.
III. Cho cây P lai phân tích thì có thể sẽ thu được đời con có kiểu hình thân cao, hoa trắng, quả dài chiếm tỉ lệ 25%.
IV. Nếu F1 chỉ có 9 kiểu gen thì khi lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F1. Xác suất thu được cây dị hợp về cả 3 cặp gen là 2/3.
Ở đậu Hà Lan, alen A: thân cao, alen a: thân thấp, alen B : hoa đỏ, alen b: hoa trắng, hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Cho giao phấn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ của F1. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa trắng ở F2 là:
Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Thực hiện phép lai P: AAAa × aaaa thu được F1. Tiếp tục cho F1 lai phân tích thu được Fa.
Theo lí thuyết, Fa có tỉ lệ kiểu hình:
Một loài động vật, mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số như nhau. Cho phép lai P: ♂ AB/ab XDXd x ♀ AB/ab XDY tạo ra F1 có kiểu hình mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 49,5%. Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
I. Ở F2 có tối đa 40 loại kiểu gen.
II. Tần số hoán vị gen là 20%.
III. Tỉ lệ kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng trên ở F1 chiếm 30%.
IV. Tỉ lệ cá thể đực mang 3 cặp gen dị hợp ở F1 chiếm 8,5%.
Thực hiện phép lai giữa hai dòng cây thuần chủng: thân cao, lá nguyên với thân thấp lá xẻ; F1 thu được 100% cây thân cao, lá nguyên. Cho cây thân cao, lá nguyên F1 giao phấn với cây thân cao, lá xẻ. Ở F2 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình thân cao, lá xẻ chiếm 30%. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Tỷ lệ cây thân thấp, lá xẻ ở đời F2 là:
Có một số phép lai và kết quả phép lai ở loài hoa loa kèn như sau:
Cây mẹ loa kèn xanh x cây bố loa kèn vàng → F1 toàn loa kèn xanh
Cây mẹ loa kèn vàng x cây bố loa kèn xanh → F1 toàn loa kèn vàng
Sự khác nhau cơ bản giữa hai phép lai dẫn đến kết quả khác nhau:
Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (Loài Brassuca 2n =18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n=18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số lượng NST làm tăng gấp đôi bộ NST tạo thành các thê song nhị bội. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm là sai với thể song nhị bội này:
1. Mang vật chất di truyền của 2 loài ban đầu
2. Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng
3. Có khả năng sinh sản hữu tính
4. Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen
Một loài thực vật lưỡng bội có 5 nhóm gen liên kết. Có 9 thể đột biến số lượng NST được kí hiệu từ (1) đến (9). Bộ NST của mỗi thể đột biến có số lượng như sau:
(1). 22 NST (2). 25 NST (3). 12 NST (4). 15 NST (5). 21 NST
(6). 9 NST (7). 11 NST (8). 35 NST (9). 8 NST
Trong 9 thể đột biến nói trên, có bao nhiêu thể đột biến thuộc loại lệch bội về 1 hoặc 2 cặp NST
Một phân tử glucôzơ bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng hai quá trình này chỉ tạo ra một vài phân tử ATP. Phần mang năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ trong đường phân và chu trình Crep ở đâu?
Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do hai gen, mỗi gen gồm 2 alen( kí hiệu A ,a và B,b) nằm trên hai nhiễm sắc thể khác nhau quy định. Trong đó khi có mặt của cả hai alen trội A và B trong kiểu hình hoa có màu đỏ, khi chỉ có một trong hai alen trội A hoặc B thì hoa có màu hồng, khi không có alen trội nào thì hoa có màu trắng. Những kết luận nào trong số các kết luận dưới đây là đúng về hiện tượng di truyền của tính trạng màu hoa
1. Khi lai hai dòng hoa hồng thuần chủng thu được F1, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì ở đời F2 có thể thu được tỷ lệ phân li kiểu hình là 9:6:1
2. Cho cá thể F1 dị hợp về hai cặp gen lai phân tích thì F2 thu được tỷ lệ phân li kiểu hình là 1 đỏ: 2 hồng : 1 trắng
3. Lấy ngẫu nhiên hai cây hoa đỏ F2 sinh ra từ phép lai AaBb × AaBb lai với nhau thì tỷ lệ xuất hiện cây hoa trắng ở đời con là 1/81
4. Nếu cho cá thể F1 dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn thì tỉ lệ cây hoa hồng thuần chủng ở F2 là: 3/8 Tổ hợp các câu trả lời đúng là:
Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp dựa trên biến dị tổ hợp chỉ áp dụng có hiệu quả với:
Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen tương tác bổ sung, khi lai cây quả dẹt thuần chủng với cây quả dài, thuần chủng thu được F1 toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 9 cây quả dẹt : 6 cây quả tròn : 1 cây quả dài. Trong các phép lai của các cây F2 sau:
1. AaBB x aaBB 2. AABb x aaBb 3. AaBb x Aabb
4. AaBB x Aabb 5. AABb x Aabb 6. AaBb x aaBb
Phép lai thu được tỉ lệ kiểu hình 3 dẹt : 1 tròn là:
Để thu được tổng năng lượng tối đa, trong chăn nuôi người ta thường nuôi những loài nào?