Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 584

Trong giờ thực hành, một bạn học sinh đã mô tả ngắn gọn quan hệ sinh thái giữa các loài trong một vường xoài như sau: Cây xoài là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn quả, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Từ các mô tả này, có bao nhiêu phát biểu sau đây

I. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.

II. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.

III. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là động vật tiêu thụ bậc 2, cũng có thể là động vật tiêu thụ bậc 3.

IV. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn

A. 2.

Đáp án chính xác

B. 1

C. 3

D. 4.

Trả lời:

verified Giải bởi qa.haylamdo.com

Đáp án A

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án A.

Giải thích: Dựa vào mô tả nói trên, chúng ta vẽ được lưới thức ăn:

I đúng. Vì chuỗi thức ăn dài nhất là chuỗi:

Cây → côn trùng cánh cứng → chim sâu → chim ăn thịt cở lớn. (có 4 mắt xích).

II sai. Vì khi đông vật ăn rễ cây giảm số lượng thì rắn và thú ăn thịt sẽ thiếu thức ăn nghiêm trọng, khi đó chúng cạnh tranh gay gắt hơn. Còn chim ăn thịt cở lớn sử dụng nhiều nguồn thức ăn, cho nên thiếu động vật ăn rễ cây thì không ảnh hưởng lớn đến nó.

III đúng. Vì chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.

IV sai. Vì các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng đều sử dụng cây làm thức ăn nhưng có sự phân hóa ổ sinh thái (mỗi loài ăn một bộ phận khác nhau của cây)

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án » 28/08/2021 7,129

Câu 2:

Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

Xem đáp án » 28/08/2021 5,984

Câu 3:

Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?

I. Hệ sinh thái nhân tạo thường có tính phân tầng mạnh mẻ hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

II. Sự phân tầng sẽ góp phần làm giảm cạnh tranh cùng loài nhưng thường dẫn tới làm tăng cạnh tranh khác loài.

III. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng của quần xã là do sự phân bố không đều của nhân tố sinh thái và do sự thích nghi của các loài sinh vật.

IV. Sự phân tầng làm phân hóa ổ sinh thái của các loài

Xem đáp án » 28/08/2021 2,590

Câu 4:

Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian nhất định.

II. Mức sinh sản là số cá thể mới được sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định.

III. Mức sinh sản giảm và mức tử vong tăng là nguyên nhân làm tăng kích thước quần thể sinh vật.

IV. Khi không có di cư, nhập cư thì quần thể tự điều chỉnh số lượng cá thể thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ sinh sản, tử vong

Xem đáp án » 28/08/2021 1,916

Câu 5:

Khi nói về đặc trưng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 28/08/2021 1,852

Câu 6:

Tháp sinh thái nào sau đây luôn có đáy rộng, đỉnh hẹp.

Xem đáp án » 28/08/2021 1,527

Câu 7:

Cá chép Việt Nam có giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 20C và 440C. Đối với loài cá chép, khoảng giá trị nhiệt độ từ 20C đến 440C được gọi là

Xem đáp án » 28/08/2021 1,519

Câu 8:

Trong một khu rừng nhiệt đới, khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Giới hạn sinh thái về ánh sáng của các loài thực vật bậc cao thường giống nhau.

II. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sinh vật thường khác nhau.

III. Nếu có 5 loài chim cùng ăn hạt của một loài cây thì ổ sinh thái của 5 loài chim này trùng nhau hoàn toàn.

IV. Nếu khu rừng có độ đa dạng về loài càng cao thì sự phân hóa về ổ sinh thái của các loài càng mạnh.

Xem đáp án » 28/08/2021 1,406

Câu 9:

  Trong tự nhiên, nguồn năng lượng của hệ sinh thái có nguồn gốc từ:

Xem đáp án » 28/08/2021 1,185

Câu 10:

Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quan hệ cạnh tranh có thể sẽ làm tăng nhanh kích thước của quần thể.

II. Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể có sức cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.

III. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho các cá thể trong quần thể.

IV. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Xem đáp án » 28/08/2021 1,084

Câu 11:

Trong một hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây được xếp vào sinh vật sản xuất?

Xem đáp án » 28/08/2021 854

Câu 12:

Giả sử ở loài A, kích thước tối thiểu của quần thể là 20 cá thể. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Một quần thể của loài này có 70 cá thể nhưng do tác động của lũ lụt dẫn tới 55 cá thể bị chết, chỉ còn lại 15 cá thể. Một thời gian sau, số lượng cá thể sẽ giảm dần và quần thể sẽ bị diệt vong.

II. Một quần thể của loài này chỉ có 12 cá thể. Nếu được cung cấp đủ các điều kiện sống thì tỉ lệ sinh sản tăng, tỉ lệ tử vong giảm, quần thể sẽ tăng trưởng.

III. Một quần thể của loài này có 60 cá thể. Nếu môi trường được bổ sung thêm nhiều nguồn sống thì tỉ lệ sinh sản tăng, tỉ lệ tử vong giảm và quần thể sẽ tăng kích thước cho đến khi cân bằng với sức chứa của môi trường.

IV. Một quần thể của loài này chỉ có 15 cá thể thì sự hỗ trợ cùng loài thường giảm

Xem đáp án » 28/08/2021 797

Câu 13:

Quan hệ sinh thái nào sau đây không phải là quan hệ cạnh tranh?

Xem đáp án » 28/08/2021 789

Câu 14:

Khi nói về điểm sai khác giữa hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ kín còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở.

II. Hệ sinh thái nhân tạo có độ ổn định thấp hơn, năng suất sinh học thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên.

III. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

IV. Do sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

V. Do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật nên hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng cao hơn HST tự nhiên

Xem đáp án » 28/08/2021 788

Câu 15:

Trong một hệ sinh thái, xét 15 loài sinh vật: 6 loài cỏ, 3 loài côn trùng, 2 loài chim, 2 loài nhái, 1 loài giun đất, 1 loài rắn. Trong đó, cả 3 loài côn trùng đều sử dụng 6 loài cỏ làm thức ăn; 2 loài chim và 2 loài nhái đều sử dụng cả 3 loài côn trùng làm thức ăn; Rắn ăn tất cả các loài nhái; Giun đất sử dụng xác chết của các loài làm thức ăn; Giun đất lại là nguồn thức ăn của 2 loài chim. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 92 chuỗi thức ăn.

II. Chim được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 3 ở 36 chuỗi thức ăn.

III. Nếu loài rắn bị tiêu diệt thì 2 loài chim sẽ giảm số lượng.

IV. Nếu cả 6 loài cỏ đều bị giảm số lượng thì tổng sinh khối của các loài động vật sẽ giảm.

Xem đáp án » 28/08/2021 726

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »