Bài tâp Quy luật di truyền (sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
-
5861 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được xem là cơ thể thuần chủng?
Cơ thể thuần chủng có đặc điểm di truyền ổn định, khi tự phối hoặc giao phối với cá thể cùng kiểu gen thì đời con có đặc điểm di truyền (kiểu gen, kiểu hình) không đổi. Vậy kiểu gen AAbb là cơ thể thuần chủng.
Đáp án A
Câu 2:
Trong điều kiện giảm phân không có đột biến, cơ thể nào sau đây luôn cho 2 loại giao tử?
Đáp án C
- Nếu không có đột biến thì cơ thể có kiểu gen XDEY cho hai loại giao tử XDE và Y.
Câu 3:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aaBBDd cho đời con có
AaBBDd × AaBbDd = (Aa × Aa) (Bb × bb) (Dd × dd).
= (1AA : 2Aa : 1aa) (1Bb : 1bb) (1Dd : 1Dd).
Số loại kiểu gen = 3 × 2 × 2 = 12.
Số loại kiểu hình = 2 × 2 × 2 = 8.
Đáp án A
Câu 4:
Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn được F1. Theo lí thuyết, trong số các cây hoa màu đỏ ở F1, tỉ lệ kiểu gen là
F1 tự thụ phấn: AaBb × AaBb = (Aa× Aa) (Bb × Bb) = (1AA : 2Aa : 1aa)(1BB:2Bb:1bb)
Hoa đỏ A-B- = (1AA : 2Aa)(1BB:2Bb) = 1:2:2:4.
Đáp án D
Câu 5:
Loại biến dị nào sau đây không di truyền được cho đời sau?
Thường biến là biến dị không di truyền.
Đáp án C
Câu 6:
Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen alen a quy định quả vàng, cây tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, đời con của phép lai giữa 2 cây tứ bội Aaaa × Aaaa sẽ cho tỷ lệ kiểu hình là
Kiểu gen Aaaa cho gia tử aa với tỉ lệ = 1/2.
- Ở đời con của phép lai Aaaa × Aaaa sẽ có kiểu hình đồng hợp lặn (aaaa) chiếm tỉ lệ = 1/2 × 1/2 = 1/4.
- Tỉ lệ kiểu hình ở đời con = 3 đỏ : 1 trắng.
Đáp án A
Câu 7:
Ở một loài động vật, cho con cái (XX) lông đen thuần chủng lai với con đực (XY) lông trắng được F1 đồng loạt lông đen. Cho con đực F1 lai phân tích được thế hệ lai gồm: 50% con đực lông trắng : 25% con cái lông đen : 25% con cái lông trắng. Nếu cho con cái F1 lai phân tích, theo lý thuyết, trong số cá thể lông trắng thu được ở đời con, loại cá thể cái chiếm tỷ lệ
Giải thích:
- Đực F1 lai phân tích đời con có tỉ lệ lông đen : lông trắng = 1:3 → Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Quy ước:
A-B- quy định lông đen; A-bb hoặc aaB- hoặc aabb quy định lông trắng.
- Ở đời con, tỉ lệ kiểu hình của giới đực khác với giới cái → Tính trạng liên kết giới tính, chỉ có một cặp gen Aa hoặc Bb nằm trên NST X.
- Con cái F1 có kiểu gen AaXBXb lai phân tích:
AaXBXb × aaXbY
Giao tử cái: AXB; AXb; aXB; aXb; Giao tử đưc: aXb; aY.
Kiểu hình lông trắng ở đời con có 3 con cái lông trắng: 3 con đực lông trắng.
→ Cá thể cái chiếm tỉ lệ 50%.
Đáp án D
Câu 8:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen phân li độc lập và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây có kiểu gen AaBb lai phân tích thì đời con có 25% số cây thân cao, hoa đỏ.
II. Cho 2 cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với nhau, thu được F1. Nếu F1 có 4 loại kiểu gen thì chỉ có 1 loại kiểu hình.
III. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng, thu được F1. Nếu F1 có 2 loại kiểu gen thì chứng tỏ số cây thân cao, hoa đỏ chiếm 50%.
IV. Một cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1. Nếu F1 có 3 loại kiểu gen thì chỉ có 2 loại kiểu hình.
Có 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.
I đúng. Vì cây AaBb lai phân tích thì sẽ có 1/4 số cây A-B-.
II đúng. Vì nếu F1 có 4 kiểu gen thì chứng tỏ P có kiểu gen AABb × AaBB → Có 1 kiểu hình.
III đúng. Vì nếu F1 có 2 loại kiểu gen thì chứng P có kiểu gen AaBB × aabb (hoặc AABb × aabb) → Số cây thân cao, hoa đỏ chiếm 50%.
IV đúng. Vì F1 có 3 kiểu gen thì chứng tỏ P có kiểu gen AABb hoặc AaBB. → Có 2 loại kiểu hình.
Đáp án D
Câu 9:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho tất cả các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 16% số cây hoa đỏ, quả bầu dục. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 4:4:1:1.
II. F2 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.
III. Ở F2, số cá thể dị hợp 2 cặp gen nhưng có kiểu gen khác F1 chiếm tỉ lệ 2%.
IV. F2 có 9% số cá thể thân cao, hoa đỏ thuần chủng.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. → Đáp án D.
Cây hoa đỏ, quả bầu dục (A-bb) chiếm 16% = 0,16.
→ Cây hoa trắng, quả bầu dục ( ) chiếm tỉ lệ = 0,25 – 0,16 = 0,09.
→ Kiểu gen = 0,09 = 0,3 × 0,3.
→ Kiểu gen của F1 là và đã có hoán vị gen với tần số 40%.
→Cây lai phân tích (Có hoán vị gen 40%) thì đời con có tỉ lệ 3:3:1:1. → I sai.
II đúng. Vì có 5 kiểu gen là
III sai. Vì cây dị hợp 2 cặp gen nhưng có kiểu gen khác F1 là cây .
Kiểu gen dị hợp 2 cặp gen ( ) có tỉ lệ = 0,5 + 2x - = 0,5 + 2.0,09 - = 0,08.
IV đúng. Vì số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng = số cây thân thấp, hoa trắng = 0,09 = 9%.
Đáp án D
Câu 10:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, mỗi cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của F1?
I. 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
II. 5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
III. 100% cây thân thấp, hoa đỏ.
IV. 11 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
V. 7 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
VI. 9 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
Có 4 khả năng, đó là (I), (II), (III) và (IV). → Đáp án A.
Bài toán này có 2 cặp tính trạng nhưng tính trạng chiều cao thân là tính trạng lặn cho nên khi tự thụ phấn luôn cho đời con có 100% cây thân thấp. Do vậy có thể loại bỏ tính trạng chiều cao, chỉ xét tính trạng màu hoa cũng cho kết quả đúng.
Bài toán trở thành: Cho 3 cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của F1?
- Nếu 3 cây đều có KG Bb tự thụ phấn sẽ cho F1 có 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. → (I) đúng.
- Nếu trong 3 cây P, có 2 cây BB và 1 cây Bb tự thụ phấn sẽ cho F1 có tỉ lệ 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. → (IV) đúng.
- Nếu trong 3 cây P, có 1 cây BB và 2 cây Bb tự thụ phấn sẽ cho F1 có 5 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. → (II) đúng.
- Nên 3 cây đều có kiểu gen BB tự thụ phấn sẽ cho F1 có 100% cây hoa đỏ.
→ (III) đúng.
Đáp án A
Câu 11:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định. Kiểu gen có cả A và B thì quy định hoa tím; kiểu gen chỉ có A thì quy định hoa đỏ; chỉ có B thì quy định hoa vàng; kiểu gen đồng hợp lặn thì quy định hoa trắng; Tính trạng hình dạng quả do cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường khác quy định, trong đó DD quy định quả tròn, dd quy định quả dài, Dd quy định quả bầu dục. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 4 loại kiểu gen khác nhau quy định kiểu hình hoa vàng, quả tròn.
II. Cho các cây hoa đỏ, quả bầu dục giao phấn với nhau thì có tối đa 6 loại kiểu hình.
III. Nếu cho các cây hoa tím, quả dài giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì có tối đa 10 sơ đồ lai.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa tím, quả tròn cho lai phân tích thì có thể thu được đời con có số cây hoa tím, quả bầu dục chiếm 50%.
Có 3 phát biểu đúng. → Đáp án B.
Giải thích:
I sai. Vì kí hiệu kiểu gen của cây hoa vàng là aaB- → Có 2 kiểu gen quy định hoa vàng; Kiểu hình quả tròn có 1 kiểu gen là DD → Có số KG = 2×1 = 2 kiểu gen.
II đúng. Vì cây hoa đỏ, quả bầu dục có kí hiệu kiểu gen A-bbD- nên số kiểu hình ở đời con = 2 × 3 = 6 kiểu hình.
III đúng. Vì cây hoa tím, quả dài có kí hiệu kiểu gen A-B-dd nên sẽ có 4 loại kiểu gen. Có 4 loại kiểu gen thì sẽ có số sơ đồ lai = 4(4+1)/2 = 10 sơ đồ lai.
IV đúng. Vì nếu cây hoa tím, quả tròn có kiểu gen AaBBDD thì khi lai phân tích sẽ có 50% số cây A-B-Dd.
Đáp án B
Câu 12:
Ở gà, alen A quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định chân thấp. Cho gà trống chân cao có kiểu gen dị hợp tử lai với gà mái thứ nhất, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là: 1 gà mái chân thấp : 2 gà trống chân cao : 1 gà mái chân cao; Cho lai với gà mái thứ hai, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là: 1 gà trống chân cao : 1 gà trống chân thấp : 1 gà mái chân cao : 1 gà mái chân thấp. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở đời con của phép lai thứ nhất, gà trống có kiểu gen đồng hợp chiếm 25%.
II. Ở phép lai thứ hai, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
III. Gà mái thứ nhất có chân cao, gà mái thứ hai có chân thấp.
IV. Nếu cho tất cả các cá thể F1 của phép lai 2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F2 có số gà chân thấp chiếm 56,25%.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án B.
Giải thích:
- Dựa vào phép lai thứ nhất, → tính trạng liên kết giới tính, gen trên NST giới tính X. → II sai.
- Gà trống đem lai có kiểu gen XAXa → gà trống chân cao có 1XAXA và 1XAXA. → Gà trống đồng hợp có tỉ lệ = 1/4 = 25%. → I đúng.
- Gà mái 1 có kiểu gen XAY và gà mái 2 có kiểu gen XaY. → III đúng.
- Ở F1 của phép lai 2 có 1XAXa; 1XaXa; 1XAY; 1XaY. → Trong số các gà trống, giao tử mang gen a = 3/4; Trong số các gà mái, giao tử không mang gen A = 3/4. → Kiểu hình chân thấp ở F2 = 3/4×3/4=9/16. → IV đúng.
Đáp án B
Câu 13:
Một cơ thể (P), xét 3 cặp gen dị hợp Aa, Bb, Dd. Trong đó, cặp Bb và cặp Dd cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể. Giả sử quá trình giảm phân bình thường, cơ thể P đã tạo ra loại giao tử Abd chiếm 15%. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kiểu gen của P là Aa.
II. Cơ thể P sẽ tạo ra giao tử có 3 alen trội chiếm 10%.
III.Trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
IV. Cho P tự thụ phấn, thu được F1 có số cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen chiếm 26%.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án C.
Giao tử Abd có tỉ lệ = 15% → Giao tử bd có tỉ lệ = 30%. → Đây là giao tử liên kết. Do đó kiểu gen của P là Aa ; tần số hoán vị gen = 1 - 2×0,3 = 0,4 = 40%. → I và III đúng.
Cơ thể P có kiểu gen Aa và có tần số hoán vị gen = 40% cho nên sẽ sinh ra giao tử ABD có tỉ lệ 15%.
P tự thụ phấn: Aa × Aa = (Aa × Aa)( × )
Aa × Aa sẽ sinh ra đời con có 1/2 số cá thể đồng hợp.
× (hoán vị 40%) thì sẽ sinh ra đồng hợp lặn = 0,09.
→ Tổng tỉ lệ cá thể đồng hợp về 2 cặp gen = 0,5 + 4×0,09 - = 0,26.
→ Tỉ lệ cá thể đồng hợp 3 cặp gen 1/2×0,26 = 0,13 = 13%. → IV sai.
Đáp án C
Câu 14:
Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là cơ thể thuần chủng?
Cơ thể có kiểu gen thuần chủng là cơ thể có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen → Đáp án C
Đáp án C
Câu 15:
Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Kiểu gen nào sau đây quy định kiểu hình thân cao, hoa trắng?
B sai. Đây là kiểu hình quy định thân thấp, hoa đỏ.
C, D sai. Đây là kiểu hình quy định thân cao, hoa đỏ.
Đáp án A
Câu 16:
Ở người, alen A nằm trên nhiễm sắc thể X quy định máu đông bình thường là trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, con trai của cặp bố mẹ nào sau đây luôn bị bệnh máu khó đông?
Vì người mẹ có kiểu gen XaXa nên luôn truyền cho con trai gen Xa. Vì vậy, tất cả con trai đều có kiểu gen XaY nên luôn bị bệnh máu khó đông.
Đáp án B
Câu 17:
Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 1 : 1 : 1?
Các cơ thể con có 3 cặp gen
Tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 = (1 : 1) × (1 : 1) × 1.
Xét 1 cặp gen:
Tỉ lệ kiểu gen 1: 1 = dị hợp × đồng hợp.
Tỉ lệ kiểu gen 1 = đồng hợp × đồng hợp.
→ Chỉ có phép lai AaBBDD × aaBbDD = (Aa × aa) (BB × Bb) (DD × DD) là thoã mãn.
Đáp án D
Câu 18:
Ở đậu hà lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh; alen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn; hai cặp gen phân li độc lập. Cho cây đậu hạt vàng, trơn giao phấn với cây đậu hạt vàng, trơn (P), thu được đời F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó hạt xanh, nhăn chiếm 6,25%. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, kiểu gen của P là
Ở đời F1 có kiểu hình cây đậu hạt xanh, nhăn chiếm tỉ lệ 6,25% = 1/16. → P phải dị hợp về 2 cặp gen.
Đáp án C
Câu 19:
Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định, alen trôi là trội hoàn toàn. Biết không có đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai sau đây cho đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1?
I. aaBbDd × AaBBdd. II. AaBbDd× aabbDd. III. AAbbDd × aaBbdd.
IV. aaBbDD × aabbDd. V. AaBbDD × aaBbDd. VI. AABbdd × AabbDd.
VII. AabbDD × AabbDd. VIII. AABbDd × Aabbdd.
Các phép lai I, III, VI, VIII đúng → Đáp án C.
Để đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1 = 1.(1:1).(1:1) hoặc (1:1).1.(1:1) hoặc (1:1).(1:1).1
Xét các phép lai của đề bài:
I cho đời con phân li theo tỉ lệ (1:1).1.(1:1) → thỏa mãn
II cho đời con phân li theo tỉ lệ: (1:1).(1:1).(3:1) → không thỏa mãn
III cho đời con phân li theo tỉ lệ 1.(1:1).(1:1) → thỏa mãn
IV cho đời con phân li theo tỉ lệ 1.(1:1).1 → không thỏa mãn
V cho đời con phân li theo tỉ lệ (1:1).(3:1).1 → không thỏa mãn
VI cho cho đời con phân li theo tỉ lệ 1.(1:1).(1:1) → thỏa mãn
VII cho cho đời con phân li theo tỉ lệ (3:1).1.1 → không thỏa mãn
VIII cho cho đời con phân li theo tỉ lệ 1.(1:1).(1:1) → thỏa mãn
Đáp án C
Câu 20:
Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái. Cho cây thuần chủng có kiểu hình trội về cả 2 tính trạng giao phấn với cây có kiểu hình lặn về cả 2 tính trạng trên (P), thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A sai. Vì có hoán vị gen cho nên F2 có 10 kiểu gen.
B sai. Vì F1 dị hợp 2 cặp gen nên ở F2, kiểu hình A-B- chiếm tỉ lệ = 0,5 + tỉ lệ kiểu hình . Vì vậy A-B- luôn có tỉ lệ lớn nhất. Còn kiểu hình có 1 tính trạng trội (A-bb + aaB-) thì có tỉ lệ = 0,5 - 2× .
C đúng. Vì có hiện tượng hoán vị, nên sẽ có 2 loại kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen là .
D sai. Vì F1 có kiểu gen cho nên nếu tần số hoán vị gen là 20% thì kiểu hình đồng hợp lặn về 2 tính trạng có tỉ lệ = 16%; còn kiểu hình A-bb có tỉ lệ = 9%.
Đáp án C
Câu 21:
Ở một loài thực vật, alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho 300 cây quả tròn (P) tiến hành giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1 có 96% số cây quả tròn : 4% số cây quả dài. Biết rằng không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Ở thế hệ P, cây quả tròn dị hợp chiếm tỉ lệ 40%.
II. Thế hệ P có 180 cây quả tròn thuần chủng.
III. Nếu cho các cây P tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình quả dài ở đời con là 10%.
IV. Nếu cho các cây quả tròn ở P giao phấn với cây có quả dài thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 4 cây quả tròn : 1 cây quả dài.
Cả 4 phát biểu trên đều đúng. → Đáp án D.
I đúng. Cây quả dài = 4% = 0,04
→ Quả tròn dị hợp (Bb) = 2 × = 0,4 = 40%.
II đúng. Quả tròn thuần chủng = 1- 0,4 = 0,6.
→ Số cây quả tròn thuần chủng = 0,6 × 300 = 180 cây.
III đúng. Kiểu hình quả dài chỉ do cây có kiểu gen Bb ở P tạo ra
Bb × Bb → bb ở đời con = 0,4 × 1/4 = 10%.
IV đúng. Quả tròn ở P có tỉ lệ 0,6BB : 0,4Bb.
Khi lai với cây quả dài bb chỉ có phép lai Bb × bb → 1/2 Bb : 1/2 bb.
Tỉ lệ quả dài: bb = 0,4 × 1/2 = 0,2 → quả tròn = 1 – 0,2 = 0,8.
Tỉ lệ kiểu hình: 4 quả tròn : 1 quả dài.
Đáp án D
Câu 22:
Một loài động vật, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai P: ♀ × ♂, thu được F1 có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 4%. Biết không xảy ra đột biến, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về F1?
I. Có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
II. Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 30%.
III. Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 34%.
IV. Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/99.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. → Đáp án B.
F1 có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 4%. → Kiểu gen có tỉ lệ = 4% : 1/4 = 16% = 0,16.
→ Đã có hoán vị gen với tần số 20%.
I đúng. Vì cho đời con có 10 kiểu gen. Và Dd × Dd cho đời con có 3 kiểu gen.
II đúng. Kiểu hình mang 2 tính trạng và 1 tính trạng lặn có tỉ lệ = 0,5 - 5×0,04 = 0,3 = 30%.
III sai. Vì kiểu gen dị hợp 3 cặp gen gồm có và Dd có tỉ lệ = (2 × 0,16 + 2 × 0,01) × 1/2 = 0,17.
IV đúng. Xác suất thuần chủng
Đáp án B
Câu 23:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp NST tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng, được F1 dị hợp về 3 cặp gen. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có 2,25% số cây thân thấp, hoa vàng, quả dài. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số tế bào giảm phân có trao đổi chéo chiếm 40%.
II. F1 có kiểu gen là .
III. F2 có 6,75% số cây thân thấp, hoa vàng, quả tròn.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2, xác suất được cây dị hợp là 58/59.
Có 1 phát biểu đúng, đó là III. → Đáp án C.
- Xét cặp gen Dd, ở F1 Dd xDd → F2 : D- : dd
- Ở F2 cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài dd chiếm tỉ lệ 2,25%
→ có tỉ lệ 2,25% : = 0,09 = 0,3 ab × 0,3 ab. (hoán vị gen xảy ra ở cả hai bên với tần số như nhau)
→ Giao tử ab có tỉ lệ 0,3 > 0,25 nên đây là giao tử liên kết. Kiểu gen của đời F1 là Dd→ II sai.
- Tần số hoán vị là 40%. Có 80% tế bào sinh giao tử đực giảm phân xảy ra trao đổi chéo. → I sai.
- Kiểu hình thân thấp, hoa vàng aabb có tỉ lệ 0,09.
→ Loại cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả tròn (aabbD-) = 0,09 x0,75 = 0,0675. (III đúng)
- Tỷ lệ kiểu gen dị hợp trong số cá thể có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2 = → IV sai.
Đáp án C
Câu 24:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A hoặc B cho kiểu hình hoa vàng, còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây phù hợp với kết quả của phép lai trên?
I. Số cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 25%.
II. Số cây hoa vàng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
III. F1 có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa vàng.
IV. Trong các cây hoa vàng ở F1, cây hoa vàng đồng hợp tử chiếm 25%.
Có 3 phát biểu đúng là I, II và III. → Đáp án D.
Từ giả thiết, ta có:
A-B- quy định hoa đỏ;
A-bb, aaB- quy định hoa vàng;
aabb quy định hoa trắng.
Cây đỏ P tự thụ phấn cho đời con có 3 loại KH → Cây đỏ P có kiểu gen AaBb.
- (I) đúng. Vì cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử (Aabb, aaBb) ở F1 là 4/16 = 25%.
- (II) đúng. Vì số cây hoa vàng có kiểu gen đồng hợp tử (AAbb và aaBB) ở F1 = aaBB + AAbb =12,5%.
- (III) đúng. Vì F1 có 4 loại KG quy định kiểu hình hoa vàng là aaBB, aaBb, AAbb và Aabb.
- (IV) sai. Vì trong các cây hoa vàng ở F1, cây hoa vàng đồng hợp tử = 1/3.
Đáp án D
Câu 25:
Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có tỷ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật nào sau đây?
F1 thu được 16 tổ hợp = 4.4. Chứng tỏ mỗi bên P cho 4 loại giao tử. Giả sử: P: AaBb
Mà đây là phép lai 1 tính trạng nên tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung 9:3:3:1
Quy ước: A-B-: đỏ, A-bb: hoa hồng, aaB-: hoa vàng, aabb: hoa trắng
Đáp án B
Câu 27:
Ở người, gen nằm ở vị trí nào sau đây thì sẽ di truyền theo dòng mẹ?
Gen nằm ở ti thể thì sẽ di truyền theo dòng mẹ.
Đáp án D
Câu 28:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 : 1?
2 kiểu hình. → Đáp án A.
Phép lai B có số kiểu hình = 1 × 1 × 1 = 1 kiểu hình. → B sai.
Phép lai C có số kiểu hình = 2 × 1 × 2 = 4 kiểu hình. → C sai.
Phép lai D có số kiểu hình = 2 × 2 × 2 = 8 kiểu hình. → D sai.
Đáp án A
Câu 29:
Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới. Ở phép lai P: ♂ XDY × ♀XDXd, thu được F1. Theo lí thuyết, ở giới đực của F1 có bao nhiêu loại kiểu gen?
Số kiểu gen = 10 × 2 = 20.
- Khi có hoán vị gen ở cả hai giới thì phép lai cho đời con có 10 kiểu gen.
- Phép lai XDY × XDXd cho đời con có 4 kiểu gen (giới đực có 2 kiểu gen, giới cái có 2 kiểu gen).
Đáp án A
Câu 30:
Một loài thực vật, Cho các cây P tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
F1 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng. → Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Quy ước gen: A-B- quy định hoa đỏ; A-bb hoặc aaB- quy định hoa hồng; aabb quy định hoa trắng. F1 có tỉ lệ 9:6:1 = 16 kiểu tổ hợp giao tử. → Kiểu gen của P là AaBb.
A sai. Vì F1 chỉ có 4 kiểu gen quy định hoa hồng, đó là Aabb, AAbb, aaBb, aaBB.
B đúng. Vì số cây thuần chủng (AABB) chiếm 1/9 nên số cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ = 1 – 1/9 = 8/9.
C sai. Vì ở cây hoa hồng F1, giao tử ab chiếm tỉ lệ 1/3; Ở cây hoa đỏ F1, giao tử ab chiếm tỉ lệ 1/9.
→ Đời F2 có số cây hoa trắng (aabb) chiếm tỉ lệ = 1/9×1/3 = 1/27.
D sai. Vì khi cho tất cả các cây hoa hồng ở F1 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
Đáp án B