Bài tập Sinh học 12 Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết
Bài tập Sinh học 12 Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (P1)
-
9660 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 32. Trong tế bào sinh dưỡng của cây đột biến dạng tam bội được phát sinh từ loài này chứa bao nhiêu NST
Đáp án C
Cây tam bội là 3n = 48
Câu 3:
Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm
Đáp án A
Một nucleoxome gồm một đoạn ADN dài 146 cặp nucleotide quấn 1 (3/4) vòng quanh 1 khối cầu gồm 8 phân tử protein loại histon
Câu 4:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra
Đáp án B
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, khi môi trường có hay không có lactozo thì gen điều hòa R luôn tổng hợp protein ức chế → Đáp án B
A – Sai. Vì khi môi trường có lactozo thì một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
C – Sai. Vì khi môi trường có lactozo thì các gen cấu trúc Z, Y, A mới phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D – Sai. Vì ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã khi môi trường có lactozo.
Câu 5:
Một gen dài 3332 Å và có 2276 liên kết hidro. Mạch đơn thứ nhất của gen có 129A và 147 X. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng
Đáp án A
L gen = 3332 → Tổng số Nu của gen là: N = 1960 Nu
→ 2Agen + 2Ggen = 1960 (1)
Gen có 2276 liên kết hidro → 2Agen + 2Ggen = 2276 (2)
Giải hệ tạo bởi (1) và (2) ta được: A gen = Tgen = 664 Nu; Ggen = Xgen =316 Nu
B sai. A2 = T1 = Agen – A1 = 664 – 129 = 535 Nu
C sai. Môi trường cung cấp số nucleotit loại X là = 664.(21 – 1) = 664 Nu
D sai. X2 = Xgen – 147 = 316 – 147 = 169. Mà A2 = 535 → X2 < A2
Câu 6:
Cho rằng đột biến đảo đoạn không làm phá hỏng cấu trúc của các gen trên NST. Đột biến đảo đoạn NST có bao nhiêu hệ quả sau đây?
I. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
II. Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.
III. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
IV. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến
Đáp án A
Có 3 hệ quả, đó là I, III và IV. → Đáp án A.
Đảo đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại. Hệ quả của đột biến đảo đoạn là làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST. Do thay đổi vị trí gen trên NST nên sự hoạt động của gen có thể bị thay đổi làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động. Do vậy đột biến đảo đoạn có thể gây hại hoặc làm giảm khả năng sinh sản cho thể đột biến
Câu 7:
Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện phân đôi 3 lần đã tạo được 30 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 4 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ban đầu có 10 phân tử ADN.
II. Số phân tử ADN có chứa N14 sau khi kết thúc quá trình trên là 70.
III. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 570.
IV. Tổng số phân tử ADN được tạo ra là 1280
Đáp án C
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III → Đáp án C.
I sai. Vì khi nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là = a.(23-2) = 30.
→ a = 30:6 = 5. → Ban đầu có 5 ADN.
II, III đúng. Vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (3 lần + 4 lần) thì tạo ra số phân tử ADN =
= 5 × 27 = 640 phân tử. Trong đó, số phân tử có chứa N14 = 5 × (23+1 – 2) = 70. Thì suy ra số phân tử ADN chỉ có N15 = 640 – 70 = 570.
IV sai. Vì tổng số phân tử ADN = a.(2m+n) = 5×(23+4) = 640
Câu 8:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Xét 4 cặp gen Aa, Bb, DD, EE nằm trên 4 cặp nhiễm sắc thể; mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, trong đó alen trội là trội hoàn toàn. Do đột biến, bên cạnh thể lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n thì trong loài đã xuất hiện các dạng thể một tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về loài này?
I. Ở các cơ thể lưỡng bội có tối đa 9 loại kiểu gen.
II. Có 16 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 4 tính trạng.
III. Có 5 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng.
IV. Có 39 kiểu gen ở các đột biến thể một.
Đáp án C
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → Đáp án C.
I đúng. Vì ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen = 3×3×1×1 = 9 kiểu gen.
II đúng.
- Thể một ở cặp A có số kiểu gen = 1×2×1×1= 2 kiểu gen.
- Thể một ở cặp B có số kiểu gen = 2×1×1×1= 2 kiểu gen.
- Thể một ở cặp D có số kiểu gen = 2×2×1×1= 4 kiểu gen.
- Thể một ở cặp E có số kiểu gen = 2×2×1×1= 4 kiểu gen.
- Thể bình thường (2n) có số kiểu gen = 2×2×1×1= 4 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen = 2+2+4+4+4 = 16 kiểu gen.
III đúng. Kiểu hình trội về 2 tính trạng là kiểu hình aabbDDED
- Thể một có số kiểu gen = 4×1×1×1= 4 kiểu gen.
- Thể bình thường (2n) có số kiểu gen = 1×1×1×1= 1 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen = 4+1 = 5 kiểu gen.
IV sai. Vì có 30 kiểu gen.
- Thể một ở cặp A có số kiểu gen = 2×3×1×1= 6 kiểu gen.
- Thể một ở cặp B có số kiểu gen = 3×2×1×1= 6 kiểu gen.
- Thể một ở cặp D có số kiểu gen = 3×3×1×1= 9 kiểu gen.
- Thể một ở cặp E có số kiểu gen = 3×3×1×1= 9 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen ở các thể một = 6+6+9+9 = 30 kiểu gen.
Câu 9:
Các nucleotit trên phân tử mARN liên kết với nhau bằng loại liên kết nào sau đây
Đáp án B
Câu 10:
Một phân tử mARN có 1200 đơn phân và tỷ lệ A: U: G: X = 1: 3: 2: 4. Số nuclêôtit loại G của mARN này là
Đáp án C
1200 đơn phân, trong đó G = 2/10 → G = 1200 × 2/10 = 240
Câu 12:
Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd. Nếu trong quá trình giảm phân, có 8% số tế bào đã bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Kết quả giảm phân sẽ tạo ra loại giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu
Đáp án C
Vì có 8% tế bào bị đột biến thì sẽ có 92% tế bào không đột biến. Có 92% tế bào không đột biến thì sẽ có 92% giao tử không đột biến
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây đúng
Đáp án C
A sai vì một mã di truyền chỉ có thể mã hoá cho một axit amin (trừ mã kết thúc).
B sai. Vì đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtít là A, U, G, X.
D sai vì phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch đơn.
Câu 14:
Cho biết A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng, cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh với xác suất như nhau. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 4 loại kiểu gen và kiểu hình hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/12
Đáp án B
Kiểu hình hoa trắng aaaa = 1/12 = 1/6aa . 1/2aa
→ P: AAaa × Aaaa
Câu 15:
Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?
I. Có sự hình thành các đoạn Okazaki.
II. Nuclêôtit tự do được liên kết vào đầu 3' của mạch mới.
III. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản.
IV. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
V. Enzim ADN pôlimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.
Đáp án A
Có 4 phát biểu đúng, đó là I, II, IV và V. → Đáp án A.
- Quá trình nhân đôi ADN luôn có các đoạn Okazaki, diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, enzim xúc tác và các nucleotit được gắn vào đầu 3’ của mạch mới.
- ADN nhân thực có nhiều điểm khởi đầu nhân đôi nhưng ADN nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi.
Câu 16:
Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí. Các điểm a, b, c, d, e, g là các điểm trên nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Vì ở sinh vật nhân thực, mỗi gen có một vùng điều hòa riêng nên số lần phiên mã của mỗi gen không giống nhau.
A sai. Vì các gen càng xa nhau thì tần số hoán vị gen càng cao.
C sai. Vì vì độ dài của gen khác với độ dài của mARN.
D sai. Đột biến đảo đoạn ce chỉ làm thay đổi vị trí của gen III, gen IV nên chỉ làm thay đổi mức độ hoạt động của gen III, gen IV. Các gen I, II và V không bị thay đổi vị trí nên thường không bị thay đổi mức độ hoạt động.
Câu 17:
Gen A có chiều dài 510 nm bị đột biến điểm trở thành alen a; alen a có 3801 liên kết hidro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a có tổng số 150 chu kì xoắn thì chứng tỏ đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.
II. Nếu alen A có tổng số 3801 liên kết hidro thì chứng tỏ đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T-A.
III. Nếu alen a có 699 số nuclêôtit loại A thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.
IV. Nếu chuỗi polipeptit do alen a quy định tổng hợp ít hơn chuỗi polipeptit do alen A quy định 10 axit amin thì chứng tỏ đây là đột biến mất cặp nuclêôtit.
Đáp án D
Chỉ có phát biểu III đúng. → Đáp án D.
I sai. Vì alen a có 150 chu kì xoắn tương đương chiều dài 510 nm → Hai gen có chiều dài bằng nhau nên đây là đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.
II sai. Vì đột biến điểm không làm thay đổi tổng liên kết hidro cho nên chứng tỏ đây có thể là đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T-A hoặc cặp G-X bằng cặp X-G.
III đúng. Vì alen a có 3801 liên kết hidro và có 699 A thì suy ra có 801 số nuclêôtit loại G. → Tổng số nuclêôtit của alen a là 3000. → Alen a có chiều dài 510 nm. → Đột biến thay thế một cặp nucleotit.
IV sai. Vì mất 10 axit amin thì có thể là đột biến thay thế một cặp nucleotit làm xuất hiện bộ ba kết thúc hoặc đột biến mất cặp, hoặc đột biến thêm cặp làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm.
Câu 18:
Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể 2n = 16. Có 2 thể đột biến về cấu trúc nhiễm sắc thể. Trong đó, thể đột biến thứ nhất bị đột biến cấu trúc ở 2 nhiễm sắc thể của 2 cặp 1 và 2; Thể đột biến thứ hai bị đột biến cấu trúc ở 3 nhiễm sắc thể của 3 cặp số 5, 6 và 8. Giả sử rằng các thể đột biến này có khả năng giảm phân bình thường và các loại giao tử đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau. Cho hai thể đột biến này giao phấn với nhau, thu được F1. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Loại hợp tử đột biến ở 4 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ là 5/32.
II. Giả sử loại hợp tử chứa 4 NST đột biến bị chết thì tỉ lệ hợp tử bị chết là 3/16.
III. Ở F1, loại hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ 1/32.
IV. Ở F1, loại hợp tử đột biến ở 2 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ 5/16.
Đáp án D
Cả 4 phát biểu trên đều đúng. → Đáp án D.
I đúng. Vì hợp tử có 4 nhiễm sắc thể bị đột biến chiếm tỉ lệ C45 × (1/2)5 = 5/32.
II đúng. Tỉ lệ hợp tử bị chết là = 1/32 + 5/32 = 3/16.
(Tỉ lệ hợp tử có 5 NST bị đột biến là 1/32).
III đúng. Ở F1,tỉ lệ hợp tử không đột biến = .
IV đúng. Ở F1, loại hợp tử đột biến ở 2 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ =
Câu 19:
Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng
Đáp án C
Có 5 phân tử ADN mang N15. Nhân đôi tạo thành 160 ADN mạch kép.
Số lần nhân đôi là: 5.2^k = 160 → k = 6.
I Sai, tất cả 160 phân tử ADN kép đều chứa N14; vì phân tử N15 khi nhân đôi nên tách 2 mạch, 1 mạch từ môi trường có N14; mạch cũ sẽ có N15.
II Sai. có 10 phân tử ADN con có chứa N15.
III đúng. Mạch đơn chứa N14 = 160× 2 - 10 = 310.
IV Số phân tử chứa cả N14 và N15 là: 10.
→ Chỉ có 1 kết luận đúng.
Câu 20:
Thể đột biến là
Đáp án A
Thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra thành kiểu hình
Câu 21:
Khi nói về NST ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C
Vì ở tế bào giao tử thì NST ở dạng đơn bội (n)
Câu 22:
Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ
Đáp án B
- Loài này có bộ NST 2n = 12 thì khi giảm phân bình thường (các cặp NST phân li đồng đều về hai cực tế bào) thì số NST của giao tử là n = 6 NST.
Giao tử bình thường chỉ được tạo ra từ các tế bào giảm phân bình thường.
- Số tế bào giảm phân bình thường là 2000 – 20 = 1980 (tế bào).
- Loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ (1980 : 2000).100% = 99%.
Câu 23:
Cơ chế truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử được thể hiện bằng sơ đồ
Đáp án C
Cơ chế di truyền ở cấp phân tử gồm có: Nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã
Câu 24:
Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 5 chủng đột biến sau đây. Khi môi trường có đường lactôzơ, các gen cấu trúc Z, Y, A ở chủng nào sau đây vẫn không phiên mã
Đáp án B
Khi Chủng bị đột biến ở vùng khởi động (P) của opêron Lac làm cho vùng P không liên kết được với ARN polimeraza → Không có enzim thực hiện phiên mã → Quá trình phiên mã không diễn ra
Câu 25:
Giả sử chỉ với 3 loại nuclêôtit A, U, G người ta đã tổng hợp nên một phân tử mARN nhân tạo. Theo lí thuyết, phân tử mARN này có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền mã hóa axit amin
Đáp án D
Từ 3 loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra 33 = 27 bộ ba
Trong đó có 3 bộ ba không mã hóa axit amin là UAA, UAG, UGA
→ Theo lí thuyết, phân tử mARN này có tối đa số loại mã di truyền mã hóa axit amin là: 27 – 3 = 24 mã di truyền
Câu 26:
Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể có thể dẫn tới hệ quả nào sau đây
Đáp án B
Vì đảo đoạn làm thay đổi vị trí của gen cho nên có thể sẽ làm thay đổi mức độ hoạt động của gen.
A sai. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên NST. Đột biến mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn không tương hỗ mới làm thay đổi số lượng gen trên NST
C sai. Vì đột biến đảo đoạn chỉ làm thay đổi cấu trúc của NST mà không làm thay đổi số lượng NST.
D sai. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên NST → Không làm Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.
Câu 27:
Một số tế bào của cơ thể có kiểu gen aaBbDdXeY giảm phân tạo tinh trùng. Biết không phát sinh đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng
Đáp án B
A sai. Vì 1 tế bào giảm phân chỉ cho 2 loại tinh trùng.
B sai. Vì 2 tế bào giảm phân cho 2 loại tinh trùng nếu cả 2 tế bào cùng sinh ra giao tử như nhau cho 2 loại tinh trùng. Nếu sinh ra giao tử khác nhau cho 4 loại tinh trùng.
Ví dụ: Tế bào 1 cho 2 loại tinh trùng là aBDXe , abdY.
Tế bào 2 cho 2 loại tinh trùng là aBDXe , abdY.
C sai. Vì 4 tế bào giảm phân thì có thể chỉ cho 2 loại tinh trùng nếu cả 2 tế bào cùng sinh ra giao tử như nhau cho 2 l oại tinh trùng.
D sai. Vì 8 tế bào giảm phân thì tối thiểu tạo ra 2 loại giao tử.
Câu 28:
Cho biết: 5’XGU3’, 5’XGX3’ ; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó chuỗi mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Gly được thay bằng axit amin Arg. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a có 90 chu kì xoắn thì alen A sẽ có chiều dài 306nm.
II. Nếu alen A có số nucleotit loại X chiếm 20% thì alen a cũng có số nucleotit loại X chiếm 20%.
III. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 200 A thì alen a phiên mã 1 lần cũng cần môi trường cung cấp 200A.
IV. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 300 X thì alen a phiên mã 1 lần sẽ cần môi trường cung cấp 301 X.
Đáp án C
Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án C.
I và II đều đúng. Vì Gly được thay bằng Arg chứng tỏ X được thay bằng G → Đột biến thay thế cặp X-G bằng cặp G-X.
Vì đột biến thay thế cặp X-G bằng cặp G-X nên không làm thay đổi thành phần, số lượng nucleotit. Vì không làm thay đổi số lượng, thành phần nucleotit cho nên tỉ lệ các loại nucleotit của 2 gen này bằng nhau; chiều dài của 2 gen này bằng nhau.
III đúng. Vì đột biến này không liên quan đến cặp A-T nên khi phiên mã, số nucleotit loại A mà môi trường cùng cấp cho alen A cũng giống như số nucleotit loại A mà môi trường cung cấp cho alen a.
IV đúng. Vì đột biến đã làm cho G của mARN được thay bằng X của mARN nên ban đầu cần 300X thì bây giờ cần 301X.
Câu 29:
Cho phép lai ♂AaBbDD × ♀AaBbDd. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 6% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Ở cơ thể cái có 4% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường; Các giao tử thụ tinh với xác suất như nhau. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1 có tối đa 84 loại kiểu gen.
II. Ở F1 có tối đa 66 loại kiểu gen đột biến.
III. Ở F1, loại kiểu gen AAaBbDd chiếm tỉ lệ 0,36%.
IV. Ở F1, loại kiểu gen AABBDD chiếm tỉ lệ 0,3%.
Đáp án D
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → Đáp án D.
I đúng.
Phép lai P: ♂Aa × ♀Aa → F1: Có 7 loại kiểu gen (3 KG bình thường, 4 KG đột biến).
Phép lai P: ♂Bb × ♀Bb → F1: Có 3 loại kiểu gen bình thường.
Phép lai P: ♂DD × ♀Dd → F1: Có 4 loại kiểu gen (2 KG đột biến, 2 KG bình thường). Do 1 số tế bào ♀ cặp Dd không phân li trong giảm phân I.
→ Số loại kiểu gen tối đa = 7 × 3 × 4 = 84 loại kiểu gen.
II đúng. Số kiểu gen bình thường = 3 × 3 × 2 = 18 kiểu gen.
→ Số loại kiểu gen đột biến = 84 - 18 = 66 loại kiểu gen.
III đúng.
Phép lai P: ♂Aa × ♀Aa → F1: AAa = 0,03 × 0,5 = 0,015.
Phép lai P: ♂Bb × ♀Bb → F1: Bb = 0,5.
Phép lai P: ♂DD × ♀Dd (4% số tế bào ♀ cặp Dd không phân li trong giảm phân I)
→ F1: DD = 0,48 × 1 = 0,48.
→ Loại kiểu gen AAaBbDd = 0,015 × 0,5 × 0,48 = 0,0036 = 0,36%.
IV sai.
Phép lai P: ♂Aa × ♀Aa → F1: AA = 0,47 × 0,5 = 0,235.
Phép lai P: ♂Bb × ♀Bb → F1: BB = 0,25.
Phép lai P: ♂DD × ♀Dd (4% số tế bào ♀ cặp Dd không phân li trong giảm phân I)
→ F1: DD = 0,48 × 1 = 0,48.
→ Loại kiểu gen AABBDD = 0,235 × 0,25 × 0,48 = 0,0282 = 2,82%.
Câu 30:
Trong quá trình nhân đôi ADN, tế bào sử dụng loại nguyên liệu nào sau đây để tổng hợp mạch polinucleotit?
Đáp án A
Câu 31:
Thành phần nào sau đây không thuộc cấu trúc của opêrôn Lac?
Đáp án C
- Vùng khởi động P (promoter): nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
- Vùng vận hành O (operator): có trình tự Nu đặc biệt để prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
- Nhóm gen cấu trúc Z, Y, A quy định tổng hợp các enzym tham gia phản ứng phân giải đường lactôzơ trong môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào.
* Trước mỗi opêron (nằm ngoài opêron) có gen điều hoà R. Khi gen điểu hòa R hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin ức chế. Prôtêin này có khả năng liên kết với vùng vận hành (O) dẫn đến ngăn cản quá trình phiên mã. (R không phải là thành phần của Opêron
→ Gen điều hòa không thuộc cấu trúc của operon Lac
Câu 32:
Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm
Đáp án A
Một nucleoxome gồm một đoạn ADN dài 146 cặp nucleotide quấn 7/4 vòng quanh 1 khối cầu gồm 8 phân tử protein loại histon.
Câu 33:
Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 32. Nếu các thể đột biến lệch bội sinh sản hữu tính bình thường và các loại giao tử đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau thì khi cho thể một (2n-1) tự thụ phấn, loại hợp tử có 31 NST ở đời con chiếm tỷ lệ
Đáp án B
Đột biến thể một (2n-1) giảm phân sẽ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau là (n-1) và n. → Mỗi loại có tỉ lệ = 0,5.
- Hợp tử có 31 NST thuộc dạng 2n – 1 được sinh ra do sự kết hợp giữa giao tử (n-1) của bố với n của mẹ hoặc giao tử n của bố với (n–1) của mẹ.
- Loại hợp tử có 31 NST chiếm tỉ lệ = 2.0,5 × 0,5 = 0,5
Câu 34:
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
A – Sai. Vì Chuỗi pôlinuclêôtit được kéo dài theo chiều từ 5’ → 3’.
B – Sai. Vì Nếu có mặt chất 5-BU thì có thể sẽ gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X
C sai vì quá trình nhân đôi ADN của các gen ngoài nhân diễn ra ở ngoài nhân.
D đúng.
Câu 35:
Khi nghiên cứu về cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi pôlipeptit do alen đột biến quy định tổng hợp có thể tăng hoặc giảm 1 axit amin.
II. Thông tin di truyền được truyền lại cho tế bào con nhờ quá trình phiên mã.
III. Tất cả mọi đột biến gen đều làm thay đổi cấu trúc của phân tử ADN.
IV. Trong một chạc chữ Y tái bản, một mạch đơn mới được tổng hợp liên tục và một mạch đơn được tổng hợp gián đoạn.
Đáp án A
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án A.
I đúng. Vì nếu mất 3 cặp nucleotit thì sẽ giảm 1 axi amin.
II sai. Vì quá trình phiên mã không truyền đạt thong tin di truyền cho tế bào con.
III đúng. Vì đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Gen là một đoạn ADN cho nên khi gen bị đột biến thì cấu trúc của phân tử ADN sẽ bị thay đổi.
IV đúng. Vì trong một chạc chữ Y thì có 1 mạch lien tục, một mạch gián đoạn (Mạch có chiều 3’→ 5’ là mạch gián đoạn).
Câu 36:
Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; UAX – Tyr; GXU – Ala; XGA – Arg; GUU – Val; AGX – Ser; GAG – Glu. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 6 axit amin có trình tự các nuclêôtit là 3’XXX-XAA-TXG-XGA-ATG-XTX5’. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trình tự của 6 axit amin do đoạn gen này quy định tổng hợp là Gly – Val – Ser- Ala - Tyr - Glu.
II. Nếu cặp A-T ở vị trí thứ 5 bị thay thế bằng cặp G-X thì chuỗi pôlipeptit sẽ có 2 axit amin Ala.
III. Nếu đột biến thay thế cặp nuclêôtit G-X vị trí 15 thành cặp X-G thì sẽ làm cho đoạn polipeptit còn lại 5 axit amin.
IV. Nếu đột biến thêm cặp G-X vào sau cặp nuclêôtit A-T ở vị trí thứ 12 thì axit amin thứ 6 Glu được thay thế bằng axit amin Arg.
Đáp án C
Phát biểu I, II, IV đúng. → Đáp án C.
I đúng. Vì:
- Bài ra cho biết mạch gốc của gen là 3’XXX-XAA-TXG-XGA-ATG-XTX5’
- Mạch mARN tương ứng là: 5’GGG-GUU-AGX-GXU-UAX-GAG-3’.
- Trình tự các aa tương ứng là Gly – Val – Ser - Ala - Tyr - Glu.
II đúng. Vì: Cặp A-T ở vị trí thứ 5 bị thay thế bằng cặp G-X thì:
- Mạch gốc của gen là 3’XXX-XGA-TXG-XGA-ATG-XTX5’
- Mạch mARN là: 5’GGG-GXU-AGX-GXU-UAX-GAG-3’.
Trình tự các aa là: Gly – Ala – Ser - Ala - Tyr - Glu.
III sai. Vì: Cặp G-X ở vị trí thứ 15 bị thay thế bằng cặp X-G thì đoạn polipeptit còn lại 4 axit amin:
- Mạch gốc của gen là 3’XXX-XAA-TXG-XGA-ATX-XTX5’
- Mạch mARN là: 5’GGG-GUU-AGX-GXU-UAG-GAG-3’. Trình tự các aa là: Gly – Ala – Ser - Ala - Kết thúc.
Do đó, đoạn polipeptit chỉ có 4 axit amin chứ không phải 5 axit amin.
IV đúng. Vì nếu đột biến thêm cặp G-X vào sau cặp nuclêôtit A-T ở vị trí thứ 12 thì quá trình dịch mã sẽ đọc lệch khung dẫn đến codon thứ 5 trở thành XUA và condon thứ 6 trở thành XGA mã hóa cho Arg.
Câu 37:
Loại đột biến nào sau đây làm tăng 1 liên kết hidro?
Đáp án C
Đáp án C. Vì 1 cặp A-T có 2 liên kết hidro; 1 cặp G-X có 3 liên kết hidro cho nên đột biến thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì sẽ làm tang 1 liên kết hidro.
Câu 38:
Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtít 3’… TXG XXT GGA …5’. Trình tự các nuclêôtit trên đoạn mARN tương ứng được tổng hợp từ gen này là:
Đáp án A
Đáp án A. Trình tự nucleotit của mARN bổ sung với trình tự nucleotit trên mạch mã gốc. Trong đó: AmARN bổ sung với T mạch gốc, UmARN bổ sung với A mạch gốc, GmARN bổ sung với X mạch gốc; XmARN bổ sung với G mạch gốc.
Một đoạn mạch gốc 3’… TXG XXT GGA …5’ thì đoạn mARN là 5'…AGX GGA XXU …3'.
Câu 39:
Loại đột biến NST nào sau đây làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào?
Đáp án A
Đáp án A. Vì đột biến tam bội có bộ NST 3n nên làm tăng hàm lượng ADN. Các phương án B, C, D đều làm giảm hàm lượng ADN.
Câu 40:
Một tế bào của người bình thường tiến hành nguyên phân 2 lần, số NST mà môi trường cung cấp là bao nhiêu?
Đáp án C
Tế bào của người bình thường có bộ NST 2n = 46. Tế bào này nguyên phân 2 lần thì số NST mà môi trường cung cấp = 46 × (22 – 1) = 138. → Đáp án C