Trong quần thể, sự phân bố đồng đều có ý nghĩa:
A. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
B. Tăng khả năng hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.
C. Giảm cạnh tranh giữa các cá thể.
D. Giúp bảo vệ lãnh thổ cư trú.
Chọn đáp án C.
Phân bố đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể của quần thể.
Ý nghĩa: Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Ví dụ: Cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ,...
Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn ở hệ sinh thái trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(I). Tất cả các loài động vật ăn thực vật đều được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1.
(II). Bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.
(III). Các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 1.
(IV). Mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật.
Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ rơi vào trạng thái tuyệt chủng.
II. Nếu không có di – nhập cư và tỉ lệ sinh sản bằng tỉ lệ tử vong thì kích thước quần thể sẽ được duy trì ổn định.
III. Cạnh tranh cùng loài góp phần duy trì ổn định kích thước quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường.
IV. Nếu môi trường được bổ sung thêm nguồn sống thì tỉ lệ sinh sản tăng và thường dẫn tới làm tăng kích thước quần thể.
Một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng nguyên sinh được mô tả như sau: Sóc ăn quả dẻ; diều hâu ăn sóc và chim gõ kiến; xén tóc ăn nón thông; chim gõ kiến và thằn lằn ăn xén tóc; chim gõ kiến và thằn lằn là thức ăn của trăn. Khi nói về lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Nếu loài chim gõ kiến bị tiêu diệt thì số lượng diều hâu có thể giảm.
II. Nếu loài diều hâu bị tiêu diệt thì số lượng sóc có thể tăng.
III. Chim gõ kiến và thằn lằn đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
IV. Lưới thức ăn này có 4 chuỗi thức ăn.
Chuỗi thức ăn: “Cỏ → Cào cào → Nhái → Rắn → Đại bàng” có bao nhiêu loài sinh vật tiêu thụ?
Nhóm sinh vật nào sau đây luôn được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1?
Vườn dừa có loài côn trùng A chuyên đưa những con côn trùng của loài B lên chồi non để côn trùng B lấy nhựa của cây dừa và thải ra chất dinh dưỡng cho côn trùng A ăn. Để bảo vệ vườn dừa, người nông dân đã thả vào vườn loài kiến 3 khoang. Khi được thả vào vườn, kiến ba khoang đã sử dụng loài côn trùng A làm thức ăn và không gây hại cho dừa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(I). Kiến 3 khoang và dừa là quan hệ hợp tác.
(II). Côn trùng A và cây dừa là quan hệ hội sinh.
(III). Kiến 3 khoang và côn trùng A là quan hệ sinh vật ăn sinh vật.
(IV). Côn trùng A và côn trùng B là quan hệ hỗ trợ khác loài
Trong cùng một môi trường sống, nếu các cá thể sinh vật đến từ các loài gần nhau và sử dụng chung nguồn sống thì:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật. Phát biểu nào sau đây đúng?
Quan sát số lượng cây cỏ mực ở trong một quần xã sinh vật, người ta thấy được trên bờ mương, mật độ đo được 28 cây Trong khi đó, ở giữa ruộng mật độ đo được là 8 cây Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?
Chim sáo mỏ đỏ và linh dương có mối quan hệ sinh thái nào sau đây?
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vực rừng ngập mặn cần giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Đây là biểu hiện của hiện tượng:
Đến mùa sinh sản, ve sầu cái đua nhau phát ra tiếng kêu để tìm con đực. Hiện tượng đua nhau này là thuộc mối quan hệ sinh thái nào sau đây?
Khi nói về cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(I). Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp với sức chứa môi trường.
(II). Khi môi trường khan hiếm nguồn sống và mật độ cá thể quá cao thì cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt.
(III). Cạnh tranh cùng loài tạo động lực thúc đẩy sự tiến hóa của loài.
(IV). Cạnh tranh cùng loài làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành loài mới.