Thứ sáu, 29/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 66

Trong quá trình ôn thi THPT Quốc Gia môn Sinh học năm 2020, một học sinh khi so sánh sự giống và khác nhau giữa các đặc điểm gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. Ở ruồi giấm đã lập bảng tổng kết sau:

Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường

Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính

(1) Số lượng nhiều

(2) Số lượng nhiều.

(3) Có thể bị đột biến

(4) Không thể bị đột biến

(5) Tồn tại thành từng cặp gen alen

(6) Không tồn tại thành từng cặp gen alen

(7) Có thể quy định giới tính

(8) Có thể quy định tính trạng thường

(9) Phân chia đồng đều trong phân bào

(10) Không phân chia đồng đều trong phân bào.

Số thông tin mà học sinh trên đã nhầm lẫn khi lập bảng tổng kết là:

A. 5                               

B. 3                               

C. 4                               

Đáp án chính xác

D. 6

Trả lời:

verified Giải bởi qa.haylamdo.com

Đáp án C

Ý (4) sai, tất cả các gen đều có khả năng bị đột biến.

Ý (6) sai, gen nằm trên NST giới tính ở giới XX hoặc gen nằm trên NST giới tính ở vùng tương đồng của giới XY đều tồn tại thành từng cặp gen alen.

Ý (7) sai, trên NST thường không mang gen quy định giới tính.

Ý (10) sai, các gen nằm trong nhân tế bào đều phân chia đồng đều trong phân bào.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho các thông tin về cấu trúc nhiễm sắc thể như sau:

(1) Ở sinh vật nhân thực, NST được cấu tạo từ ADN, nên sự nhân đôi của ADN dẫn đến sự nhân đôi của NST.

(2) Ở tế bào nhân thực, cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhân đôi và phân ly của NST

(3) Ở tế bào nhân thực, đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nuclêôxôm.

(4) Phân tử ADN đóng xoắn cực đại vào kì đầu 1 trong quá trình phân bào giảm nhiễm.

(5) Trình tự đầu mút đóng vai trò bảo vệ nhiễm sắc thể và là đồng hồ phân tử báo hiệu sự già hóa của tế bào.

Số kết luận đúng dựa vào hình trên là:

Xem đáp án » 22/04/2022 151

Câu 2:

Cho các phương pháp sau:

(1) Nuôi cấy mô thực vật.                                       (2) Nhân bản vô tính tự nhiên.

(3) Lai tế bào sinh dưỡng.                                       (4) Nuôi cấy hạt phấn, noãn chưa thụ tinh.

(5) Cây truyền phôi.                                                (6) Gây đột biến.

Có bao nhiêu phương pháp nhân nhanh giống trong sản xuất nông nghiệp?

Xem đáp án » 22/04/2022 130

Câu 3:

Khi nói về trao đổi nước ở thực vật trên cạn, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án » 22/04/2022 107

Câu 4:

Ở quần đảo Hawai, trên những cánh đồng mía loài cây cảnh (Lantana) phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến năng suất cây mía; Chim sáo chủ yếu ăn quả của cây cảnh, ngoài ra còn ăn thêm sâu hại mía; Để tăng năng suất cây mía người ta nhập một số loài sâu bọ kí sinh trên cây cảnh. Khi cây cảnh bị tiêu diệt năng suất mía vẫn không tăng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do

Xem đáp án » 22/04/2022 105

Câu 5:

Khi nói về ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp, phát biểu sau đây đúng?

Xem đáp án » 22/04/2022 102

Câu 6:

Quy luật phân ly của Menđen không nghiệm đúng trong trường hợp

Xem đáp án » 22/04/2022 98

Câu 7:

Điểm giống nhau giữa các quy luật di truyền của Menđen là

Xem đáp án » 22/04/2022 98

Câu 8:

Xét các trường hợp sau:

(1) Những cá thể có sức sống kém sẽ bị đào thải, kết quả làm giảm mật độ cá thể của quần thể.

(2) Các cá thể đánh nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.

(3) Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau.

(4) Thực vật tự tia thưa làm giảm số lượng cá thể của quần thể.

(5) Sự quần tụ giữa các cá thể củng loài làm tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.

Những trường hợp do cạnh tranh cùng loài gây ra là:

Xem đáp án » 22/04/2022 97

Câu 9:

Khi nói về cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án » 22/04/2022 94

Câu 10:

Cho các ví dụ sau:

(1) Trùng roi sống trong ruột mối.

(2) Vi khuẩn Rhizubium sống trong rễ cây họ đậu.

(3) Cây phong lan sống trên thân cây gỗ mục      (4) Cây tầm gửi sống trên cây khác

(5) Cá nhỏ xỉa răng cho cá lớn để lấy thức ăn.      (6) Giun sán sống trong ruột người.

Có bao nhiêu ví dụ về quan hệ hỗ trợ

Xem đáp án » 22/04/2022 93

Câu 11:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

(1) Kích thước của quần thể sinh vật là khoảng không gian mà các cá thể của quần thể sinh sống.

(2) Kích thước quần thể là số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

(3) Kích thước tối thiểu là khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

(4) Kích thước của quần thể sinh vật là một đặc trưng có tính ổn định, nó chỉ thay đổi khi quần thể di cư đến môi trường mới.

(5) Kích thước tối đa là tốc độ tăng trưởng cực đại của quần thể phù hợp với khả năng cung cấp của môi trường.

Xem đáp án » 22/04/2022 90

Câu 12:

Cho các phát biểu sau về đột biến gen; phát biểu nào sau đây chưa chính xác?

Xem đáp án » 22/04/2022 86

Câu 13:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể giao phối qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như trong bảng sau:

 

Thành phần kiểu gen

Thế hệ F1

Thế hệ F2

Thế hệ F3

Thế hệ F4

AA

0,64

0,64

0,2

0,2

Aa

0,32

0,32

0,4

0,48

aa

0,04

0,04

0,4

0,36

Dưới đây là các kết luận rút ra từ quần thể trên:

(1) Đột biến là nhân tố gây ra sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F3

(2) Các yếu tố ngẫu nhiên đã gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F3

(3) Tất cả các kiểu gen đồng hợp tử lặn đều vô sinh nên F3 có cấu trúc di truyền như vậy.

(4) Tần số các alen A trước khi chịu tác động của nhân tố tiến hóa là 0,8.

Những kết luận đúng là :

Xem đáp án » 22/04/2022 85

Câu 14:

Cho các thông tin:

(1) Không làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

(2) Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên một NST.

(3) Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.

(4) Làm xuất hiện các nhóm gen liên kết mới,

Trong các thông tin trên, có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn NST và đột biến lệch bội dạng thể một?

Xem đáp án » 22/04/2022 84

Câu 15:

Hai loài ốc có vỏ xoắn ngược chiều nhau, một loài xoắn ngược chiều kim đồng hồ, loài kia xoắn theo chiều kim đồng hồ nên chúng không thể giao phối được với nhau. Đây là hiện tượng

Xem đáp án » 22/04/2022 83

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »