Sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người, bênh bạch tạng do alen lặn nằm trên NST thường quy định, alen trội tương ứng quy định kiểu hình bình thường.
Biết rằng không còn ai trong phả hệ trên có biểu hiện bệnh. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là chính xác về phả hệ trên?
I. (11) và (12) có kiểu gen giống nhau.
II. Xác suất để người con trai của (11) mang genn bệnh là .
III. Nếu vợ chồng (12) và (13) dự định sinh thêm con thì xác suất sinh ra người con mang gen bệnh là 45%.
IV. Có tối thiểu 6 người trong phả hệ có gen dị hợp tử.
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Chọn đáp án A
Quy ước:
Alen A: bình thường >> alen a: bệnh bạch tạng
(15) bị bạch tạng nên có kiểu gen là aa → (12) và (13) có kiểu gen Aa
(1) bị bạch tạng nên có kiểu gen là aa → (5) có kiểu gen Aa
(7) bị bạch tạng nên có kiểu gen là aa → (3) và (4) đều có kiểu gen Aa → (6) có kiểu gen là → chưa xác định được kiểu gen của (11) (tức là kiểu gen của (11) có thể là AA hoặc Aa) → có thể giống và khác kiểu gen với (12) → I sai.
(11) có thể có kiểu gen Aa hoặc AA với xác suất:
(8) bị bạch tạng nên kiểu gen của (8) là aa → (10) có kiểu gen là Aa
Ta có:
→ Xác suất để người con trai bình thường của (11) mang gen bệnh (có kiểu gen Aa) là: → II đúng.
Ta có hay
→ Xác suất sinh ra người con mang gen bệnh của cặp (12), (13) là:
→ III đúng.
IV đúng, những người có kiểu gen dị hợp trong phả hệ ta có thể biết chắc chắn là: (3), (4), (5), (10), (12), (13).
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Đối với Bài tập phả hệ, thường phải tiến hành theo 2 bước:
Bước 1: Dựa vào phả hệ để xác định quy luật di truyền của tính trạng bệnh.
Bước 2: Tiến hành các phép tính theo yêu cầu của bài toán.
+ Nếu bài toán yêu cầu tìm kiểu gen của những người trong phả hệ thì phải dựa vào kiểu gen của những người có kiểu hình lặn (aa) để suy ra kiểu gen của người có kiểu hình trội.
+ Nếu bài toán yêu cầu tìm xác suất thì phải tìm xác suất kiểu gen của bố mẹ, sau đó mới tính được xác suất của đời con.
- Trong phả hệ, nếu một cặp bố mẹ có kiểu hình giống nhau nhưng sinh con có kiểu hình khác thì tính trạng mới xuất hiện chính là tính trạng lặn.
- Khi xác định kiểu gen của những người trong phả hệ thì trước hết phải xác định kiểu gen của những kiểu hình mang tính trạng lặn trước, sau đó suy ra kiểu gen của những người còn lại.
Xác suất sinh con mang kiểu hình lặn = tỉ lệ giao tử lặn của bố x tỉ lệ giao tử lặn của mẹ.
Xác suất sinh con mang kiểu hình trội = 1 – xác suất sinh con mang kiểu hình lặn.
Dựa vào hình ảnh dưới đây em hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu về hình ảnh này là đúng?
(1) Đây là phương pháp tạo giống áp dụng cho cả động vật và thực vật.
(2) Các cây con thu được đều có kiểu gen thuần chủng.
(3) Các dòng đơn bội qua chọn lọc được lưỡng bội hóa bằng 2 cách.
(4) Phương pháp này có hiệu quả cao khi chọn các dạng cây có đặc tính như: kháng thuốc diệt cỏ, chịu lạnh, chịu hạn, chịu phèn, chịu mặn, kháng bệnh,...
Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài sống trong một môi trường thì sẽ có ổ sinh thái trùng nhau.
II. Các loài có ổ sinh thái giống nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì sẽ cạnh tranh với nhau.
III. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường rộng hơn các laoif sống ở vùng ôn đới.
IV. Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố hạn chế.
Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của NST giưới tính có 2 alen, alen A quy định mắt đỏ hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng (P) thu được F1 gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi mắt trắng. Cho F1 giao phối tự do với nhau thu được F2. Cho các phát biểu sau về các con ruồi ở thế hệ F2, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ 31,25%.
(2) Tỉ lệ ruồi đực mắt đỏ và ruồi đực mắt trắng bằng nhau.
(3) Số ruồi cái mắt trắng bằng 50% số ruồi đực mắt trắng.
(4) Ruồi cái mắt đỏ thuần chủng bằng 25% ruồi cái mắt đỏ không tuần chủng.
Khi nói về nhân tố tiến hóa, di – nhập gen và đột biến có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.
II. Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.
III. Đều có theer dẫn tới làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
IV. Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.