Phương pháp giải: Suy luận, loại trừ phương án.
Giải chi tiết:
A loại vì ở nhiều nơi khác, quần chúng cũng sẵn sàng hi sinh để đấu tranh.
B loại vì cũng có nhiều nơi khác mà quân Pháp không quan tâm.
C loại vì sau khi chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng căn cứ địa thì lực lượng vũ trang mới được thành lập.
D chọn vì Cao Bằng là nơi có phong trào cách mạng tốt, cùng địa hình hiểm yếu. Cụ thể:
- Phong trào các mạng ở Cao Bằng: nhân dân Cao Bằng có truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm; đây là nơi sớm có tổ chức cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930, chi bộ Đảng đầu tiên của Cao Bằng thành lập sau đó ngày 1-4-1930. Cho đến cuối những năm 30 của thế kỷ XX, phong trào cách mạng ở Cao Bằng đã có những bước phát triển đáng kể. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương, cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân chống lại ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân Pháp đã tương đối phát triển và thu được nhiều kết quả.
- Địa hình:
+ Cao Bằng là tỉnh giáp với biên giới Trung Quốc, gần thành phố Long Châu, một trong những trung tâm cách mạng của người Việt ở Trung Quốc lúc bấy giờ.
+ Cao Bằng có địa hình hiểm trở, rừng núi chiếm trên 90% diện tích, có nhiều núi cao, nhiều sông suối, lắm thác ghềnh như: sông Bằng, sông Hiến, Sông Gâm, sông Bắc Vọng… Trên mảnh đất đầy núi non, rừng rậm, sông suối đó có những vùng thuận lợi cho các đội du kích, các cơ sở cách mạng hoạt động như Pác Bó (Hà Quảng), Lam Sơn (Hòa An)… Hệ thống giao thông thủy bộ của Cao Bằng giữ vị trí quan trọng có tầm chiến lược ở Việt Bắc không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, xã hội mà cả về chính trị, quân sự.
+ Cao Bằng có hang bí mật chỉ có một gia đình biết như hang Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng), là nơi cất giấu thóc gạo của ông Máy Lì ở Sum Đắc, gần cột mốc biên giới. Địa hình hiểm trở của núi, sông, các thung lũng, hang động, mái đá ngườm… được nhân dân ta phát huy tác dụng mạnh mẽ trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong kháng chiến. Đó là rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
+ Cao Bằng có gần 10% diện tích đất bằng với một số cánh đồng vừa và nhỏ. Dọc theo các con sông, trên các thung lũng như: Sóc Hà, Đôn Chương, Phù Ngọc, Đồng Mu, Bó Thạch, Thạch Bình, Cổ Nồng, Thông Huề, Pò Tấu, Tiên Thành, lớn nhất là cánh đồng Hòa An, trải dài tới 20km. Xét về chiến lược kinh tế thì một căn cứ địa phải có khả năng tự cung tự cấp những nhu cầu kinh tế thiết yếu.
Chọn D.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:
- Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! - Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.”
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)
Đoạn trích trên được kể thông qua lời của ai?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...”
(Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1, trang 120)
Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây là:
Cho hàm số \[y = f(x)\] có đạo hàm \[f(x)\] liên tục trên R và đồ thị hàm số \[y = f(x)\] như hình vẽ.
Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị nguyên của m để hàm số \[y = f(\left| {x + 1} \right| - m)\] có 3 điểm cực trị. Tổng tất cả các phần tử của tập hợp S bằng ?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với Sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ... Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo.
(Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Đoạn trích trên thể hiện vẻ đẹp nào của ông Đò?