Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1-2 ml dung dịch hồ tinh bột.
Bước 2: Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đó.
Bước 3: Đun nóng dung dịch trong ống nghiệm một lát trên ngọn lửa đèn cồn, không để dung dịch sôi.
Bước 4: Làm nguội dung dịch trong ống nghiệm vừa đun ở bước 3 bằng cách ngâm ống nghiệm trong cốc thủy tinh chứa nước ở nhiệt độ thường.
Cho các phát biểu sau:
(1) Dung dịch ở bước 1 có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu xanh lam.
(2) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm có màu xanh tím.
(3) Ở bước 3, màu xanh tím của dung dịch trong ống nghiệm bị nhạt dần hoặc mất màu.
(4) Sau bước 4, màu xanh tím của dung dịch trong ống nghiệm sẽ biến mất hoàn toàn.
(5) Ở bước 1, nếu thay tinh bột bằng glucozơ thì các hiện tượng thí nghiệm sau bước 2 vẫn xảy ra tương tự.
Số phát biểu đúng là
Đáp án D
Những phát biểu đúng: (2), (3).
(1) sai. Tinh bột không có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu xanh lam.
(2) đúng.
(3) đúng. Khi đun nóng, cấu trúc mạch tinh bột dạng xoắn bị giãn ra, iot không còn bám trên tinh bột nên màu xanh tím của dung dịch trong ống nghiệm bị nhạt dần hoặc mất màu.
(4) sai. Khi để nguội, iot bám lại vào tinh bột làm dung dịch có màu tím trở lại.
(5) sai. Glucozơ không hấp thụ iot.
Giải thích về sự hấp phụ iot của hồ tinh bột: - Khi nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 1 – 2 ml dung dịch hồ tinh bột ta thấy dung dịch chuyển thành màu xanh tím, do tinh bột có cấu tạo dạng rỗng nên hấp thụ iot. - Khi đun nóng dung dịch thì màu xanh tím bị mất màu, để nguội thì màu xanh tím lại xuất hiện, do khi đun nóng tinh bột duỗi xoắn không thể hấp phụ được iot, để nguội tinh bột lại về dạng xoắn, nên dung dịch lại có màu tím trở lại. |
Este được tạo bởi ancol đơn chức và axit đơn chức có dạng tổng quát là
Thuỷ phân một este X có công thức phân tử là C4H8O2 ta được axit Y và rượu Z. Oxi hoá Z bởi O2 có xúc tác lại thu được Y. Công thức cấu tạo của X là
Hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở đều tạo từ axit cacboxylic và ancol: X (no đơn chức), Y (không no, đơn chức, phân tử có hai liên kết pi) và Z (no, hai chức). Cho 0,58 mol E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu đuợc 38,34 gam hỗn hợp 3 ancol cùng dãy đồng đẳng và 73,22 gam hỗn hợp T gồm 3 muối của 3 axit cacboxylic. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,365 mol O2, thu đuợc Na2CO3, H2O và 0,6 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Hòa tan hết 9,36 gam hỗn hợp Mg và MgCO3 tỉ lệ mol tương ứng 3:1 vào dung dịch HNO3 loãng dư, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai khí có tỉ khối so với He bằng 11. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Giá trị m là
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thổ thuộc nhóm
Cho hợp chất X là este thuần chức, có công thức phân tử là C6H10O4, tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được muối X1 và 2 ancol X2, X3 (). Đun nóng X1 với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO thu được khí H2. Nhận định nào sau đây là chính xác?
Khí nào sau đây làm đục nước vôi trong nhưng không làm mất màu dung dịch brom?
Xenlulozo trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozo và axit nitric. Tính thể tích axit nitric 99,67% (có khối lượng riêng 1,52g/ml) cần để sản xuất 59,4 kg xenlulozo trinitrat. Biết hiệu suất phản ứng là 90%.
Để hòa tan hoàn toàn 10,8 g oxit sắt cần vừa đủ 300ml dung dịch HCl 1M . Oxit sắt là