Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,25M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của V là
A. 1,2.
B. 2,3.
C. 1,6.
D. 1,5.
Chọn C.
Tại V thì kết tủa chỉ chứa BaSO4 với
Cho 12,48 gam X gồm Cu và Fe tác dụng hết với 0,15 mol hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2, thu được chất rắn Y gồm các muối và oxit. Hòa tan vừa hết Y cần dùng 360 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Z, thu được 75,36 gam chất rắn. Mặt khác, hòa tan hết 12,48 gam X trong dung dịch HNO3 nồng độ 31,5%, thu được dung dịch T và 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Nồng độ % của Fe(NO3)3 trong T gần nhất với giá trị nào sau đây?
Hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí metan trong phòng thí nghiệm
Một học sinh dựa vào thí nghiệm trên đã nêu ra các phát biểu sau:
(a) Khí metan dễ tan trong nước nên cần phải thu bằng phương pháp đẩy H2O.
(b) Các chất rắn trong X là CaO, NaOH, CH3COONa.
(c) Ống nghiệm đựng chất rắn khi lắp cần phải cho miệng hơi chúc xuống dưới.
(d) Khi kết thúc thí nghiệm phải tắt đèn cồn trước rồi mới tháo ống dẫn khí.
(e) CaO là chất bảo vệ ống thủy tinh, tránh bị nóng chảy.
Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
Cho các phát biểu sau:
(a) Ăn mòn điện hóa học không phát sinh dòng điện.
(b) Kim loại xesi được dùng làm tế bào quang điện.
(c) Có thể dùng dung dịch NaOH để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.
(d) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào phèn chua thì thu được kết tủa.
(e) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại dạng đơn chất.
(f) Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang.
Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
Đun nóng 41,49 gam hỗn hợp E gồm chất X (C2H8O2N2) và tripeptit Y (C7H13N3O4) trong 350 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch T chứa ba muối và HCl dư. Cho dung dịch T tác dụng vừa đủ với 508 ml dung dịch NaOH 2,5M thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là
Cho 60,2 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 15,947% về khối lượng) tan hết vào nước, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí H2 (đktc). Cho V lít dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
Cho chất hữu cơ X có công thức C7H18O2N2 và thực hiện các sơ đồ phản ứng sau:
(1) X + NaOH → X1 + X2 + H2O. (2) X1 + 2HCl → X3 + NaCl
(3) X4 + HCl → X3 (4) X4 → tơ nilon-6 + H2O
Phát biểu đúng là
Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong dung dịch NaOH thu được glixerol và hỗn hợp hai muối gồm natri oleat và natri stearat. Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 154,56 gam O2 thu được 150,48 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
Cho phản ứng hóa học: KOH + HCl → KCl + H2O. Phản ứng nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?
Hỗn hợp X gồm 0,15 mol butađien, 0,2 mol etilen và 0,4 mol H2. Cho hỗn hợp X qua Ni nung nóng thu được V lít hỗn hợp Y (đktc). Cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thấy có 32 gam brom đã phản ứng. Giá trị V là
Trong các polime sau: polietilen, tơ nitron, xenlulozơ, poli(vinyl clorua), tơ nilon-6,6, có bao nhiêu polime là sản phẩm của phản ứng trùng hợp?