Đề 3
-
6057 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(1)Tôi đã đọc đời mình trên là
người nâng niu lộc biếc mùa xuân
người hóng mát dưới trưa mùa hạ
người gom về đốt lửa sưởi mùa đông
(2)Tôi đã đọc đời mình trên lá
lúc non tơ óng ánh bình minh
lúc rách nát gió vò, bão quật
lúc cao xanh, lúc về đất vô hình
(3)Tôi đã đọc đời mình trên là
có thể khổng lồ, có thể bé li ti
dẫu tồn tại một giây vẫn tươi niềm kiêu hãnh
đã sinh ra
chẳng sợ thử thách gì.
(Nguyễn Minh Khiêm, Đọc đời mình trên lá, dẫn theo vannghequandoi.com.vn, 19/06/2014)
(NB) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Phương pháp: Vận dụng những kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
Câu 2:
(TH) Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của từ “khổng lồ” và “bé li ti” trong hai câu thơ: “Tôi đã đọc đời mình trên lá/có thể khổng lồ, có thể bé li ti”
Phương pháp: Phân tích, lý giải.
Cách giải:
Hai từ “khổng lồ” và “bé ti tí” có thể hiểu là:
- Nghĩa đen để nói về kích thước của những chiếc lá. Mỗi loài cây lại có những kích thước lá khác nhau, cây có lá “khổng lồ”, cây lại có lá “bé tí ti”.
- Từ đó có thể hiểu hai từ này trong câu thơ để nói về cuộc đời mỗi con người, có thể thành người “khổng lồ” đạt được nhiều thành tựu, thành công rực rỡ, cũng có thể “bé ti tí” sống khiêm nhường, lặng lẽ. Dù là người khổng lồ, hay bé tí ti thì cũng phải sống cuộc đời kiêu hãnh, đầy ý nghĩa.
Câu 3:
(TH) Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong khổ thơ thứ 2.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ đã học.
Cách giải:
- Nghệ thuật ẩn dụ: non tơ, rách nát, cao xanh, về đất.
- Tác dụng:
+ Các hình ảnh ẩn dụ giúp câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, hàm chứa nhiều ý nghĩa.
+ Ngoài ra, sử dụng các hình ảnh ẩn dụ này tác giả đã cho thấy hành trình cuộc đời của một con người từ non tơ (khi ta còn bé, chưa va vấp), đến rách nát (khi bước vào đời, đối mặt với bao khó khăn, thất bại), rồi đến cao xanh (khi đạt được thành công) và cuối cùng là trở về với đất mẹ.
Câu 4:
(VD) Bài học sâu sắc nhất mà anh/chị “đọc” được từ văn bản trên? Hãy trình bày ngắn gọn ý nghĩa của bài học đó.
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh nêu bài học tâm đắc nhất với bản thân và nêu ý nghĩa. Bài học phải bám sát nội dung đoạn thơ, không xa rời với văn bản.
Gợi ý: Bài học về thái độ của mỗi cá nhân trước thách thức của cuộc sống.
Câu 5:
II. LÀM VĂN
Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần thiết của mỗi người trước những thử thách trong cuộc sống.
Phương pháp:
- Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Thái độ cần thiết của mỗi người trước những thử thách trong cuộc sống
- Phân tích, lí giải, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
1. Giới thiệu chung: Thái độ cần thiết của mỗi người trước những thử thách trong cuộc sống.
2. Giải thích
- Thử thách: là những thách thức, khó khăn mà chúng ta gặp phải trong công việc, cuộc sống.
3. Bàn luận
- Đứng trước những khó khăn, thách thức con người thường có hai lựa chọn:
+ Chán nản, tuyệt vọng và gục ngã, không bao giờ có thể đứng dậy bước tiếp được nữa.
+ Ứng xử thứ hai là bình tĩnh, tự tin, đứng lên đương đầu với bão tố.
- Trước những khó khăn, thách thức con người cần ứng xử thế nào?
+ Bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề, nhìn lại xem bản thân đã sai gì, sai ở đâu?
+ Sau khi tìm được cái thiếu hụt của bản thân cần điều chỉnh, sửa đổi để tránh lặp lại những sai lầm đó lần nữa.
+ Quan trọng nhất là bản thân phải có ý chí, nghị lực, phải có niềm tin và không ngừng vươn lên.
+….
- Mở rộng vấn đề: Phê phán những người yếu đuối, dễ dàng gục ngã trước khó khăn
4. Tổng kết vấn đề
Câu 6:
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò sông Đà trong đoạn trích sau:
“…Vậy là phải xong cái trùng vì thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghi mắt, phải phải luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sóng thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đã nơi di nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm của trận, có bốn cửa từ một của sinh, của sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa từ để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bàn sóng đáng luồng rồi, ông đồ ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trải tiền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn của tử. Ông đồ vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông trảnh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sẩn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền, Chỉ còn vắng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trung vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vi thứ ba nữa...”
(Trích “Người lái đò Sông Đà”, Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD, 2018, tr 189)
Phương pháp:
- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận hình tượng người lái đò sông Đà trong đoạn trích.
- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
I. Mở bài
- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Tuân: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ.
- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
- Khái quát nội dung: Hình tượng người lái đò sông Đà.
II. Thân bài
1. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần đầu khi nói đến cuộc chiến giữa người lái đò Sông Đà với trùng vi thạch trận thứ hai.
2. Giới thiệu chân dung người lái đò.
- Tên gọi, lai lịch: Được gọi là người lái đò Sông Đà và người lái đò Lai Châu. Tên gọi đã ẩn chứa trong đó địa danh sinh sống, địa danh làm việc, nghề nghiệp. Người làm nghề chèo đò suốt dọc Sông Đà hơn mười năm liền. Nhân vật không có tên riêng mà gọi tên bằng địa danh sinh sống, địa danh làm việc. Tác giả muốn khẳng định rằng không chỉ có một ông lái đò phi phàm xuất chúng mà đây là một đại diện tiêu biểu cho vô số chất vàng mười đang lấp lánh tỏa sáng ở mảnh đất Tây Bắc.
- Chân dung: In đậm dấu ấn nghề nghiệp.
+ Tay ông lêu nghêu như cái sào,
+ Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng
+ Giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông.
+ Nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù.
+ Cái đầu bạc quắc thước… đặt lên thân hình gọn quánh chất sừng chất mun.
+ Ngực vú bả vai bầm lên một khoanh củ nâu – vết nghề nghiệp do đầu sào gửi lại. Đây là thứ huân chương lao động siêu hạng.
=> Bức chân dung rất trẻ tráng dù ông lái đò đã ngoài 70 tuổi và đây là thứ ngoại hình được hun đúc được dinh ra từ sông nước dữ dội, hiểm trở. Cho thấy sự gắn bó với nghề nghiệp của ông lái đò. Ông lái đò đã chèo lái, xuôi ngược trên Sông Đà hơn 100 lần, chính tay ông cầm lái khoảng hơn 60 lần. Ông đã gắn bó với nghề này hơn 10 năm trời.
3. Vẻ đẹp hình tượng người lái đò thông qua trùng vi thạch trận thứ hai.
a. Vẻ đẹp trí dũng thể hiện qua cuộc chiến với Sông Đà.
- Khắc họa trong tương quan với hình ảnh sông Đà hung bạo, hùng vĩ:
Nghệ thuật tương phản đã làm nổi bật một cuộc chiến không cân sức:
+ Một bên là thiên nhiên bạo liệt, hung tàn, sức mạnh vô song với sóng nước, với thạch tinh nham hiểm.
+ Một bên là con người bé nhỏ trên chiếc thuyền con én đơn độc và vũ khí trong tay chỉ là những chiếc cán chèo.
=> Cuộc chiến không cân sức nhằm tôn vinh vẻ đẹp của con người trong công cuộc trinh phục tự nhiên.
- Diễn biến cuộc chiến.
+ Khái quát lại sự nguy hiểm của Sông Đà trong trùng vi thạch trận thứ hai.
+ Vẻ đẹp người lái đò trong cuộc chiến ở trùng vi thứ hai:
++ Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật.
++ Trước dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá, ông lái đò cùng chiếc thuyền cưỡi trên dòng thác như cưỡi trên lưng hổ. Ông ghì cương lái miết về phía luồng cửa sinh sau khi bám chắc luồn nước đúng.
++ Khi bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước xô ra, ông đò không hề nao núng mà tỉnh táo, linh hoạt thay đổi chiến thuật, ứng phó kịp thời “đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến” để rồi “những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền”.
b. Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ:
- Chất tài hoa: Với nhà văn, tài hoa là khi con người đạt tới trình độ điêu luyện, thuần thục trong công việc của mình, đến độ có thể sáng tạo được, có thể vươn tới tự do. Sở dĩ có thể băng băng vượt qua thác giữ, xé toang hết lớp này đến lớp khác của các trùng ghi thạch trận với phong thái rất ung dung, thảnh thơi. Bởi lẽ ông đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Sông Đà với ông giống như một bản trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những dấu chấm than, dấu chấm câu và cả những đoạn xuống dòng. Ông đã nhớ như đóng đanh vào lòng tất cả các luồng nước.
- Chất nghệ sĩ: Đôi cánh tay chèo lái và đôi chân giữ thế tạo đà kết hợp như vũ điệu nhịp nhàng với bản giao hưởng của dòng sông. Người lái đò đã điều khiến chiếc thuyền lái miết về phía luồng cửa sinh sau khi bám chắc luồn nước đúng
=> Nó giống như một màn biểu diễn nghệ thuật hoàn hảo.
4. Cách nhìn nhận con người của nhà văn Nguyễn Tuân.
- Nguyễn Tuân luôn nhìn nhận con người từ góc độ tài hoa, nghệ sĩ. Nếu như trước Cách mạng hình ảnh người nghệ sĩ mà ông hướng tới là những người có tài năng khí phách phi thường thì sau Cách mạng hình tượng người nghệ sĩ có thể tìm thấy ở ngay trong cuộc chiến đấu, lao động sản xuất hàng ngày.
- Nguyên Tuân luôn vận dụng vốn hiểu biết sâu rộng ở mọi lĩnh vực kết hợp với sự độc đáo, uyên bác, điêu luyện trong việc tiếp cận, nhìn nhận con người.
- Cái đẹp của con người trong thời kì này trong nhìn nhận của Nguyễn Tuân là cái đẹp gắn với nhân dân lao động, với cuộc sống đang nẩy nở sinh sôi, đồng thời lên án, tố cáo chế độ cũ, khẳng định bản chất nhân văn của chế độ mới.
III. Kết bài:
- Vẻ đẹp hình tượng người lái đò sông Đà.
- Phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa và uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.