Đề luyện thi thpt quốc gia môn Lịch Sử có đáp án cực hay (Đề 4)
-
12247 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc nhất của văn hóa truyền thống Ấn Độ ra bên ngoài là:
Đáp án A
Ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc nhất của văn hóa truyền thông Ấn Độ ra bên ngoài là tôn giáo và chữ viết (chủ yếu khu vực Đông Nam Á); Tôn giáo (hấu hết Đông Nam Á) bị ảnh hưởng bởi Phật giáo, chữ viết – chữ Phạn (nền văn hóa Chămpa, chữ viết Cam-pu-chia,…)
Câu 2:
Thời kỳ nào đã đưa Cách mạng tư sản Pháp lên đến đỉnh cao?
Đáp án C
Thời kì phái Giacôbanh cầm quyền đã đưa cách mạng tư sản Pháp đạt đến đỉnh cao bởi thời kì này vấn đế ruộng đất – đòi hỏi cơ bản của quần chúng nông dân được đáp ứng.
Câu 3:
Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của quân Xiêm năm 1785?
Đáp án D
SGK 10 trang 117 – Năm 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận Rạch Gầm – Xoài Mút đánh tan quân Xiêm xâm lược
Câu 4:
Hệ tư tưởng tôn giáo nào được nhập vào nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?
Đáp án D
SGK 10 trang 121 – Thế kỉ XVI – XVIII nhiều giáo sĩ đạo Thiên Chúa phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào Việt Nam truyền đạo.
Câu 5:
Từ nửa thế kỉ nào XIX, các nước Đông Nam Á
Đáp án A
SGK 11 trang 17 – Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu – Mĩ (trừ Xiêm giữu được độc lập nhưng bị lệ thuộc nhiều mặt).
Câu 6:
Tại sao nói thắng lợi Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã thay đổi cục diện thế giới?
Đáp án A
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi năm 1917 dẫn đến sự ra đời của nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới làm cho hệ thống TBCN không còn hoàn chỉnh bao trùm thế giới. Bên cạnh đó, cách mạng thành công đã cổ vũ mạnh mẽ và chỉ ra con đường đúng đắn đi đến thắng lợi cuối cùng trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc
Câu 7:
Thực chất của hệ thống Vecxai – Oasinhton là
Đáp án B
SGK 11 trang 59 – Thực chất của hệ thống Vécxai – Oasinhtơn là xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước thắng trận đối với các nước bại trận, thuộc địa và phụ thuộc
Câu 8:
Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX đã gắn việc đánh đuổi Pháp với
Đáp án B
Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX đã gắn việc đánh đuổi Pháp với cải biến xã hội, đây là 2 mặt của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Tiêu biểu là:
-Phan Bội Châu: chủ trương bạo động để đánh đuổi Pháp.
-Phan Chu Trinh chủ trương cải cách để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập
Câu 9:
Một trong những chính sách sai lầm của vua quan triều Nguyễn giữa thế kỉ XIX dẫn đến sự rạn nứt khối đoàn kết dân tộc là gì?
Đáp án D
SGK 11 trang 107 – Chính sách đối ngoại có những sai lầm, nhất là chính sách “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây đã gây ra những mâu thuẫn làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.
Câu 10:
Đặc điểm nào nổi bật nhất trong phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì?
Đáp án A
Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 chứng tỏ thái độ nhu nhược và bước đầu nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp. Với nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh, không còn đứng về phía nhân dân khiến nhân dân bất mãn “quyết đánh cả triều lẫn Tây” – vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng.
Câu 11:
Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?
Đáp án C
SGK 11 trang 152 – Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước, đến nước Pháp và các nước khác xem họ làm thế nào để rồi về giúp đồng bào mình
Câu 12:
Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh theo xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX là
Đáp án A
Phong trào đấu tranh theo xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX (tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh) đã thu hút nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội tham gia
Câu 13:
Trật tự hai cực Ianta sụp đổ vì:
Đáp án D
Trật tự hai cực Ianta bao gồm sự đối đầu giữa hai phe TBCN và XHCN, đứng đầu là Mĩ và Liên Xô. Trât tự này sụp đổ khi một cực tan rã. Năm 1991, hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đồng nghĩa với một cực bị tan rã, trật tự hai cực sụp đổ.
Câu 14:
Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ vai trò của Liên hiệp quốc hiện nay?
Đáp án D
Trước tình hình cụ thể của thế giới hiện nay là mâu thuẫn dân tộc, xung đột sắc tộc tôn giáo đang diễn ra ở nhiều nơi, chủ nghĩa khủng bố đang là mối đe dọa lớn với nhân loại. Liên hợp quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên
Câu 15:
Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1989 – 1991) là
Đáp án B
Nguyên nhân cơ bản quyết định sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đó là những hạn chế về đường lối lãnh đạo thiếu sự công bằng dân chủ làm mất lòng tin vào XHCN của quần chúng nhân dân. Đó chính là một mô hình XHCN chưa được khoa học =>Đây là một bước lùi tạm thời của CNXH
Câu 16:
Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào?
Đáp án A
Hoạt động ASEAN từ năm 1967 đến trước năm 1976 còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên thị trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu tự hội nghị cấp cao tại Bali 2/1976 với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác đã thống nhất mục tiêu chung và nguyên tắc hoạt động của tổ chức
Câu 17:
So với Việt Nam và Lào, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và tay sai của nhân dân Cam-pu-chia có điều gì đáng chú ý?
Đáp án A
Trong giai đoạn 1954 – 1975 ở Việt Nam và Lào đang tập trung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược thì Cam-pu-chia giai đoạn này với vai trò của Xihnúc thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập, không tham gia bất kì khối liên minh quân sự chính trị nào, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không điều kiện
Câu 18:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước Tâu Âu là:
Đáp án C
Điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau chiến tranh là liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Câu 19:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tham vọng gì?
Đáp án C
Sau chiến tranh Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới
Câu 20:
Đặc điểm chung của Hiệp ước Bali (của tổ chức ASEAN) và Định ước Henxinki (của Mĩ, Canada và 33 nước châu Âu) là:
Đáp án A
*Hiệp ước Bali (1976) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN:
+Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.
+Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
+Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
*Định ước Henxinki (1975) khẳng định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước.
=>Điểm chung của hiệp ước Bali và định ước Henxinki là đều xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước
Câu 21:
Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hóa đối với Việt Nam?
Đáp án C
Tính hai mặt của toàn cầu hóa với tất cả các quốc gia trên thế giới là vừa tạo ra cơ hội phát triển đồng thời cũng là thử thách đặt ra cho các nước. Việt Nam cũng là quốc gia chịu sự tác động của xu thế toàn cầu hóa
Câu 22:
Luận cương chính trị (10/1930) xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là:
Đáp án D
Luận cương chính trị 10/1930 nên hai nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. Hai nhiệm vụ đó có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Câu 23:
Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc?
Đáp án C
Đọc được Sơ thảo luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra những lý luận cách mạng phù hợp với con đường cách mạng của Việt Nam. Củ thể:
-Thứ nhất, Người xác định rõ kẻ thù.
-Thứ hai, động lực to lớn và là lực lượng chính của cách mạng là công nhân và nông dân.
-Thứ ba, tìm thấy hướng đi của cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa mà bản Sơ thảo của Lênin đã vạch ra.
-Thứ tư, mối quan hệ và tầm quan trọng của cách mạng thuộc địa với chính quốc.
Câu 24:
Cho các dữ liệu sau:
1.Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
2.Đông Dương Cộng sản liên đoàn chính thức được thành lập.
3.An Nam Cộng sản đảng được thành lập.
4.Đông Dương Cộng sản đảng được thành lập.
Hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo thứ tụ thời gian thành lập.
Đáp án D
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6.1925)
Đông Dương Cộng sản liên đoàn chính thức thành lập (9/1929)
An Nam Cộng sản đảng được thành lập (8/1929)
Đông Dương Cộng sản đảng được thành lập (6/1929)
Câu 25:
Điểm chung trong khuynh hướng đấu tranh của 3 tổ chức cộng sản ra đời năm 1930 là gì?
Đáp án B
Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đều được phân hóa từ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nên theo khuynh hướng cách mạng vô sản.
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập từ những hội viên tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin và những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nên cũng theo khuynh hướng vô sản
Câu 26:
Nội dung chủ yếu của cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là gì?
Đáp án A
Từ năm 1919 đến năm 1930 là cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất giữa hai khuynh hướng cách mạng:
-Khuynh hướng dân chủ tư sản là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản với việc thành lập của Đảng Lập hiến năm 1923. Đỉnh cao là sự ra đời và hoạt động của Việt Nam quốc dân đảng với cuộc khởi nghĩa Yên Bái kết thúc đánh dấu sự thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản trong lịch sử cách mạng
Từ năm 1919 đến năm 1930 là cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất giữa hai khuynh hướng cách mạng:
-Khuynh hướng dân chủ tư sản là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản với việc thành lập của Đảng Lập hiến năm 1923. Đỉnh cao là sự ra đời và hoạt động của Việt Nam quốc dân đảng với cuộc khởi nghĩa Yên Bái kết thúc đánh dấu sự thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản trong lịch sử cách mạng.
-Khuynh hướng vô sản: được Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào Việt Nam qua tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã thúc đẩy phong trào yêu nước, phong trào công nhân. Đặc biệt là phong trào “vô sản hóa” năm 1928 thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. Sự phân hóa này dẫn đến sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản năm 1929. Đó là sự thắng thế của khuynh hướng vô sản – xu thế khách quan của lịch sử dân tộc.
Câu 27:
Qua phong trào 1930 – 1931 Đảng ta được Quốc tế Cộng sản công nhận là
Đáp án A
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bố độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản
Câu 28:
Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, cách mạng thắng lợi ở các đô thị có ý nghĩa quyết định nhất vì nơi đây
Đáp án A
Đô thị chính là trung tâm kinh tế cũng như chính trị của kẻ xâm lược. Bởi vậy, thắng lợi của cách mạng ở đô thị giữ vai trò quyết định nhất để Tổng khởi nghĩa thành công.
Câu 29:
Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của sự kiện Nhật đảo chính Pháp 9/3/1945 đến cách mạng nước ta?
Đáp án A
Sự kiện Nhật đảo chính, hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương đã cho thấy kẻ thù duy nhất lúc này là phát xít Nhật. Tuy nhiên, đó chưa phải là thời cơ chín muồi để phát động Tổng khởi nghĩa bởi Nhật lúc này vẫn còn rất mạnh mẽ nên chỉ tập trung vào mục tiêu đánh đổ phát xít Nhật =>Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước (khởi nghĩa từng phần).
Câu 30:
Từ năm 1930 đến năm 1945, nhiều hình thức mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập ngoại trừ
Đáp án D
-Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (7/1936).
-Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (3/1938).
-Mặt trận Việt Minh (19/5/1941)
-Mặt trận Liên Việt (1951)
Câu 31:
Vì sao hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Đáp án B
Hội nghị Trung ương Đáng tháng 5/1941 có ý nghĩa lịch sử to lớn, đánh dấu sự hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu được đề ra từ hội nghị Trung ương tháng 11/1939.
Câu 32:
Quyết định quan trọng đối với cách mạng ba nước Đông Dương tại Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1951) là gì?
Đáp án C
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1951) có quyết định quan trọng đối với cách mạng 3 nước là tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một Đảng Mác-Lênin riêng, có cương lĩnh phù hợp với đặc điểm phát triển của từng dân tộc.
Câu 33:
Âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc vạch ra kế hoạch quân sự Nava là gì?
Đáp án B
SGK trang 146 – Được sự thỏa thuận của Mĩ, năm 1953 Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Nava với hi vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành được thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự
Câu 34:
Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến chống Pháp của ta biểu hiện ở
Đáp án D
Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến chống Pháp được phản ảnh trong đường lối kháng chiến; toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và dựa vào sức mình là chính
Câu 35:
Điểm chung của ba kế hoạch: Rơve, Đờ Lát đơ Tátxinhi và Nava là
Đáp án A
-Sau thất bại ở chiến dịch Việt Bắc 1947, được sự đồng ý của Mĩ, Pháp để ra kế hoach Rơve. Cũng sau chiến dịch này, Pháp thất bại chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sau đánh lâu dài với ta.
-Dựa vào viện trợ của Mĩ, cuối 1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi mong muốn được kết thúc nhanh chiến tranh khi đã thất bại ở chiến dịch Biên giới, bị mất thế chủ động trên chiến trường.
-Sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược, Pháp chịu thiệt hại nặng nề tiếp tục được sự viện trợ của Mĩ đề ra kế hoạch Nava để kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Những kế hoạch trên đều được đề ra khi Pháp gặp thất bại trên chiến trường , âm mưu giành chiến thắng để xoay chuyển cục diện chiến tranh.
Câu 36:
Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chính quyền Mĩ – Diệm tập trung nhiều nhất vào việc
Đáp án A
Dồn dân lập “ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ.
Câu 37:
Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong giai đoạn 1965 – 1968 là gì?
Đáp án C
Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong giai đoạn 1965 – 1968 là vừa chiến đấu vừa sản xuất để thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn
Câu 38:
Kẻ thù của cách mạng miền Nam được xác định trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7/1973) là
Đáp án C
SGK 12 trang 190 – Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21(7/1973) nhận định kẻ thù vẫn là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu – kẻ đang phá hoại hòa bình, hòa hợp dân tộc, ngăn cản nhân dân ta đi tới độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc
Câu 39:
Sau chiến thắng Đường 14 – Phước Long, Bộ Chính trị Trung ương đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976 vì
Đáp án D
SGK 12 trang 191 – Chiến thắng Phước Long cho thấy rằng phản ứng yếu ớt của Mĩ cho thấy sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta trược sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp trở lại của Mĩ bằng quân sự là rất hạn chế
Câu 40:
Hiểu thế nào về qun điểm mới của Đảng?
Đáp án B
SGK 12 trang 209 – Đổi mới đất nước không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH mà là làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện hiệu quả bằng những hình thức, biện pháp đúng đắn, phù hợp