IMG-LOGO

BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MÔN ĐỊA LÍ (ĐỀ SỐ 21)

  • 18195 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Vùng Cooc-đi-e (vùng phía Tây phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ) có khoáng sản gì là chủ yếu

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Dựa vào hình 6.1. Địa hình và khoáng sản Hoa Kì, xác định được vùng phía Tây lãnh thổ Hoa Kì nằm ở Trung tâm Bắc Mĩ có khoáng sản chủ yếu là vàng, đồng, booxxit và chì


Câu 2:

Thành phố nào sau đây của Trung Quốc có dân số trên 8 triệu người vào năm 2005?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Dân thành thị của Trung Quốc chiếm 37% số dân cả nước (năm 2005). Miền Đông là nơi tập trung nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh. Vũ Hán, Quảng Châu,... Điển hình là Bắc Kinh có khoảng trên 8 triệu người - là thành phố đông dân nhất của Trung Quốc vào năm 2005


Câu 3:

So với các nước cùng vĩ độ với Việt Nam như: Tây Á, Đông Phi, Tây Phi. Thiên nhiên nước ta khác hẳn là do nguyên nhân chính nào

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK Địa lí 12 trang 16, do tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông - nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì vậy, thảm thực vật ở nước ta bốn mùa xanh tốt, rất giàu sức sống, khác hẳn với thiên nhiên một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi. Như vậy, đáp án là do ảnh hưởng của Biển Đông.


Câu 4:

Thời tiết vào mùa khô ở miền Bắc không khắc nghiệt như miền Nam là do:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Vào mùa khô (hay mùa đông) có gió mùa Đông Bắc hoạt động. Trong đó, vào đầu mùa đông, gió thường mang tính chất lạnh và khô; còn cuối mùa đông gió lại mang tính chất lạnh, ẩm. Tuy nhiên, gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động ở miền Bắc mà gần như ranh giới cuối cùng là dãy Bạch Mã, từ dãy Bạch Mã trở vào Nam gió mùa Đông Bắc không ảnh hưởng đến thời tiết. Vì vậy, có thể nói, thời tiết vào mùa khô ở miền Bắc không khắc nghiệt như miền Nam là do có thời tiết lạnh và mưa phùn vào cuối đông


Câu 5:

Khu vực trong đê của vùng Đồng bằng sông Hồng không được bồi đắp phù sa hàng năm vì

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Do có đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê của Đồng bằng sông Hồng không được bồi tụ phù sa hàng năm.


Câu 6:

Càng vào phía Nam mùa mưa bão ở nước ta có xu hướng

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang khí hậu (trang 9), xác định kí hiệu bão là các mũi tên và quan sát thời gian hoạt động của bão từ bắc xuống nam sẽ thấy thời gian hoạt động của bão nước ta chậm dần từ tháng 6 đến tháng 12


Câu 7:

Giải pháp tốt nhất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí 12 (trang 65): “Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những nguyên tắc chung của chiến lược bảo vệ toàn cầu (WSC) do Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đề xuất. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững”. Như vậy, trong tất cả các giải pháp thì giải pháp tốt nhất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nước ta giai đoạn hiện nay và tương lai là sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên.


Câu 8:

Trong khu vực nông – lâm – thủy sản, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng chủ yếu là do

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 83: “Trong nội bộ từng ngành, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng thể hiện khá rõ. Ở khu vực I, xu hướng là giảm tỉ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản”. Như vậy, trong khu vực nông – lâm – thủy sản, tỉ trọng thủy sản đang có xu hướng tăng do những năm gần đây thị trường thủy sản của nước ta không ngừng mở rộng, nhất là các thị trường bên ngoài tiềm năng như: Hoa Kì, EU… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, thúc đẩy nước ta khai thác những tiềm năng sẵn có về tự nhiên và đầu tư trang thiết bị để nâng cao sản lượng thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi trồng.


Câu 9:

Nguyên nhân nào sau đây không đúng khi giải thích về sự suy giảm độ che phủ rừng của nước ta?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Tất cả các nguyên nhân như: khai thác gỗ cho nhu cầu công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu, nạn du canh, du cư, phá rừng lấy đất canh tác và lấy củi đốt, do chiến tranh đều là những nguyên nhân trực tiếp làm giảm độ che phủ của rừng. Chỉ có nguyên nhân biến đổi khí hậu, tuy có làm ảnh hưởng đến thực vật, nhưng trong điều kiện biến đổi dần dần, thực vật vẫn có thể thích nghi và vậy không làm ảnh hưởng lớn đến suy giảm độ che phủ của rừng


Câu 10:

Các vườn quốc gia như Cát Bà, Tam Đảo, Cúc Phương, Bạch Mã, Nam Cát Tiên… thuộc nhóm

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Các vườn quốc gia như Cát Bà, Tam Đảo, Cúc Phương, Bạch Mã, Nam Cát Tiên thuộc nhóm rừng đặc dụng của nước ta


Câu 11:

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Trong những năm gần đây, các thành phần kinh tế tham gia hoạt động công nghiệp đã được mở rộng nhằm phát huy mọi tiềm năng cho việc phát triển sản xuất. Xu hướng chính là giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.


Câu 12:

Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác than nâu là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Than nâu có trữ lượng hàng chục tỉ tấn phân bố nhiều ở Đồng bằng sông Hồng. Tuy có trữ lượng lớn nhưng lại nằm sâu trong lòng đất (độ sâu lên đến 1000m) nên rất khó khăn trong việc khai thác


Câu 13:

Hoạt động của trung tâm công nghiệp Hà Nội phát triển mạnh là nhờ có những thuận lợi sau

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Các thế mạnh của trung tâm công nghiệp Hà Nội đó là vị trí địa lí nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, có nguồn lao động đông với đội ngũ lao động có kĩ thuật chiếm tỉ lệ cao, là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - thủ đô của nước ta.


Câu 14:

Địa điểm du lịch nào ở Việt Nam được UNESCO bầu chọn vừa là di sản thiên nhiên vừa là di sản văn hóa thế giới?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

+ Tràng An là địa điểm du lịch được UNESCO bầu chọn vừa là di sản thiên nhiên, vừa là di sản văn hóa thế giới. 

+ Vịnh Hạ Long được bầu chọn vừa là di sản thiên nhiên vừa là một trong bảy kì quan thiên nhiên mới của thế giới. 

+ Phố cổ Hội An là di sản văn hóa.

+ Phong Nha –Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới.


Câu 15:

Loại hình du lịch nào sau đây, có tiềm năng phát triển nhất ở khu vực đồi núi nước ta?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 độ vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3.200 km đường bờ biển, hàng ngàn hòn đảo và hàng triệu km2 mặt biển nên Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, hướng tới phát triển du lịch bền vững


Câu 16:

Ngành du lịch nước ta thật sự phát triển từ sau năm 1990 cho đến nay là do

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK địa lí 12, trang142: Vấn đề phát triển thương mại du lịch " Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam chỉ thực sự phát triển nhanh từ đầu thập niên 90 cho đến nay nhờ chính sách đổi mới của Nhà nước".


Câu 17:

Nguyên nhân nào sau đây làm cho đường sắt Việt Nam luôn lạc hậu so với thế giới?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK địa lí 12, trang 142: Vấn đề phát triển thương mại du lịch " Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam chỉ thực sự phát triển nhanh từ đầu thập niên 90 cho đến nay nhờ chính sách đổi mới của Nhà nước".


Câu 18:

Sự phân bố dân cư không đều và chưa hợp lý đã gây ảnh hưởng đến

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 71: "Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết".


Câu 19:

Công trình thủy lợi Dầu Tiếng được xây dựng tại tỉnh

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Hồ Dầu Tiếng có khu đầu mối nằm tại huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương và huyện Hớn Quản tỉnh Bình Phước song lưu vực chủ yếu nằm trên địa phận huyện Dương Minh Châu và một phần nhỏ trên địa phận huyện Tân Châu, thuộc tỉnh Tây Ninh nằm cách thành phố Tây Ninh 25 km về hướng đông


Câu 20:

Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long mang đặc trưng của khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng do vị trí gần với Xích đạo, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu nóng quanh năm.


Câu 21:

So với các vùng khác trong cả nước, Bắc Trung Bộ là vùng

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Dãy núi Trường Sơn Bắc biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào với các đèo thấp, làm cho Bắc Trung Bộ về mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh, nhiều ngày thời tiết nóng và khô.


Câu 22:

Đàn trâu ở nước ta được nuôi nhiều ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu do

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Trâu là gia súc ăn cỏ, điều kiện cần để phát triển đàn trâu là nguồn thức ăn và điều kiện đủ là khí hậu. Điều kiện thức ăn có nhiều vùng đáp ứng được. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu lạnh ẩm chỉ có Trung du miền núi Bắc Bộ đáp ứng được. Vì vậy, đáp án của câu hỏi này là thích nghi tốt với điều kiện lạnh, ẩm.


Câu 23:

Hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không phải là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Trong những năm tới, công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư ở trong và ngoài nước.


Câu 24:

Giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có điểm khác nhau cơ bản trong điều kiện sinh thái nông nghiệp là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Cả Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đều là hai đồng bằng châu thổ lớn của cả nước; vì vậy đều có nét tương đồng về địa hình bằng phẳng, nguồn nước phong phú, đất phù sa màu mỡ. Tuy nhiên, đặc trưng khí hậu thì khác nhau hoàn toàn, nếu như Đồng bằng sông Hồng là nhiệt đới ẩm gió mùa thì Đồng bằng sông Cửu Long là cận xích đạo.


Câu 25:

Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước nhưng bình quân lương thực theo đầu người lại thấp hơn trung bình cả nước là do

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Tuy có năng suất lúa cao nhất cả nước, sản lượng lúa lớn thứ hai sau Đồng bằng sông Cửu Long, song bình quân lương thực theo đầu người của vùng lại thấp hơn trung bình cả nước. Nguyên nhân do vùng có số dân đông, nên tính bình quân lương thực thấp, từ đó gây sức ép lên phát triển kinh tế - xã hội


Câu 26:

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào dưới đây không thuộc Bắc Trung Bộ?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17 khu kinh tế Chu Lai thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ


Câu 27:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam bản đồ thủy sản trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất nước ta

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam bản đồ thủy sản trang 20, sản lượng khai thác được kí hiệu bằng cột màu hồng. Theo đó, Kiên Giang là tỉnh có sản lượng khai thác cao nhất với 315 157 tấn.


Câu 28:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam bản đồ trang 10, hãy cho biết trong các hệ thống sông của nước ta, hệ thống sông nào không đổ nước ra biển Đông?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Các sông lớn ở nước ta bắt nguồn từ Trung Quốc và đổ ra Biển Đông, chỉ có hệ thống sông Kì Cùng - Bằng Giang đổ vào tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)


Câu 29:

Dựa vào trang 8, Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết Crôm và Apatit được phân bố ở

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang địa chất và khoáng sản (trang 8) và trang kí hiệu chung (trang 3), xác định dạng kí hiệu của Crôm và Apatit, sau đó xác định vị trí của chúng trên bản đồ và đọc tên nơi phân bố


Câu 30:

Dựa vào trang 24 Atlat Địa lí Việt Nam em hãy cho biết vùng có tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người cao nhất cả nước là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Quan sát biểu đồ cột trên bản đồ, ta nhận thấy, Đông Nam Bộ là vùng có nhiều tỉnh mà tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người vào loại cao


Câu 31:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2007 cao nhất nước ta là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh Nghệ An và Lạng Sơn là hai tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 cao nhất cả nước


Câu 32:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết lát cắt địa hình A – B đi theo hướng

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Quan sát Atlat trang 14, ta thấy lát cắt địa hình A - B đi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Qua dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu, đồng bằng Thanh Hoá


Câu 33:

Cho biểu đồ

Quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc theo ngành kinh tế năm 2000 và năm 2014.

(Đơn vị: %)

Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu lao động của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 13,1 % lên 21,2%; dịch vụ tăng từ 21,8% lên 32%; khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 65,1% còn 46,7%. Như vậy, nhận xét đúng là: tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản


Câu 34:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, ta thấy, ở các đảo ven bờ đều có các thành phần dân tộc ở nước ta, cả dân tộc Kinh và dân tộc ít người


Câu 35:

Căn cứ vào bản đồ chăn nuôi Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy tính giá trị thực tế của ngành chăn nuôi gia súc năm 2007?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Quan sát bản đồ chăn nuôi Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tìm lược đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua các năm, xác định số liệu năm 2007 sử dụng công thức:

Giá trị thực tế ngành chăn nuôi gia súc = Giá trị thực tế ngành chăn nuôi x tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc: 100 (đơn vị tỉ đồng)

Áp dụng công thức tính ra số liệu là 21 021,12 tỉ đồng


Câu 36:

Cho bảng số liệu

Dân số và sản lượng lúa của Việt Nam trong thời kì 1981 – 2004

Để thể hiện dân số và sản lượng lúa trong thời kì 1981 -2000, biểu đồ thích hợp nhất là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Sử dụng biểu đồ kết hợp cột và đường. Có thể dùng cột thể hiện số dân hoặc sản lượng lúa cũng được, tốt nhất là sử dụng cho số dân.


Câu 37:

Cho biểu đồ

Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo các ngành kinh tế của nước ta năm 2000 và 2014

Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Dựa vào biểu đồ, so sánh tỉ trọng của từng khu vực giữa 2 năm 2000 và 2014 sẽ thấy tỉ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng, giảm tỉ trọng khu vực nông lâm thủy sản, tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm mạnh nhưng vẫn chiếm vị trí cao nhất. Như vậy, nhận xét không đúng và cũng là đáp án của câu hỏi này là tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ giảm tỉ trọng nông lâm thủy sản.


Câu 38:

Cho bảng số liệu

Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế năm 2005 và 2013

(Đơn vị: tỉ đồng)

Để thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế, thì biểu đồ thích hợp nhất là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Để thể hiện được quy mô và cơ cấu, mà số lượng cần thể hiện chỉ có 2 năm thì biểu đồ thích hợp nhất phải là biểu đồ tròn


Câu 39:

Cho biểu đồ sau:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA CẢ NƯỚC VÀ CÁC VÙNG NƯỚC TA, NĂM 1943 VÀ 1991

(Đơn vị: %)

Nhận xét nào không đúng về độ che phủ rừng của cả nước và các vùng qua các năm?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Dựa vào biểu đồ, kiểm tra nội dung từng đáp án thì thấy các nhận xét: từ năm 1943 – 1991 độ che phủ rừng nước ta đều giảm; độ che phủ rừng của cả nước giảm nhanh và Đồng bằng sông Hồng luôn có độ che phủ rừng thấp nhất đều đúng chỉ có nhận xét độ che phủ của cả nước giảm nhanh nhưng tốc độ tăng trưởng đều là sai


Câu 40:

Cho biểu đồ sau:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ 2014

(Đơn vị: %)

Căn cứ vào biểu đồ trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Căn cứ vào biểu đồ ta thấy: ngành trồng trọt luôn có tỉ trọng thấp nhất và biến đổi rất chậm từ 1,8% lên 2%. Trong khi đó, sự thay đổi về tỉ trọng của chăn nuôi và trồng trọt là diễn ra rõ rệt nhất. Các con số lần lượt là 73,6 %, 24,6% năm 2005 và con số này với năm 2014 là 70,8 %, 27 %. Tỉ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng nhưng chỉ đóng vai trò thứ yếu sau ngành trồng trọt


Bắt đầu thi ngay