Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3: Phong trào công nhân Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 3 (Phần 3 - Đề 4)
-
2403 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đầu thập niên 60 của thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của công nhân chịu ảnh hưởng của khuynh hướng nào?
Đáp án B
Câu 6:
Vai trò lớn nhất của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân là gì?
Đáp án A
Câu 7:
Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, hoạt động và vai trò của Quốc tế thứ nhất
* Hoàn cảnh ra đời:
- Giữa tế kỉ XIX, đội ngũ công nhân phát triển thêm đông đảo và mức độ tập trung cao. Giai cấp tư sản tăng cường áp bức bóc lột vô sản.
- Đầu thập niên 60 của thế kỉ XIX phong trào đấu tranh của công nhân phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán, chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng.
- Trong thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước làm cho kết quả còn hạn chế. Tình hình đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế các nước.
- Ngày 28 – 9 – 1864, Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân – Đôn với sự tham gia của Mác.
* Hoạt động của Quốc tế thứ nhất:
- Hoạt động của Quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kì đại hội, nhằm truyền bá học thuyết của Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ, thông qua những nghị quyết quan trọng.
- Dưới ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất, công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào cuộc đấu tranh chính trị. Các tổ chức của công nhân như công đoàn ra đời, hội tương tế được thành lập ở nhiều nơi. Quốc tế có nhiều đóng góp cụ thể giúp đỡ phong trào công nhân, đặc biệt là kêu gọi ủng hộ cuộc đấu tranh của những người lao động Pa-ri (1871).
* Vai trò:
- Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế.
- Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác.
- Đấu tranh kiên quyết chống tư tưởng lệch lạc trong nội bộ Quốc tế.