Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Văn Đề kiểm tra 1 tiết Văn phần Thơ lớp 9 Học kì 2

Đề kiểm tra 1 tiết Văn phần Thơ lớp 9 Học kì 2

Đề kiểm tra 1 tiết Thơ lớp 9 Học kì 2 có đáp án (Đề 1)

  • 1359 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Đức tính cao đẹp của “người đồng mình” trong câu thơ: “Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” mà người cha nói với con trong bài thơ “Nói với con” là:

Xem đáp án

Đáp án C

Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh


Câu 3:

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” là:

Xem đáp án

Đáp án B

Ẩn dụ và nhân hóa


Câu 4:

Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Tấm lòng của người mẹ và ý nghĩa của những lời hát ru


Câu 5:

Hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi” trong bài thơ Sang thu có ý nghĩa biểu tượng nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Con người từng trải đã đi qua nhiều giông bão của cuộc đời nay trở nên vững chãi, chín chắn.


Câu 6:

Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, tác giả Viễn Phương đã viết hai câu thơ có sử dụng hình ảnh mặt trời.

a. Em hãy chép lại chính xác hai câu thơ ấy.

b. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó.

Xem đáp án

Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, tác giả Viễn Phương đã viết hai câu thơ có sử dụng hình ảnh mặt trời.

a. Em hãy chép lại chính xác hai câu thơ:

   Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

   Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

b. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó.

   - Câu thơ thể hiện niềm tôn trọng, thành kính của tác giả, cũng như là của dân tộc đối với Bác.

   - Câu thơ có 2 hình ảnh mặt trời: một mặt trời thực tế trong cuộc sống, một mặt trời mang ý nghĩa ẩn dụ.

      + Mặt trời thực tế: mặt trời đi qua trên lăng trong câu thơ thứ nhất. Đây là hình ảnh mặt trời tự nhiên, mang ánh sáng, sự sống đến cho muôn loài. Nghệ thuật nhân hóa “đi”, “thấy” chan chứa niềm tôn kính.

      + Mặt trời trong lăng: hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ - người mang lại ánh sáng, ấm no, xua tan đêm trường nô lệ cho dân tộc Việt Nam


Câu 8:

Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Chỉ ra tính ẩn dụ của hai hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi”

Xem đáp án

Tính ẩn dụ của hình ảnh

   - “sấm” : hiện tượng tự nhiên, ẩn dụ cho những giông bão, thăng trầm, biến thiên của cuộc đời.

   - “hàng cây đứng tuổi”: hàng cây đi qua nhiều năm tháng, ẩn dụ cho lớp người trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống.


Câu 9:

Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Viết đoạn văn từ 7 - 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Xem đáp án

Viết đoạn văn từ 7 - 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

HS nêu cảm nhận về đoạn thơ đó, về cơ bản phải nêu được những nét sau:

   - Vẻ đẹp của sự giao mùa, của tâm hồn con người giao cảm với thiên nhiên và mang đầy dự cảm, thể hiện sự chiêm nghiệm và suy tư của nhà thơ.

   - Những tia nắng hạ vẫn còn, cơn mưa ồ ạt cũng vơi dần đi. Nắng – mưa là hai hình ảnh tương phản chuyển giao của đất trời trước thời khắc giao mùa.

   - Hai dòng thơ cuối vừa mang nét nghĩa tả thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ :

      + Ý nghĩa tả thực: sấm gắn với cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần.

      + Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm - những gì bất thường dữ dội trong cuộc sống, hàng cây đứng tuổi - người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương