IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Vật lý Đề kiểm tra học kì 1 Vật lý 9 có đáp án (Mới nhất)

Đề kiểm tra học kì 1 Vật lý 9 có đáp án (Mới nhất)

Đề kiểm tra học kì 1 Vật lý 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 5)

  • 2630 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Đơn vị nào dưới dây là đơn vị đo điện trở?

Xem đáp án

Ta có:     

- Ôm Ω: đơn vị đo của điện trở

- Oát (W): đơn vị đo của công suất

- Ampe (A) : đơn vị đo của cường độ dòng điện

- Vôn (V): đơn vị đo của hiệu điện thế

Chọn đáp án A


Câu 3:

Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên trong đó điện trở

R1 = 15Ω , R2 = 10Ω . Ampe kế A1 chỉ 0,5A

Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên trong đó điện trở  R1 = 15 , R2 = 10 . Ampe kế A1 chỉ 0,5A (ảnh 1)

Số chỉ của vôn kế là:

Xem đáp án

- Vì hai điện trở R1 và R2 mắc song song nên U = U1 = U2

- Vậy số chỉ của vôn kế là

U = U1 = I1R1 = 0,5.15 = 7,5V

Chọn đáp án A


Câu 4:

Lập luận nào sau đây là đúng?

Điện trở của dây dẫn

Xem đáp án

Điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây giảm đi một nửa

Chọn đáp án D


Câu 6:

Công thức liên hệ công suất của dòng điện, cường độ dòng điện, trên một đoạn mạch giữa hai đầu có hiệu điện thế U là:
Xem đáp án

Công suất điện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó.

Công thức: P = UI

Chọn đáp án A


Câu 7:

Thời gian đun sôi 1,5l nước của một ấm điện là 10 phút. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây nung của ấm là 220V. Điện trở của dây nung này có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng nếu kể cả nhiệt lượng hao phí để đun sôi 1l nước thì cần nhiệt lượng là 420000J

Xem đáp án

Ta có:

+ Đun 1l nước thì cần nhiệt lượng là 420000J

=> Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 1,5l nước là: Q = 1,5.420000 = 630000J

+ Mặt khác, ta có: Q=I2Rt=U2Rt

=> Điện trở của dây nung: R=U2Qt=2202630000.10.60=46,1Ω


Câu 8:

Một học sinh nói rằng: “Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín là chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây”. Lời phát biểu này đúng hay sai? Tại sao?
Xem đáp án

Câu nói của học sinh là sai vì: vì có trường hợp chuyển động giữa nam châm và cuộn dây không làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên


Câu 9:

Đặt vào hai đầu một điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,2A. Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện qua điện trở là 0,8A thì ta phải tăng điện trở thêm một lượng là bao nhiêu?

Xem đáp án

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm, ta có: I=URR=UI=121,2=10Ω

+ Khi giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn

I′ = 0,8A, ta suy ra điện trở khi đó: R'=UI'=120,8=15Ω

=> Ta cần tăng điện trở thêm một lượng là: ΔR = R′ − R = 15 – 10 = 5Ω


Câu 10:

Sơ đồ mạch điện như hình bên, R1 = 25.Biết khi khóa K đóng ampe kế chỉ 4A còn khi khóa K mở thì ampe kế chỉ 2,5A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và điện trở R2?

Sơ đồ mạch điện như hình bên, R1 = 25.Biết khi khóa K đóng ampe kế chỉ 4A  còn khi khóa K mở  (ảnh 1)

Xem đáp án

- Khi khóa K đóng thì dòng điện không đi qua điện trở R2, nên số chỉ của ampe kế là số chỉ cường độ dòng điện chạy trong mạch

Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là: U=IR1=4.25=100V

- Khi khóa K mở , hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp , nên điện trở của đoạn mạch là: R12=UI=1002,5=40Ω

Điện trở R2=R12R1=4025=15Ω


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương