Đề kiểm tra tập làm văn số 1 lớp 9 Học kì 1 có đáp án (Đề 2)
-
1287 lượt thi
-
1 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đề bài: Cây hoa đào ở quê em.
Dàn ý
A. Mở bài: giới thiệu về hoa đào
B. Thân bài: thuyết minh về hoa đào
1. Khái quát về hoa đào:
- Biểu tượng của tết ở Miền Bắc
- Là loài hoa đẹp và được nhiều người yêu thích
- Biểu tượng của mùa xuân
2. Chi tiết về hoa đào:
- Những bộ phận của hoa đào:
+ Thân cây hoa đào nhỏ, có vỏ xù xì
+ Thân cây có rất nhiều nhánh
+ Lá hoa đào nhỏ, trông dễ thương
+ Hoa đào màu hồng đậm
+ Mỗi hoa có rất nhiều cánh, có đài hoa và nhị hoa
+ Hoa đầo thường nở và mùa xuân
- Đặc điểm của hoa đào:
+ Hoa đào là một loại cây sớm rụng lá
+ Thường mọc ở những nơi lạnh giá
+ Hoa đào được trang trí vào mỗi dịp tết
+ Hoa đào được trưng trong chậu hoặc trưng theo cành
+ Hoa đào rất đẹp
- Ý nghĩa của cây hoa đào:
+ Là biêu tượng của mùa xuân
+ Là dấu hiệu cho mùa xuân
+ Là biểu tượng cho ngay tết miền bắc
+ Là nguồn cảm hứng thơ ca và nghệ thuật
- Cây hoa đào trong nghệ thuật :
C. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hoa đào
Bài mẫu
Mỗi năm, vào dịp tết đến xuân về địa phương tôi lại tấp nập khách thăm quan với mục đích ngắm những vườn đào nở rộ hay mua về một cây hoa đào để trưng trong mấy ngày năm mới.
Ngày tết ở miền Bắc không thể thiếu hoa đào cũng như việc hoa mai không thể không xuất hiện trong ngày tết của người miền Nam. Vì thế cho nên nghề chính của người dân quê tôi là trồng hoa đào để đáp ứng nhu cầu chơi hoa của người miền Bắc.
Cây đào có tên gọi khoa học là Prunus persica, là cây thân gỗ nhỏ, sống lâu năm. Cây có thể cao tới 5 - 10 m nhưng ngày nay người ta thường chuộng những cây đào thế có chiều cao khoảng 2 đến 3 m. Thân cây có màu nâu, cành cây mảnh dẻ tỏa ra bốn hướng với rất nhiều lá. Lá cây đào dài, dẹt giống hình mũi mác. Hoa đào là hoa đơn có thể là hoa đôi, nở vào đầu mùa xuân. Hoa có đường kính khoảng từ 2,5 đến 3 cm với năm cánh hoa tạo thành. Hoa đào có nhiều màu khác nhau: hồng nhạt, hồng đậm, đỏ tươi,…
Không phải ngẫu nhiên, hoa đào lại được là loài hoa tượng trưng cho mùa xuân đã tới trong những ngày năm mới của miền Bắc mà bởi khí hậu của mùa xuân miền Bắc thích hợp cho việc cây đào nở hoa. Nếu khí hậu quá nóng hoa đào sẽ nở sớm, hoặc quá lạnh nụ hoa sẽ chết. Qua đó, ta có thể thấy được công sức của người nông dân chăm sóc, vun trồng để hoa nở rộ đúng những ngày tết đầu năm.
Hoa đào trong văn hóa dân gian Việt Nam tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, có thể xua đuổi bách quỷ, tà ma. Vì thế, người ta thường chơi đào vào ngày tết với những mong muốn làm ăn thuận lợi, gia đình dồi dào sức khỏe, vui vẻ, an lành,… Không những thế, hình ảnh hoa đào còn tượng trưng cho người con gái xứ Bắc, thể hiện qua câu thành ngữ “Liễu yếu đào tơ” hay câu ca dao “Bây giờ mận mới hỏi đào – Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?”
Có rất nhiều loại hoa đào khác nhau: đào phai, đào bích, đào bạch,…mỗi loại hoa mang một màu sắc, vẻ đẹp khác nhau. Nhưng ở địa phương tôi thường trồng nhiều đào bích bởi loại đào này có màu đỏ tươi, là loại hoa cánh kép được mọi người ưa chuộng hơn cả.
Để hoa đào nở hoa vào đúng dịp tết, người dân phải rất kì công chăm sóc. Khi cách dịp tết khoảng 2, 3 tháng, người dân sẽ vặt toàn bộ lá của cây để cây phát triển nụ. Tùy vào thời tiết mà ta nên vặt lá sớm hay muộn. Nếu trời lạnh, nụ sẽ phát triển chậm nên cần phải vặt lá sớm còn nếu trời nóng thì nên vặt lá muộn hơn nếu không hoa sẽ nở rộ trước tết, giảm giá trị của hoa.
Vào dịp Tết, người dân quê tôi rất thích ra đường đi dạo phố bởi đây là lúc người nông dân thu lại công sức mà họ đã bỏ ra trong cả một năm. Họ bày những chậu đào bích đương nở dọc hai bên đường, nhìn qua trông chẳng khác những vườn đào của họ là mấy. Những chậu đào làm nên một không gian xuân sắc, người người qua lại ngắm hoa rồi chọn lấy một chậu hoa ưng ý mua về trưng trong mấy ngày xuân.
Theo thời gian, một vài phong tục tập quán đã mai một nhưng thói quen chơi đào của người dân ngầy Tết cổ truyền vẫn không hề thay đổi. Hoa đào là loài hoa không thể thiếu trong khung cảnh ngày tết của người dân Việt Nam.