Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Văn Đề thi giữa kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn có đáp án (10 đề)

Đề thi giữa kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn có đáp án (10 đề)

Đề thi giữa kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 2)

  • 2074 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.

Mỗi khi có dịp tới xem một cuộc chạy marathon, tôi thường không quan tâm lắm tới người  vô địch và liệu anh ta có phá được kỉ lục này nọ không. Tôi thấy người về chót thú vị hơn nhiều. Lần nào cũng vậy, khi những người thắng cuộc đã lên bục nhận giải, chụp ảnh, trả lời truyền hình, rồi đã về nhà tắm rửa xong, thì nhóm người này vẫn hì hục, nhẫn nại ở những cây số cuối cùng. Tôi đứng ở ven đường để ngắm lòng quyết tâm đầy đau đớn của họ. Thường khi họ rẽ vào khúc ngoặt cuối cùng dẫn tới đích thì các băng rôn đã được tháo xuống từ lâu, cũng không ai đứng ở vạch đích để bấm thời gian cho họ và người xem cũng ra về gần hết. Bám sát gót những người đang lê lết này là các nhân viên vệ sinh khua chổi quét đường.

Tôi không để ý những người về đầu vì họp là dân chuyên nghiệp, họ sinh ra để dẫn đầu, họ có tố chất để làm điều siêu phàm. Những người về cuối thì hiểu rằng họ không có vai trò gì trong cuộc thi thố này. Họ chẳng đem lại vinh quang cho ai, mà thất bại của họ cũng không làm ai mảy may quan tâm. Động cơ để họ cắn răng lê bước tiếp không phải là một quốc gia, hay danh tiếng của bản thân mà họ cần bảo vệ. Họ đơn thuần bướng bỉnh và có thể hơi điên rồ. Họ bước tiếp tục chỉ vì bỏ cuộc không phải là lựa chọn của họ…

Tác giả thấy gì khi đứng ven đường và ngắm người chạy marathon về chót?
Xem đáp án

Khi đứng ven đường và ngắm những người chạy marathon về chót, tác giả đã nhìn thấy họ (những người chạy marathon về chót) vẫn hì hục, nhẫn nại ở những cây số cuối cùng với lòng quyết tâm đầy đau đớn.


Câu 2:

Động cơ nào khiến những người về chót trong mỗi cuộc thi marathon không bỏ cuộc giữa chừng?
Xem đáp án

Những người về chót trong mỗi cuộc thi marathon vẫn không bỏ cuộc giữa chừng, vì có thể họ đơn thuần bướng bỉnh và có thể hơi điên rồ nhưng bỏ cuộc không phải lựa chọn của họ.


Câu 3:

Người viết bày tỏ tình cảm, thái độ ra sao với những người marathon về chót?

Xem đáp án

Qua đoạn trích, có thể thấy người viết đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt cùng lòng cảm thông, sẻ chia và trân trọng đối với những người thi marathon về chót.


Câu 4:

Theo Anh/chị có nhất thiết phải theo hết hành trình marathon không khi biết mình không phải là người về đích đầu tiên?
Xem đáp án

Lựa chọn hoàn thành hay không hoàn thành hết hành trình marathon khi biết mình không phải là người về đích đầu tiên thuộc về mỗi người, chính xác hơn là phụ thuộc vào mục đích của họ khi đến với hành trình này là gì… Dẫu vậy, khi đã bắt đầu đặt ra mục tiêu và dù không thể thực hiện tốt dự định ấy, ta vẫn nên hoàn thành nó, bởi nếu cứ bỏ cuộc một cách dễ dàng, không tự chiến thắng bản thân, thì nhiều hành trình khác sẽ trở nên gian nan hơn nhiều.


Câu 5:

Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ được thể hiện trong đoạn thơ:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh -  một phương.

Xem đáp án

MB:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

TB:

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ

* Sóng - Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu

 - Âm hưởng cả đoạn thơ này là âm hưởng khẳng định, âm hưởng của niềm tin bất di bất dịch.

- Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả thật mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái của cuộc sống. Hàng loạt các từ ngữ trái nghĩa có trong khổ thơ:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

- Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, nó bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, ăn sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

 

Cái “thức” trong mơ ấy chính là sự thật nỗi lòng của người con gái đang yêu.

 - Sự khát khao hướng về nhau, có nhau và sự bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào lòng chung thủy được thể hiện thật dứt khoát qua các câu khẳng định tuyệt đối:

“Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương”

- Trong trời đất có bốn phương, tám hướng nhưng không có phương nào là phương anh vậy mà trong tình yêu của người con gái lại có phương anh và chỉ hướng về một phương duy nhất ấy.

- Nhân vật trữ tình tự bạch chân thành mà mãnh liệt nỗi nhớ, khát vọng thủy chung, nỗi khao khát hướng về nhau, có nhau. Trạng thái tâm hồn ấy vừa mạnh mẽ vừa sâu lắng quyện hòa trong những quan sát và suy tư từ con sóng.

=> Tóm lại, có thể nói rằng hình tượng sóng đôi “sóng” và “em” đã bộc lộ được tâm trạng khát khao, nỗi nhớ da diết vừa trực tiếp lại vừa gợi cảm như những vòng sóng nối tiếp nhau cùng dội lại, cùng cộng hưởng và lan tỏa.

Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vàn cách trở

- Hình ảnh “Trăm ngàn con sóng, con nào chẳng tới bờ” là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu người phụ nữ: tuy mềm yếu, trải qua nhiều gian nan, cách trở nhưng vẫn đủ mạnh mẽ để tìm đến tình yêu đích thực của cuộc đời mình.

=> Sóng vừa là tâm hồn của người phụ nữ khi yêu, vừa chính là tình yêu vốn rất phức tạp nhưng cũng có những quy luật riêng.

* Nghệ thuật:

- Thể thơ 5 chữ tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào như âm điệu của những con sóng biển và cũng là sóng lòng của người phụ nữ khi yêu.

- Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng túng

- Giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm; vừa mãnh liệt, sôi nổi; vừa hồn nhiên, nữ tính.

- Xây dựng hình tượng ẩn dụ (sóng) vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa tượng trưng.

- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, đối lập

KB: Nêu cảm nhận chung.


Bắt đầu thi ngay