Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 7)
-
2199 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chọn phương án đúng để điền vào chỗ trống trong câu sau:
“... là biện pháp tu từ gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt”.
D. Ẩn dụ
Câu 2:
Chọn một thành ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn “Mẹ tôi tảo tần …… ở đồng ruộng để nuôi chúng tôi ăn học”?
A. Một nắng hai sương
Câu 4:
C. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
Câu 6:
Câu ca dao sau sử dụng phép tu từ nào nổi bật?
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Câu 7:
A. Trò nghịch ngợm tinh quái đáng lẽ không nên làm hoặc không được phép làm vì có thể gây hại.
Câu 8:
Từ “tôi” trong câu văn “Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm.” thuộc từ loại nào?
D. Đại từ
Câu 9:
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời…
Câu 10:
Những hình ảnh nào được gợi lên qua giọng đọc thơ của thầy?
Những hình ảnh được gợi lên qua giọng đọc thơ của thầy:
- Đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
- Mái chèo nghiêng mặt sông xa
- tiếng của bà năm xưa
- trăng thở động tàu dừa
- cơn mưa giữa trời
Câu 11:
Trong câu thơ: ''Nghe trăng thở động tàu dừa", tác giả có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Thở vốn là hoạt động của con người được gán cho trăng khiến cho trăng hiện lên thật sống động, có hồn. Ánh trăng tỏa sáng lung linh, trăng nghiêng vệt sáng trên tàu dừa, gió khiến tàu dừa rung rung. Cái chuyển động khẽ khàng ấy được tác giả diễn tả trong từ ''thở động''. Dường như có một sự sống đang chuyển mình trong vạn vật. Qua biện pháp tu từ nhân hóa, người đọc nhận ra những rung cảm tinh tế trong tâm hồn của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Câu 12:
Hãy viết 5 đến 7 dòng trình bày suy nghĩ của em về tình cảm mà nhà thơ dành cho người thầy của mình.
Đến với trang viết của Trần Đăng Khoa, chúng ta không khỏi rời mắt trước những vần thơ chứa chan tình cảm của cậu học trò nhỏ đang say sưa nghe bài giảng của thầy. Bài thơ là lời nhắn gửi, lòng kính trọng của tác giả đến những người thầy, người cô của mình. Đồng thời bày tỏ nỗi nhớ thương và tình cảm biết ơn sâu sắc đến người lái đò ngày đêm đang cần mẫn, hy sinh thầm lặng để chở những chuyến đò tri thức qua sông cập đến bến an toàn.
Câu 13:
Tuổi thơ của mỗi chúng ta trải qua có những niềm vui và cả những nỗi buồn, có niềm hi vọng và cả những thất vọng in sâu trong tâm trí chúng ta. Bằng đoạn văn khoảng 15 dòng, con hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ về tuổi thơ của mình.
Ngày hôm nay, vì trời mưa to, lại không có áo mưa, nên em đành phải ngồi lại trong lớp học chờ mưa tạnh rồi mới về nhà. Trong lúc cùng lũ bạn ngồi ngắm mưa rơi, em lại chợt nhớ về kỉ niệm dưới mưa của mình vào hơn ba năm về trước. Hồi đó, em vừa lên lớp 2, đã quen lớp, quen bạn bè rồi nên rất dạn dĩ. Giờ ra chơi nào, em cũng cùng các bạn chạy đi chơi khắp sân trường. Hôm đó, chúng em được nghỉ học sớm không báo trước, nên bố mẹ chưa đến đón kịp. Vì vậy, chúng em đành ngồi lại ở hành lang lớp để chờ người đến đón. Tự nhiên lúc ấy, trời lại đổ mưa rào. Khiến trên sân có đầy những vũng nước to nhỏ. Thế là em cũng các bạn rủ nhau mặc áo mưa rồi ra sân chơi. Dưới cơn mưa chúng em hò reo, rượt đuổi nhau vô cùng vui vẻ. Một lát sau, chúng em rủ nhau thi nhảy qua các vũng nước đọng, xem ai nhảy qua vũng nước to hơn thì sẽ thắng. Trong lúc chơi, vì tính hiếu thắng, em quyết định thử sức với một vũng nước lớn. Và tất nhiên là em không thể nhảy qua được. Em ngã xuống giữa vũng nước, làm nước bắn tung tóe khắp nơi, còn bản thân thì ướt hết cả. Cùng lúc đó, mẹ em đến đón. Thấy em bị ướt hết như vậy, mẹ đã rất tức giận. Về đến nhà, mẹ liền đưa em đi tắm gội thay áo quần khô rồi mới mắng em một trận nên thân. Sau hôm đó, em bị cảm đến gần một tuần mới khỏi. Khiến em từ bỏ hẳn thói nghịch ngợm của mình. Sau sự kiện lần đó, em trở nên ngoan ngoãn và nghe lời mẹ hơn. Không nghịch ngợm lung tung nữa. Và mỗi khi trời đổ mưa, thì em lại bồi hồi mà nhớ về kỉ niệm ngốc nghếch ấy của mình.