Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 9 có đáp án (Đề 3)
-
1876 lượt thi
-
4 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Có mẫu chuyện vui như sau:
Trong giờ học, thầy giáo hỏi:
- Em nào cho biết rừng sâu là gì?
Rất nhanh, một học sinh giơ tay xin trả lời:
- Rừng sâu là rừng ở đó có nhiều sâu ạ!
Cả lớp cười ồ lên.
Em hãy cho biết bạn học sinh kia khi trả lời đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao?
- Bạn học sinh không tuân thủ 2 phương châm: quan hệ và lịch sự.
- Hiểu nhầm hoặc cố tình gây cười. Không thưa gửi và thiếu nghiêm túc trong giờ học (Trả lời với thầy giáo)
Câu 2:
Tìm trường từ vựng và đặt câu với trường từ vựng đã tìm được?
“Chúng lập ra tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.”
( Hồ Chí Minh- Tuyên ngôn độc lập)
- Tìm trường từ vựng ( Tắm , bể)
- Đặt câu với 2 trường từ vựng tìm được. ( học sinh tự làm)
Câu 3:
Chuyển lời dẫn gián tiếp sau thành lời dẫn trực tiếp:
“Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ?...” (Lão Hạc - Nam Cao)
Chú ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp, phải khôi phục lại nguyên văn lời dẫn và đặt trong dấu ngoặc kép, đồng thời, cần thay các từ xưng hô cho phù hợp.
Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó: “Con hãy dằn lòng bỏ đám này để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ?” (Lão Hạc - Nam Cao)
Câu 4:
Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những phần sau:
a. Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như đông với tây một dải rừng liền.
b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao đông! Tre, anh hùng chiến đấu!
a. Phép so sánh trong đoạn thơ nói lên rằng giữa anh và em, giữa hai miền Nam và Bắc tuy khác nhau mà là một, giống như mây, mưa, khí trời, … của hai bên Trường Sơn tuy khác nhau mà lại liền một dải núi.
b. Đoạn văn của Thép Mới dùng nhân hóa và điệp ngữ để thấy tre anh hùng như con người Việt Nam (từ đó gián tiếp ca ngợi con người Việt Nam anh hùng).