IMG-LOGO

Đề thi Sinh học 7 học kì 2 có đáp án (Đề 3)

  • 3235 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Động vật nào dưới đây là đại diện của bộ Guốc chẵn?


Câu 2:

Thỏ đào hang bằng bộ phận nào?


Câu 3:

Chọn từ/ cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:

Cá voi xanh có cơ thể …(1)…, có lớp mỡ dưới da …(2)… và …(3)… gần như tiêu biến hoàn toàn.


Câu 4:

Khi nói về hệ tuần hoàn ở thỏ, phát biểu nào sau đây đúng?


Câu 5:

Ngành động vật nào dưới đây có cơ quan phân hóa phức tạp nhất?


Câu 6:

So sánh hệ tiêu hóa giữa ếch và thằn lằn.

Xem đáp án

Đáp án

Giống nhau:

- Đường tiêu hóa đều có miệng, thực quản, dạ dày, ruột, xoang huyệt và lỗ huyệt

- Có các tuyến tiêu hóa, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tạng và tuyến ruột.

Khác nhau:

STTẾchThằn lằn
1Ruột non và ruột già chưa phân biệt rõ ràngRuột già đã phân biệt rõ ràng với ruột non
2Xoang huyệt là nơi dự trữ và thải phânNgoài nhiệm vụ dự trữ và thải phân, xoang huyệt còn tái hấp thụ nước

Câu 7:

Nêu ưu điểm của thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh.

Xem đáp án

Đáp án

- Phôi được nuôi dưỡng tốt trong bụng mẹ qua nhau thai, an toàn hơn.

- Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.

- Con non được nuôi bằng sữa mẹ (bố, ổn định và chủ động) không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên.


Câu 8:

Tại sao chuột có thói quen gặm nhấm tất cả mọi thứ ngay cả khi chúng không đói hay cả những thứ chúng không ăn được? Hãy cho biết một số biện pháp sinh học để tiêu diệt chuột?

Xem đáp án

Đáp án

- Đó là vì răng cửa của chuột không ngừng mọc dài ra nên chúng gặm nhấm để giúp răng mòn đi.

- Một số biện pháp sinh học để tiêu diệt chuột: nuôi mèo, bảo vệ các sinh vật tự nhiên là kẻ thù của chuột như chim cú mèo, đại bàng, rắn.


Bắt đầu thi ngay