Đề thi thử THPTQG năm 2019 môn: Khoa Học Xã Hội chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục
Đề số 4
-
9700 lượt thi
-
46 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quá trình phong hoá hoá học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được biểu hiện ở
Đáp án C
Phong hóa hóa học là quá trình phong hóa làm thay đổi tính chất/thành phần hóa học. Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình nước ta được biểu hiển ở sự hình thành địa hình cacxtơ ở khu vực núi đá vôi. Do nước hòa tan CaCO3 có trong đá vôi, tạo thành các hang động, khối nhũ đá với đủ hình dáng sinh động.
Câu 2:
Cho bảng số liệu:
GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA HOA KÌ NĂM 2004 – 2015
(Đơn vị: tỉ USD)
Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì từ năm 2004 đến 2015?
Đáp án D
Qua bảng số liệu, ta có một số nhận xét như sau:
- Tổng GDP (quy mô GDP) tăng gấp: 17950 / 11667,5 = 1,54 lần => A đúng
- Tỉ trọng các ngành trong GDP, công thức: Tỉ trọng (A) = (GDP (A) / Tổng GDP) x 100 (%)
Năm | Nông – lâm – thủy sản | Công nghiệp và xây dựng | Dịch vụ |
2004 | 0,9 | 19,7 | 79,4 |
2015 | 1,1 | 19,4 | 79,5 |
=> Tỉ trọng ngành công nghiệp giảm nhẹ (từ 19,7% xuống 19,4%) => B đúng
Giá trị ngành dịch vụ tăng nhẹ (từ 105 lên 197,5 tỉ USD) => C đúng
Giá trị ngành nông nghiệp tăng (từ 9264 lên 14270,2 tỉ USD) => D sai
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm dân số Việt Nam ?
Đáp án B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, quan sát tháp dân số năm 1999 và 2007 có đáy tháp thay đổi theo hướng thu hẹp dần => cho thấy dân số nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi đang giảm dần.
=> Nhận xét tỉ trọng nhóm 0 – 14 có xu hướng tăng là không đúng
Câu 4:
Nhận xét đúng về đặc điểm đường biên giới trên đất liền giữa Trung Quốc với các nước là
Đáp án D
Biên giới trên đất liền giữa Trung Quốc với các nước chủ yếu là núi cao và hoang mạc. (SGK/86 Địa lí 11)
Câu 5:
Đất ở các đồng bằng Bắc Trung Bộ thuận lợi cho phát triển
Đáp án C
Đất ở các đồng bằng Bắc Trung Bộ chủ yếu là đất cát pha, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp hằng năm như lạc, vừng, đỗ tương…
Câu 6:
Ranh giới bên ngoài của vùng nào chính là đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam?
Đáp án C
Ranh giới ngoài của vùng lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển.(SGK/15 Địa 12)
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết khu dự trữ sinh quyển thế giới nào sau đây nằm trên đảo?
Đáp án B
Dựa vào Atlat Địa lí VN trang 25, xác định vị trí các VQG đã cho => Cù Lao Chàm là VQG trên đảo (thuộc tỉnh Quảng Nam).
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
Đáp án A
SGK/98 – 99 Địa 11:
- Vị trí về tự nhiên: Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, là cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a
- Vị trí địa chính trị quan trọng: là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn và là nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
=> Nhận xét B, C, D đúng
- Gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp là đặc điểm về lãnh thổ, không phải vị trí địa lí.
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết đặc điểm nào là đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
Đáp án B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ là tiếp giáp 2 quốc gia (Trung Quốc, Lào), 2 vùng kinh tế (Bắc Trung Bộ, ĐBSH) và giáp biển ở phía Đông Nam (vùng biển Quảng Ninh).
Câu 10:
Ngành công nghiệp nào được ưu tiên phát triển phát triển ở vùng Bắc Trung Bộ?
Đáp án A
Ở Bắc Trung Bộ, vấn đề phát triển công nghiệp năng lượng (điện) là một ưu tieeb trong phát triển công nghiệp của vùng (SGK/159 Địa 12)
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 và kiến thức đã học, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây không được coi là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?
Đáp án D
Dựa vào Atlat Địa lí VN trang 22 và kiến thức đã học – SGK/113, các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta gồm: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp cơ khí – điện tử, công nghiệp hóa chất – phân bón – cao su.=> loại A, B, C
Công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu không phải là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
Câu 12:
Thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là
Đáp án C
Thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc.(SGK/139 Địa 12)
Câu 13:
Các cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng, hoàn thiện ở Bắc Trung Bộ là :
Đáp án B
Các cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng, hoàn thiện ở Bắc Trung Bộ là Nghi Sơn, Vũng Áng (Hà Tĩnh) và Chân Mây (Huế).
Dung Quất (Quảng Ngãi) là cảng nước sâu thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ => loại A, C, D
Câu 14:
Cho biểu đồ
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ,GIAI ĐOẠN 2005 - 2014
Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?
Đáp án C
Qua biểu đồ, ta có một số nhận xét như sau:
- Tỉ trọng xuất khẩu tăng (từ 34,3% lên 44,9%); nhập khẩu giảm (từ 65,7% xuống 55,1%) => A đúng
- Tỉ trọng xuất nhập khẩu đang tiến tới cân bằng hơn (năm 2005: 65,7% và 34,3% thì đến năm 2014 là 55,1% và 44,9%) => B đúng
- Giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu => cho thấy Hoa Kì là nước nhập siêu
=> C sai, D đúng
Câu 15:
Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO VÙNG NĂM 2005 VÀ NĂM 2015
(đơn vị: nghìn ha)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, Nhà xuất bản Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất để thể hiện quy mô, cơ cấu diện tích lúa cả năm phân theo vùng của nước ta năm 2005 và năm 2015?
Đáp án B
- Bảng số liệu có 2 năm, số liệu dạng cơ cấu (tổng số và thành phần)
- Từ khóa, đề bài yêu cầu thể hiện “quy mô và cơ cấu”
=> Biểu đồ tròn thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích lúa phân theo vùng năm 2005 và 2015 của nước ta.
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
Đáp án A
Dựa vào Atlat Địa lí VN trang 30, xác định vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
=> Trung tâm công nghiệp Phúc Yên (Vĩnh Phúc) thuộc vùng KTTĐ phía Bắc
Câu 17:
Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
Đáp án A
Biểu đồ “cột”, đơn vị tuyệt đối: “tỉ USD”, thể hiện 2 đối tượng: xuất khẩu – nhập khẩu.
=> Biểu đồ trên thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta qua các năm.
Câu 18:
Hạn chế lớn nhất của ngành vận tải đường sống của nước ta là :
Đáp án A
Hạn chế lớn nhất của vận tải đường sông nước ta là bị hiện tượng sa bồi và sự thay đổi thất thường về độ sâu luồng lạch. (SGK/166 Địa lí 12 NC)
Câu 19:
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2014
(Đơn vị: triệu USD)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, Tổng cục thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014?
Đáp án D
Nhận xét BSL:
- Giá trị hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng => A đúng
- Giá trị xuất khẩu hàng hóa (tổng số) tăng nhanh, gấp:
150217,1 / 14482 = 7,9 lần => B đúng
- Năm 1995 – hàng XK của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm:
(6810,3 / 14482,7) x 100 = 47%
- Năm 2014 – hàng XK của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm:
(101179,8 / 150 217,1) x 100 = 67,3%
=> Giá trị hàng XK của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm ưu thế hơn so với khu vực kinh tế trong nước. => C đúng
- Giá trị hàng hóa của khu vực trong nước tăng gấp: 49037,3 / 7672,4 = 6,4 (lần)
- Giá trị hàng hóa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp: 101179,1 / 6810,3 = 14,9 (lần)
=> khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh hơn => nhận xét D sai
Câu 20:
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2014
(Đơn vị: triệu USD)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, Tổng cục thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014?
Đáp án D
Nhận xét BSL:
- Giá trị hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng => A đúng
- Giá trị xuất khẩu hàng hóa (tổng số) tăng nhanh, gấp:
150217,1 / 14482 = 7,9 lần => B đúng
- Năm 1995 – hàng XK của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm:
(6810,3 / 14482,7) x 100 = 47%
- Năm 2014 – hàng XK của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm:
(101179,8 / 150 217,1) x 100 = 67,3%
=> Giá trị hàng XK của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm ưu thế hơn so với khu vực kinh tế trong nước. => C đúng
- Giá trị hàng hóa của khu vực trong nước tăng gấp: 49037,3 / 7672,4 = 6,4 (lần)
- Giá trị hàng hóa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp: 101179,1 / 6810,3 = 14,9 (lần)
=> khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh hơn => nhận xét D sai
Câu 21:
Loại hình giao thông vận tải có khối lượng hàng hoá luân chuyển lớn nhất ở nước ta hiện nay là
Đáp án B
Loại hình giao thông vận tải có khối lượng hàng hóa luân chuyển lớn nhất ở nước ta hiện nay là đường biển.
Câu 22:
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta được quy định bởi nhân tố nào sau đây ?
Đáp án A
Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên nước ta được quy định bởi vị trí địa lí:
- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, nhận được lượng nhiệt lớn.
- Vị trí tiếp giáp biển Đông rộng lớn, được tăng cường độ ẩm, mang lại lượng mưa lớn.
- Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa điển hình -> trong năm có 2 mùa gió (gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông).
Câu 23:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18,19 cho biết lợn được nuôi nhiều nhất ở vùng | nào sau đây ?
Đáp án C
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, quan sát thấy kí hiệu “lợn” thể hiện nhiều nhất ở khu vực ĐBSCL và ĐBSH. Xem tiếp Atlat trang 19 – số lượng đàn gia súc và gia cầm các tỉnh => số lượng đàn lợn (cột màu vàng) thể hiện nhiều nhất và cao nhất ở ĐBSH.
=> Như vậy đàn lợn nước ta được nuôi nhiều nhất ở ĐBSH
Câu 24:
Cà phê chè được trồng nhiều ở các tỉnh nào sau đây ở Tây Nguyên?
Đáp án A
Cà phê chè được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Gia Lai, Kom Tum và Lâm Đồng. (SGK/168 Địa 12)
Câu 25:
Vùng nào nổi tiếng với các loại cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả)?
Đáp án A
Vùng nổi tiếng với các loại cây thuốc quý là: Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn.(SGK/148 Địa 12)
Câu 26:
Mùa mưa ở miền Trung đến muộn hơn so với cả nước do tác động của
Đáp án D
Vào đầu mùa hạ, duyên hải miền Trung (đặc biệt là Bắc Trung Bộ) chịu tác động của gió phơn tây nam khô nóng, thời tiết khô hạn ít mưa => đây là nguyên nhân khiến mùa mưa ở miền Trung đến muộn hơn so với cả nước.
Câu 27:
Nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên là
Đáp án B
Tín phong Bắc bán cầu thổi từ biển vào theo hướng Đông Bắc gây mưa cho cho vùng đón gió ở ven biển miền Trung, gió này bị chắn lại bởi dãy Trường Sơn Nam gây nên mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên ở sườn phía Tây.
Câu 28:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết rừng ngập mặn của Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều ở các tỉnh nào sau đây?
Đáp án A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, xác định kí hiệu rừng ngập mặn (nền màu tím) => ở Đồng bằng sông Cửu Long rừng ngập mặn phân bố tập trung ở các tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu (đặc biệt là Cà Mau).
Câu 29:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi đánh giá ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta?
Đáp án D
Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta: cung cấp độ ẩm, góp phần làm giảm bơt tính khắc nghiệt lạnh khô trong mùa đông, làm dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hạ; làm cho độ ẩm không khí đạt trên 80%, lượng mưa trung bình lớn (1500 -2000mm/năm); khí hậu mang tính chất hải dương, điều hòa hơn. (SGK/36 Địa 12)
=> Loại đáp án A, B, C
Biển đông không có tác động làm cho khí hậu nước ta biến động phức tạp và phân hóa đa dạng. Sự biến động và phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta là do tác động tổng hợp của các yếu tố gió, địa hình, vị trí hình dạng lãnh thổ..
Câu 30:
Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
Đáp án A
Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là xây dựng công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh để nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
Câu 31:
Địa hình đồi núi thấp (dưới 1000m) ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên nước ta là
Đáp án B
Địa hình đồi núi thấp (dưới 1000m) có tác động bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam. Do đai nhiệt đới ẩm gió mùa có độ cao trung bình dưới 600 – 700m ở miền Bắc và 900 – 1000m ở miền Nam.
Câu 32:
Năng suất lao động trong ngành khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp, chủ yếu do
Đáp án C
Xác định từ khóa “năng suất lao động” => chủ yếu do điều kiện về cơ sở vật chất, kĩ thuật.
Năng suất lao động trong ngành khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp, chủ yếu do phương tiện khai thác còn lạc hậu, chậm đổi mới.
Câu 33:
Vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển đường Hồ Chí Minh ở Bắc Trung Bộ là
Đáp án C
Tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận các tỉnh nằm ở vùng núi phía Tây lãnh thổ nước ta, do vậy vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển đường Hồ Chí Minh ở Bắc Trung Bộ là thúc đẩy phát triển kinh tế các huyện phía Tây. (SGK/159 Địa lí 12)
Câu 34:
Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có nguồn gốc từ
Đáp án D
Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có nguồn gốc từ cao áp Xibia (hình thành trên vùng lãnh thổ phía Bắc của Liên Bang Nga)
Câu 35:
Việc xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp ở nước ta nhằm
Đáp án D
Việc xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp ở nước ta nhằm thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.(SGK/71 Địa 12)
Câu 36:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết các tỉnh nào sau đây có sản lượng lúa (năm 2007) đứng vào loại hàng đầu cả nước?
Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, kí hiệu “sản lượng lúa các tỉnh” là cột màu vàng.
=> Các tỉnh có sản lượng lúa (năm 2007) đứng vào loại hàng đầu cả nước là An Giang, Kiên Giang.
Câu 37:
Phương hướng hợp lí nhất để khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là
Đáp án B
Phương hướng hợp lí nhất để khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
Câu 38:
Yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển cây công nghiệp ở nước ta những năm gần đây là
Đáp án D
Xác định từ khóa “hiện nay”, liên quan đến các nhân tố về kinh tế - xã hội
=> Sản xuất nông nghiệp nước ta phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ. Nhu cầu thị trường ngày càng mở rộng đã tạo động lực lớn thúc đẩy sản xuất cây công nghiệp ở nước ta ngày càng phát triển và mở rộng (quy luật cung – cầu).
Câu 39:
Tác động chính của ngành công nghiệp dầu khí đến nền kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là
Đáp án C
Tác động chính của ngành công nghiệp dầu khí đến nền kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là làm thay đổi cơ cấu kinh tế và phân hóa lãnh thổ của vùng.
Do việc phát triển công nghiệp dầu khí – đặc biệt là công nghiệp chế biến dầu khí tạo điều kiện cho đầu tư phát triển công nghiệp theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại, mang lại giá trị kinh tế rất lớn => làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế và phân hóa lãnh thổ mạnh mẽ của vùng ĐNB.
Câu 40:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, tỉ lệ dân thành thị nước ta năm 2007 chiếm khoảng
Đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, xác định được số dân thành thị năm 2007 là 23,37 triệu người, tổng số dân nước ta năm 2007 là 85,17 triệu người.
=> Tỉ lệ dân thành thị (2007) = (Dân số thành thị năm 2007 / Tổng số dân năm 2007) x 100 (%)
= (23,37 / 85,17) x 100 = 27,4 %
Câu 41:
Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển
Đáp án C
Vùng ven biển và bờ biển của Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển, gồm đánh bắt thủy hải sản, du lịch biển, vận tải biển và khai thác khoáng sản biển. Do vậy, vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ. Điển hình là việc phát triển công nghiệp chế biến dầu khí đã mang lại sự thay đổi rất lớn trong cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở ĐNB, nhất là ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Câu 42:
Cho biểu đồ về đàn gia súc, gia cầm nước ta giai đoạn 2014 – 2017
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Đáp án B
Biểu đồ đường (năm gốc = 100 %) thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng.
=> Biểu đồ đã cho thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của nước ta giai đoạn 2014 – 2017.
Câu 43:
Sản xuất với trình độ thâm canh khá cao, sử dụng nhiều lao động là đặc điểm của vùng nông nghiệp
Đáp án C
Sản xuất với trình độ thâm canh khá cao, sử dụng nhiều lao động là đặc điểm của vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Nam Trung Bộ (Bảng 25.11 trang 108 SGK Địa 12).
Câu 44:
Phát biểu nào sau đây không đúng về hạn chế trong việc sử dụng lao động ở nước ta hiện nay?
Đáp án A
Theo kiến thức SGK/75 Địa 12:
- Nhìn chung năng suất lao động xã hội nước ta ngày càng tăng, nhưng còn thấp so với thế giới => B đúng
- Phần lớn lao động có thu nhập thấp, làm cho phân công lao động chậm chuyển biến => D đúng
- Quỹ thời gian lao động trong nông nghiệp nông thôn và nhiều xí nghiệp quốc doanh chưa được sử dụng triệt để => C đúng
Lao động nước ta phần lớn là lao động trẻ, năng động, tác phong nhanh nhẹn, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật. Nhận định lao động nước ta thiếu tác phong công nghiệp là sai.
Câu 45:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 21, cho biết nước ta có bao nhiêu trung tâm công nghiệp có qui mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng?
Đáp án C
Xem kí hiệu quy mô các trung tâm công nghiệp ở trang Kí hiệu chung – trang 3
=> Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, xác định các trung tâm công nghiệp có quy mô trên 40 nghìn tỉ đồng (gồm 2 mức: 40 đến 120 nghìn tỉ đồng và trên 120 nghìn tỉ đồng), có 6 TTCN: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Biên Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
Câu 46:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, các nhà máy thuỷ điện của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là
Đáp án B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, xem kí hiệu các nhà máy thủy điện + đồng thời xác định phạm vi vùng DHNTB
=> Các nhà máy thủy điện của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là: A. Vương, Vĩnh Sơn, Sông Hinh, Đa Nhim, Hàm Thuận – Đa Mi.