Đề thi thử THPTQG năm 2019 môn: Khoa Học Xã Hội chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục
Đề số 10
-
9915 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đồng bằng nước ta tập trung dân cư đông đúc là do
bằng nước ta tập trung dân cư đông đúc chủ yếu do địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho cư trú, sinh hoạt và sản xuất. Bên cạnh đó người dân ở vùng đồng bằng nước ta có truyền thống canh tác lúa nước lâu đời, đây là ngành cần nhiều lao động
Câu 2:
Đất chủ yếu ở đai ôn đới gió mùa trên núi là
Đáp án B
Đất chủ yếu ở đai ôn đới gió mùa trên núi là đất mùn thô (SGK/52, địa lí 12 cơ bản).
Câu 3:
Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây có ngã ba biên giới quốc gia?
Đáp án D
Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 4-5, ta thấy tỉnh Điện Biên là tỉnh có ngã ba biên giới quốc gia với cả Lào và Trung Quốc.
Câu 4:
Thiên tai nào sau đây gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển nước ta?
Đáp án C
Bão là thiên tài gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển nước ta. Bão tàn phá nhà cửa, công sở, cầu cống, mùa màng,… (SGK/63, địa lí 12 cơ bản).
Câu 5:
Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 24, nước có giá trị nhân khấu lớn nhất từ nước ta là
Đáp án D
Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 24, nước có giá trị nhập khẩu lớn nhất từ nước ta là Xin-ga-po, Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.
Câu 6:
Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây có GDP bình quân đầu người thấp nhất?
Đáp án A
Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 17, GDP bình quân đầu người của các tỉnh là Đồng Tháp (6-9 triệu đồng), Đồng Nai (15-18 triệu đồng), Bình Định và Lâm Đồng (12-15 triệu đồng). Như vậy, Đồng Tháp là tỉnh có GDP bình quân đầu người thấp nhất.
Chọn A
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhận xét nào sau đây đúng về tình hình dân số nước ta giai đoạn 1960 – 2007?
Đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, tình hình dân số nước ta giai đoạn 1960 – 2007 là tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng lên nhưng vẫn thấp hơn tỉ lệ dân nông thôn (chiếm 27,4% so với 72,6% năm 2007).
Câu 8:
Khu vực nào sau đây có thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa?
Đáp án A
Vùng núi Đông Bắc thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.
Còn vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và vùng núi cao Tây Bắc mang sắc thái như vùng ôn đới. (SGK/49 Địa lí 12 cơ bản)
Câu 9:
Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão vào tháng 8?
Đáp án C
Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 9, ta thấy vùng khí hậu chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão vào tháng 8 là Trung và Nam Bắc Bộ (Bão kí hiệu mũi tên màu trắng có độ lớn/nhỏ khác nhau, có hướng từ biển Đông vào đất liền).
Câu 10:
Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng lớn nhất?
Đáp án B
Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 19, ta thấy tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng lớn nhất là tỉnh Đắk Nông (trên 50%). Các tỉnh Lai Châu (dưới 10%), Kon Yum (30-50%) và Quảng Bình (20-30%).
Câu 11:
Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 15, thứ tự các đô thị theo quy mô dân số giảm dần là
Đáp án D
Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 15, thứ tự các đô thị theo quy mô dân số giảm dần là Vinh, Hội An, Đông Hà (kí hiệu hình vuông có chấm tròn ở giữa hoặc kí hiệu hình tròn – Bảng chú giải ở bên trái góc dưới).
Câu 12:
Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 14, thứ tự các cao nguyên từ bắc xuống nam là
Đáp án B
Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 14, thứ tự các cao nguyên từ bắc xuống nam là Kon Tum, Pleiku, Lâm Viên, Di Linh.
Câu 13:
Hạn chế nào sau đây là chủ yếu trong phát triển công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
Đáp án A
Hạn chế chủ yếu trong phát triển công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là việc thiếu nguyên nhiên liệu, thiếu năng lượng trong phát triển công nghiệp (SGK/163-164, địa lí 12 cơ bản).
Câu 14:
Dân số nước ta tập trung đông ở nông thôn không phải do nguyên nhân nào sau đây?
Đáp án D
Dân số nước ta tập trung đông ở nông thôn chủ yếu do:
- Nước ta xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp nên hoạt động kinh tế chủ yếu ở nông thôn vẫn là nông nghiệp -> lao động trong nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn => loại A
- Đồng thời, nghề trồng lúa lại cần nhiều lao động thủ công => loại C
- Vùng nông thôn nước ta có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, thu hút nhiều dân cư sinh sống, phát triển kinh tế. => loại B
- Mặc dù 3/4 dân số nước ta sống ở vùng đồng bằng, nhưng nhận định: nước ta có diện tích đồng bằng châu thổ rộng lớn là không đúng (đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ)
Câu 15:
Vùng nông nghiệp nào sau đây chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp lâu năm và nuôi trồng thủy sản?
Đáp án D
Đông Nam Bộ là vùng nông nghiệp chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta. Đồng thời, vùng cũng phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản.(SGK/108 Địa lí 12)
Câu 16:
Từ năm 1954 đến năm 1975, ở miền Nam, đô thị hóa thực chất
Đáp án B
Từ năm 1954 đến năm 1975, ở miền Nam, đô thị hóa thực chất là dồn dân phục vụ chiến tranh (SGK/77, địa lí 12 cơ bản).
Câu 17:
Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
Đáp án B
Lượng khách du lịch nội địa ở nước ta không ngừng tăng lên chủ yếu do các hoạt động của ngành dịch vụ du lịch đa dạng và ngày càng được cải thiện.
- Bên cạnh những hoạt động du lịch truyền thống như tham quan, ngắm cảnh, các hoạt động du lịch được đầu tư đa dạng hơn, hướng tới những dịch vụ như nghỉ dưỡng, vui chơi, ẩm thực, lễ hội…
- Cơ sở vật chất ngành du lịch được đáp ứng đầy đủ, ngày càng tiện nghi, đặc biệt dịch vụ nhà hàng khách sạn; hoạt động vận tải hành khách (ô tô, máy bay, tàu hỏa..) được đầu tư tốt hơn, giá cả cạnh tranh và rẻ hơn so với trước….
Câu 18:
Lượng khách du lịch nội địa ở nước ta không ngừng tăng lên chủ yếu do
Đáp án A
Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 30, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có GDP bình quân đạt 17,2 triệu đồng/người năm 2007 (Biểu đồ cột màu hồng bên trái góc trên). => A đúng
Các nhận xét còn lại là:
- Ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP (45,4%), tiếp đến là ngành dịch vụ (43,5%) và cuối cùng là vùng nông – lâm – ngư nghiệp (11,1%) => Ý B sai.
- Hà Nội có GDP bình quân đầu người cao nhất, trên 50 triệu đồng/người => Ý C sai.
- Có 1 trung tâm công nghiệp quy mô trên 120 nghìn tỷ đồng là Hà Nội => Ý D sai.
Câu 19:
Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết phát biểu nào sau đây đúng về vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
Đáp án A
Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 30, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có GDP bình quân đạt 17,2 triệu đồng/người năm 2007 (Biểu đồ cột màu hồng bên trái góc trên). => A đúng
Các nhận xét còn lại là:
- Ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP (45,4%), tiếp đến là ngành dịch vụ (43,5%) và cuối cùng là vùng nông – lâm – ngư nghiệp (11,1%) => Ý B sai.
- Hà Nội có GDP bình quân đầu người cao nhất, trên 50 triệu đồng/người => Ý C sai.
- Có 1 trung tâm công nghiệp quy mô trên 120 nghìn tỷ đồng là Hà Nội => Ý D sai.
Câu 20:
Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam chủ yếu do
Đáp án C
Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam chủ yếu do vào thời kì mùa đông ở miền Bắc do tác động của gió mùa Đông Bắc đi qua biển mang lại hơi ẩm và gây mưa phùn vào cuối mùa đông.
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây thể hiện đúng vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước ở nước ta?
Đáp án B
Vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước ở nước ta đang có tỉ trọng giảm nhưng vẫn quản lí các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước.
Câu 22:
Cho biểu đồ:
CƠ CẤU SỐ LƯỢNG TRÂU, BÒ PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2016
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phân bố đàn trâu, bò của nước ta?
Đáp án C
Qua biểu đồ trên, rút ra một số nhận xét sau về tình hình phân bố đàn trâu, bò của nước ta:
- Về trâu: Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu lớn nhất (56,2%), tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ (25,5%), Duyên hải Nam Trung Bộ (6,9%), Đồng bằng sông Hồng có đàn trâu ít nhất (5,1%)…. => Ý B và D đúng.
- Về bò: Duyên hải Nam Trung Bộ có đàn bò nhiều nhất (22,5%), tiếp đến là Bắc Trung Bộ (18,3%), Trung du và miền núi Bắc Bộ (17,4%),…. => Ý A đúng.
- Từ 2 nhận xét trên => Ý C. Duyên hải Nam Trung Bộ có số lượng bò nhiều nhất và trâu ít nhất là không đúng (Bò nhiều nhất và trâu đứng thứ 3).
Câu 23:
Điểm giống nhau về tự nhiên giữa vùng ven biển Nam Trung Bộ và vùng Tây Nguyên là
Đáp án A
- Điểm giống nhau về tự nhiên giữa vùng ven biển Nam Trung Bộ và vùng Tây Nguyên là có mùa khô sâu sắc.
+ Tây Nguyên có mùa khô kéo dài từ 4 – 5 tháng
+ Vùng đồng bằng ven biển các tỉnh cực Nam Trung Bộ (đặc biệt Ninh Thuận và Bình Thuận) có mưa ít, khô hạn kéo dài, hiện tượng hoang mạc hóa mở rộng.
- Tây Nguyên mưa chủ yếu vào mùa hạ do gió mùa Tây Nam; duyên hải Nam Trung Bộ mưa tập trung chủ yếu vào thời kì thu đông do Tín phong Bắc bán cầu thổi hướng ĐB và dải hội tụ nhiệt đới => loại B, C
- Tây Nguyên không đón gió Tây khô nóng => loại D
Câu 24:
Ý nghĩa chiến lược của các đảo và quần đảo nước về quốc phòng là
Đáp án C
Ý nghĩa chiến lược của các đảo và quần đảo nước về quốc phòng là hệ thống tiên tiêu bảo vệ đất liền (SGK/191, địa lí 12 cơ bản).
Câu 25:
Cho bảng số liệu:
TI SUẤT SINH THÔ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: %)
(Nguồn: https://data.world bank.org)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ suất sinh thô của một sổ quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2000 - 2017?
Đáp án D
Qua bảng số liệu, ta rút ra nhận xét sau về tỉ suất sinh thô của một sổ quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2017:
- Tỉ suất sinh thô của các nước luôn cao hơn trung bình thế giới là: Indonesia và Campuchia => Ý D sai và ý A đúng.
- Tỉ suất sinh thô của các nước luôn thấp hơn trung bình thế giới là: Việt Nam, Singapore và Thái Lan => Ý B và C đúng.
Câu 26:
Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta không nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
Đáp án B
Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta nhằm mục đích chủ yếu là khai thác hợp lí hơn sự đa dạng của điều kiện tự nhiên, sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm. Đồng thời, góp phần giảm thiểu rủi ro khi thị trường nông sản biển động.
Thu hút đầu tư nước ngoài là mục đích của các biện pháp phát triển công nghiệp, đây không phải là mục đích của việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nươc ta.
Chọn B
Câu 27:
Phát biểu nào sau đây không đúng về ngành nông nghiệp ở Đông Nam Á?
Đáp án C
Một số đặc điểm của ngành nông nghiệp ở Đông Nam Á là:
- Chăn nuôi chưa là ngành sản xuất chính.
- Lúa nước là cây lương thực chủ yếu.
- Các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, từ nhiệt đới tới cận nhiệt và ôn đới.
- Thủy sản là ngành kinh tế truyền thống của các nước (tất cả các nước giáp biển – trừ Lào).
Câu 28:
Đâu không phải là khó khăn chủ yếu của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay?
Đáp án C
Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nên đây không phải là khó khăn của ngành chăn nuôi nước ta.
Câu 29:
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu của Đông Nam Bộ do nguyên nhân
Đáp án B
Phân tích khái niệm khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ:
- Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu được hiểu là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ.
- Thực hiện bằng phương thức: đẩy mạnh đầu tư về vốn, khoa học công nghệ
=> Nhằm mục đích:
+ Khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội
+ Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
+ Giải quyết tốt các vấn đê xã hội – môi trường.
Như vậy, với mục đích quan trọng là đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao -> đây cũng chính là nguyên nhân khiến Đông Nam Bộ đặt ra vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trở thành vấn đề tiêu biểu của vùng.
Câu 30:
Ý nghĩa xã hội quan trọng nhất trong phát triển thủy điện ở Tây Nguyên là
Đáp án B
Ý nghĩa xã hội quan trọng nhất trong phát triển thủy điện ở Tây Nguyên là nâng cao chất lượng đời sống (ý A là về mặt kinh tế, ý C về mặt nông nghiệp và ý D về mặt du lịch và thương mại).
Câu 31:
Công ty Formosa gây sự cố nghiêm trọng về môi trường biển ở Bắc Trung Bộ thuộc tỉnh nào sau đây?
Đáp án C
Ở vùng biển Bắc Trung Bộ, công ty Formosa gây sự cố nghiêm trọng về môi trường biển ở cảng Vũng Áng - tỉnh Hà Tĩnh, sau đó lan sang các tỉnh khác như Quảng Bình, Quảng Trị,…
Câu 32:
Chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra theo hướng
Đáp án A
Chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra theo hướng tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả và giảm tỉ trọng cây lương thực (SGK/153, địa lí 12 cơ bản).
Câu 33:
Địa hình ở Đông Nam Á lục địa mang lại cho sông ngòi đặc điểm nào sau đây?
Đáp án C
Địa hình ở Đông Nam Á lục địa chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt mạnh => mang lại cho sông ngòi đặc điểm là sông ngòi nhiều thác ghềnh thuận lợi phát triển ngành thủy điện và sông ngòi chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu.
Câu 34:
Tài nguyên có ý nghĩa quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long là
Đáp án D
Tài nguyên có ý nghĩa quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long là đất phù sa ngọt dọc 2 bên sông Tiền và sông Hậu.
Câu 35:
Ngành kinh tế nào sau đây còn chiếm tỉ trong nhỏ trong phát triển kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Đáp án D
Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là địa hình núi cao nên giao thông vận tải khó phát triển và cần chi phí đầu tư rất lớn nên ngành kinh tế giao thông vận tải còn chiếm tỉ trong nhỏ trong phát triển kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 36:
Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của tuyến quốc lộ 1?
Đáp án A
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở phía Tây đất nước là vai trò của đường Hồ Chí Minh không phải là vai trò của quốc lộ 1.
Câu 37:
Cho biểu đồ sau đây:
SẢN LƯỢNG CAO SU CỦA THẾ GIỚI VÀ ĐÔNG NAM Á QUA CÁC NĂM
(Nguồn: https:/data worldbank.org)
Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?
Đáp án B
Qua biểu đồ, xét lần lượt các đáp án:
- Sản lượng cao su của thế giới và Đông Nam Á đều tăng liên tục (thế giới tăng thêm 7,2 triệu tấn; Đông Nam Á tăng thêm 5,4 triệu tấn) => Ý A đúng.
- Sản lượng cao su của Đông Nam Á chiếm: ( 10,7 / 14,3) x 100 = 74,8% của thế giới năm 2017 => Ý B sai.
- Sản lượng cao su của Đông Nam Á tăng ít hơn thế giới (5,4 so với 7,2 triệu tấn) => Ý C đúng.
- Sản lượng cao su của Đông Nam Á luôn chiếm trên 70% của thế giới (lần lượt qua các năm là: 74,6%; 76,8%; 74,1%; 75,2% và 74,8%) => Ý D đúng.
Câu 38:
Tiềm năng nổi bật nhất của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là
Đáp án D
Tiềm năng nổi bật nhất của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là nguồn lao động với số lượng lớn và chất lượng vào loại hàng đầu cả nước e nhé (SGK/197, địa lí 12 cơ bản).
Chọn D
Câu 39:
Cho bảng số liệu:
TỈ SUẤT SINH THÔ CỦA THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tỉ suất sinh thô của thành thị và nông thôn ở nước ta qua các năm, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Đáp án A
- Bảng số liệu: có 4 năm, 2 đối tượng
- Đề bài yêu cầu thể hiện: tỉ suất sinh thô của thành thị và nông thôn => thể hiện độ lớn (giá trị tuyệt đối)
Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ cột (cụ thể là cột ghép) là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tỉ suất sinh thô của thành thị và nông thôn ở nước ta qua các năm.
Câu 40:
Giải pháp quan trọng nhất để ngành công nghiệp nước ta đáp ứng được nhu cầu của thị trường là
Đáp án D
Giải pháp quan trọng nhất để ngành công nghiệp nước ta đáp ứng được nhu cầu của thị trường là xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp linh hoạt (SGK/114, địa lí 12 cơ bản).