Đề thi thử THPTQG năm 2019 môn: Khoa Học Xã Hội chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục
Đề số 8
-
9929 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vị trí địa lí Việt Nam nằm ở
Đáp án C
Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á (SGK/13, địa lí 12 cơ bản).
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng núi Trường Sơn Bắc?
Đáp án B
Ý B. Có cao nguyên đá vôi cao đồ sộ là đặc điểm địa hình ở vùng núi Đông Bắc với cao nguyên đá vôi điển hình là Đồng Văn – Hà Giang => Ý B sai.
Câu 3:
Ở miền Trung, lũ quét thường diễn ra từ
Đáp án C
Ở miền Trung, lũ quét thường diễn ra từ tháng X đến tháng XII hằng năm (SGK/64, địa lí 12 cơ bản).
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển?
Đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, các tỉnh Hậu Giang, Kon Tum và Lào Cai là tỉnh nội địa không giáp biển. Còn tỉnh Bạc Liêu giáp với biển Đông.
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hồ Đồng Mô thuộc hệ thống lưu vực sông
Đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hồ Đồng Mô thuộc hệ thống lưu vực sông Hồng.
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có lượng mưa lớn nhất vào tháng IX?
Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, địa điểm có lượng mưa lớn nhất vào tháng IX là Đà Lạt.
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
Đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là Pu Hoạt. Các dãy núi còn lại là Yên Tử, Phia Ya và Nam Châu Lãnh thuộc miền Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết các thị trường nào sau đây nước ta xuất siêu?
Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, các thị trường nước ta xuất siêu (xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu) là Anh, Hoa Kì, Bra-xin, Hà Lan và Ô-xtrây-li-a.
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Bắc Trung Bộ có các ngành chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulô?
Đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ta thấy, trung tâm công nghiệp ở Bắc Trung Bộ có các ngành chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulô là Thanh Hóa (Hạ Long thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Quảng Ngãi thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; Vinh không có ngành sản xuất giấy – xenlulo).
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng nào sau đây có biên độ nhiệt trung bình năm lớn nhất?
Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trạm khí tượng có biên độ nhiệt trung bình năm lớn nhất là Lạng Sơn. Nguyên nhân chủ yếu là do Lạng Sơn nằm ở khu vực Đông Bắc và chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc làm nền nhiệt hạ thấp vào mùa đông.
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm khí hậu của các vùng lãnh thổ nước ta?
Đáp án C
Xét lần lượt các đáp án:
- Vào nửa cuối mùa hạ, áp thấp Bắc Bộ khơi sâu hút gió mùa Tây Nam đổi hướng Đông Nam thổi vào đồng bằng Bắc Bộ => A đúng
- Duyên hải Nam Trung Bộ có mùa mưa tập trung chủ yếu vào thu đông => B đúng
- Đồng bằng Nam Bộ là nơi đầu tiên và trực tiếp đón gió mùa Tây Nam ở nước ta, đem lại lượng mưa lớn => D đúng
- Tây Nguyên và Nam Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô là không đúng vì cả hai khu vực này đều có mùa khô và mùa mưa sâu sắc gần trùng thời gian với nhau trong năm. => C sai
(tránh nhầm lẫn với nhận định: Tây Nguyên và Nam Bộ có sự phân hóa mưa – khô sâu sắc)
Câu 12:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây có tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế?
Đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, quan sát biểu đồ hình tròn ở các tỉnh: xác định kí hiệu khu vực công nghiệp – xây dưng có màu hồng
=> Ta thấy trung tâm kinh tế có tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế là Quy Nhơn (trên 50%), còn lại Hà Nội, Nha Trang, TP. HCM tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng đều dưới 50%.
Câu 13:
Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho ngành công nghiệp chế tạo ở Đông Nam Á phát triển nhanh trong thời gian gần đây?
Đáp án B
Những năm gần đây các nước trong khu vực Đông Nam Á đẩy mạnh liên doanh với nước ngoài, thu hút vốn đầu tư,… đã làm cho ngành công nghiệp chế tạo ở Đông Nam Á phát triển nhanh (SGK/103, địa lí 11 cơ bản).
Câu 14:
Vai trò quan trọng nhất của các lâm trường ở Bắc Trung Bộ là
Đáp án B
Vai trò quan trọng nhất của các lâm trường ở Bắc Trung Bộ là khai thác tài nguyên rừng nhưng đi đôi với đó là trồng rừng, tu bổ và chăm sóc rừng.
Câu 15:
Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho ngành hàng không nước ta có bước phát triển nhanh trong thời gian gần đây?
Đáp án C
Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành hàng không nước ta có bước phát triển nhanh trong thời gian gần đây là do việc nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất, tu sửa và mở rộng sân bay, đường bay, các loại máy bay,… (SGK/132, địa lí 12 cơ bản).
Câu 16:
Nguyên nhân mang tính quyết định làm cho lao động hoạt động trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta tăng nhanh trong thời gian gần đây là do
Đáp án D
Nguyên nhân mang tính quyết định làm cho lao động hoạt động trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta tăng nhanh trong thời gian gần đây là do nước ta thực hiện chính sách mở cửa kinh tế từ đó thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh tế.
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói đến ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
Đáp án C
Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
- Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta => Ý A, B đúng.
- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.
- Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội…cần phải có kế hoạch khắc phục => Ý D đúng.
- Đô thị hóa thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở vùng nông thôn, thu hút đầu tư, góp phần đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ và công nghiệp, đặc biệt tiểu thủ công nghiệp => tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, giảm tình trạng thất nghiệp cho lao động nông thôn => nhận xét đô thị hóa đẩy nhanh tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là không đúng => C sai.
Câu 18:
Thời tiết nắng ấm trong mùa đông ở miền Bắc nước ta chủ yếu là do ảnh hưởng bởi
Đáp án B
Thời tiết nắng ấm trong mùa đông ở miền Bắc nước ta chủ yếu là do ảnh hưởng của gió Tín phong bán cầu Bắc, hoạt động xen kẽ vào những thời kì gió mùa suy yếu.
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á?
Đáp án B
Đông Nam Á có diện tích đất chủ yếu là đất feralit (đỏ vàng), còn đất phù sa chiếm một phần khá lớn phân bố ở các đồng bằng hạ lưu các con sông lớn như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long,… Như vậy, Ý B. Đất phù sa chiếm phần lớn diện tích là không đúng.
Câu 20:
Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta hiện nay là
Đáp án A
Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta hiện nay là đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (SGK/88, địa lí 12 cơ bản).
Câu 21:
Loại hình giao thông vận tải đường sông của nước ta mới được khai thác ở mức độ thấp chủ yếu là do
Đáp án A
Loại hình giao thông vận tải đường sông của nước ta mới được khai thác ở mức độ thấp chủ yếu là chế độ nước thất thường dẫn đến sự thay đổi thất thường về độ sâu luồng lạch. Mặt khác lũ lụt thường xuyên xảy ra kèm theo một lượng lớn phù sa bồi lắng ở lòng sông gây cản trở hoạt động của tàu thuyền -> phải thường xuyên tiến hành nạo vét bờ sông.
Câu 22:
Cho biểu đồ:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á, GIAI ĐOẠN 2010 - 2016.
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia trên trong giai đoạn 2010 - 2016?
Đáp án B
Qua biểu đồ, rút ra nhận xét sau:
- Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của các nước có xu hướng không ổn định.
+ Thái Lan tăng thêm 13,6 tỉ USD.
+ Ma-lai-xi-a giảm 21 tỉ USD.
+ In-dô-nê-xi-a giảm 5,6 tỉ USD.
=> Ma-lai-xi-a giảm nhiều nhất, tiếp đến là In-đô-nê-xi-a và Thái Lan tăng.
Câu 23:
Giải pháp nào sau đây là chủ yếu nhất nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách quốc tế ở nước ta?
Đáp án A
Giải pháp chủ yếu nhất nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách quốc tế ở nước ta là phải đa dạng hóa các sản phẩm của ngành du lịch, từ du lịch tự nhiên, nhân văn đến du lịch văn hóa, cộng đồng, trải nghiệm,…để thu hút, tạo sức hấp dẫn cho du khách nhiều hơn.
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta?
Đáp án A
Ý A. Xây dựng các ngành kinh tế trọng điểm là vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, không liên quan đến chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta.
Câu 25:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ta thấy công nghiệp cơ khí phân bố rộng khắp cả nước còn công nghiệp luyện kim chỉ phân bố tập trung ở các thành phố lớn
=> Nhận định: công nghiệp luyện kim phân bố rộng rãi hơn công nghiệp cơ khí là không đúng
Câu 26:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2017
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số của một số quốc gia, năm 2017?
Đáp án C
Công thức: Mật độ dân số = Dân số / diện tích (người/km2).
- Mật độ dân số của các nước:
Quốc gia | Campuchia | Lào | Mianma | Brunây |
Mật độ dân số | 88 | 29 | 79 | 6,9 |
Như vây, so sánh mật độ dân số các nước:
- Campuchia cao hơn Lào (88 > 29) => A sai
- Bru-nây thấp hơn Mi-an-ma (6,9 < 79) => B sai
- Mi-an-ma thấp hơn Campuchia (79 < 88) => D sai
- Lào cao hơn Bru-nây (29 > 6,9) => C đúng
Câu 27:
Cơ cấu công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ chưa được định hình rõ nét chủ yếu là do
Đáp án B
Cơ cấu công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ chưa được định hình rõ nét chủ yếu là do hạn chế về điều kiện kĩ thuật và vốn.(SGK/159 Địa lí 12)
Câu 28:
Lũ ở đồng bằng sông Hồng có đặc điểm là
Đáp án D
Lũ ở đồng bằng sông Hồng có đặc điểm là lên nhanh rút chậm. (SGK/63, địa lí 12 cơ bản).
Do đặc điểm sông có dạng lông chim, phần thượng lưu lại chảy qua địa hình đồi núi dốc + mưa lớn khiến lũ từ thượng nguồn dồn về nhanh; trong khi vùng đồng bằng hạ lưu sông địa hình bằng phẳng, hệ thống đê bao bọc, cơ sở hạ tầng nhà cửa dày đặc khiến nước bị ứ động, quá trình thoát nước chậm.
Câu 29:
Nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
Đáp án A
Nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có vị trí địa lí hết sức thuận lợi trong việc giao lưu, mở rộng quan hệ quốc tế với nhiều nước trên thế giới:
- Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho giao lưu phát triển bằng đường biển
- Phía tây là các khu kinh tế cửa khẩu; là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan
- Vị trí trung chuyển của cả nước theo hướng Bắc - Nam
Câu 30:
Phát biểu nào sau đây không đúng về khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long?
Đáp án D
Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có lượng mưa trong năm lớn nhưng do nằm trong vùng có mùa khô sâu sắc với nền nhiệt cao nên bốc hơi trong năm cũng lớn làm cho cân bằng ẩm trong năm nhỏ. Vì vậy, ý D. Cân bằng ẩm trong năm rất lớn là sai.
Câu 31:
Cho biểu đồ về GDP của nước ta, năm 2010 và 2016:
(Nguồn số liệu theo theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Đáp án A
Biểu đồ tròn có khả năng thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng, trong thời gian từ 1 – 3 năm.
=> Biểu đồ trên thể hiện quy mô và cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2010 và 2016.
Câu 32:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, nhận xét nào sau đây đúng về ngành du lịch nước ta?
Đáp án A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, nhận xét đúng về ngành du lịch nước ta là:
- Năm 2007 so với năm 1995, tỉ trọng khách du lịch quốc tế đến nước ta giảm (20,3% xuống 18,0%, giảm đi 2,3%) => Ý A đúng.
- Năm 2007 so với năm 1995, tỉ trọng khách du lịch nội địa có xu hướng tăng và tăng thêm 2,3% => Ý B sai.
- Năm 2007 so với năm 2000, tỉ trọng khách du lịch từ Nhật Bản đến nước ta tăng 3,2% => Ý C sai.
- Năm 2007 so với năm 1995, doanh thu từ du lịch nước ta tăng 7 lần => Ý D sai.
Câu 33:
Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do
Đáp án D
Đồng bằng sông Cửu Long có đất phèn chiếm diện tích lớn nhất (41%), phân bố chủ yếu ở các vùng trũng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên....
Quá trình hình thành đất phèn như sau: trong điều kiện hiếm khí, xác sinh vật bị phân hủy...tạo nên các sunfua (có chứa lưu huỳnh), tiếp đến là quá trình ô-xi hóa lưu huỳnh để hình thành đất phèn vào mùa khô. Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng rộng lớn, địa hình thấp, ngập nước...tạo điều kiện cho quá trình hình thành đất đất phèn diễn ra mạnh mẽ.
Chọn D
Câu 34:
Biện pháp nào sau đây được xem là quan trọng nhất nhằm bảo vệ rừng sản xuất?
Đáp án A
Biện pháp quan trọng nhất nhằm bảo vệ rừng sản xuất là đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng (SGK/59, địa lí 12 cơ bản).
Câu 35:
Hạn chế lớn nhất đối với kinh tế - xã hội ở vùng đồng bằng sông Hồng là
Đáp án A
Hạn chế lớn nhất đối với kinh tế - xã hội ở vùng đồng bằng sông Hồng là dân số quá đông, mật độ dân số cao nhất nước ta => gây nhiều khó khăn về giải quyết việc làm, nhà ở, nảy sinh các vấn đề môi trường, tệ nạn xã hội, kìm hãm sự phát triển kinh tế… (SGK/151, địa lí 12 cơ bản).
Câu 36:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về ngành nông nghiệp nước ta?
Đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, ta thấy,
- Năm 2007 so với 2000, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng: 1821 / 1451 = 1,25 lần => A sai
- Năm 2007 so với 2000, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng: 24,4 - 19,3 = 5,1%.=> B sai
- Năm 2007, sản lượng lúa ở tỉnh Phú Thọ thấp hơn tỉnh Tây Ninh => C sai
- Năm 2007, tỉnh Sơn La có số lượng lợn ít hơn số lượng trâu => D đúng
Câu 37:
Để trở thành một vùng kinh tế quan trọng của đất nước, đồng bằng sông Cửu Long phải tập trung giải quyết vấn đề nào sau đây?
Đáp án D
Để trở thành một vùng kinh tế quan trọng của đất nước, đồng bằng sông Cửu Long phải tập trung giải quyết vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên (SGK/185, địa lí 12 cơ bản).
Câu 38:
Giải pháp quan trọng nhằm tạo ra bước ngoặt trong sự hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ là
Đáp án A
Giải pháp quan trọng nhằm tạo ra bước ngoặt trong sự hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ là phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (SGK/159, địa lí 12 cơ bản).
Câu 39:
Giải pháp chủ yếu mang tính lâu dài nhằm tăng cường cơ sở năng lượng cho Duyên hải Nam Trung Bộ là
Đáp án A
- Giải quyết nguồn điện bằng đường dây 500KV và mua điện từ các nước khác -> về lâu dài vấn đề năng lương của vùng vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn điện bên ngoài, điều này không phải là giải pháp hợp lí => loại B, D
- Vùng chủ yếu là các con sông nhỏ, lưu lượng dòng chảy thấp => việc xây dựng thêm các nhà máy thủy điện cũng không khả thi => loại C
=> Giải pháp chủ yếu mang tính lâu dài nhằm tăng cường cơ sở năng lượng cho Duyên hải Nam Trung Bộ là xây dựng mới các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu, khí hoặc nhà máy điện hạt nhân.
Câu 40:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2016
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện diện tích và sản lượng lúa phân theo mùa vụ nước ta, giai đoạn 2010 - 2016, loại biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Đáp án D
- Bảng số liệu: có 2 đơn vị khác nhau (tạ/ha và nghìn tấn); có 5 năm
- Đề bài yêu cầu thể hiện diện tích và sản lượng => thể hiện độ lớn (giá trị) của đối tượng
=> Biểu đồ kết hợp (cột + đường) thích hợp nhất để thể hiện diện tích và sản lượng lúa phân theo mùa vụ nước ta, giai đoạn 2010 – 2016.