22021 lượt thi
40 câu hỏi
40 phút
Câu 1:
Mầm mong của chế độ tư bản chủ nghĩa xuất hiện sớm nhất ở vùng nào thuộc châu Phi?
A. Bắc Phi.
B. Tây Phi.
C. Nam Phi.
D. Tây Xu-đăng và Ma-đa-ga-xca.
Câu 2:
Ở nhiều miền thuộc Tây Xu-đăng và Ma-đa-ga-xca, quan hệ xã hội chủ yếu là
A. quan hệ phong kiến và quan hệ tư bản chủ nghĩa.
B. quan hệ tư bản chủ nghĩa.
C. quan hệ của chế độ bộ lạc và nô lệ.
D. quan hệ của chế độ phong kiến.
Câu 3:
Năm 1896 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Ê-ti-ô-pi-a?
A. Quân xâm lược I-ta-li-a bị thất bại ở Ê-ti-ô-pi-a.
B. I-ta-li-a tiến sâu vào nội địa, đánh chiếm một số vùng ở Ê-ti-ô-pi-a.
C. Quân đội I-ta-li-a bị thất bại ở A-dua.
D. Quân đội Ê-ti-ô-pi-a đã chiến thắng quân đội thực dân Anh.
Câu 4:
Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâm lược châu Phi vào khoảng thời gian
A. những năm 50-60 của thế kỉ XIX.
B. những năm 70 - 80 của thế kỉ XIX.
C. những năm 80 - 90 của thế kỉ XIX.
D. những năm 20-30 của thế kỉ XX.
Câu 5:
Sau khi giành được độc lập, Bra-xin xây dựng đất nước theo thể chế chính trị như thế nào?
A. Theo thể chế cộng hòa tư sản.
B. Theo thể chế quân chủ.
C. Theo thể chế quân chủ lập hiến.
D. Theo thể chế dân chủ tư sản.
Câu 6:
Năm 1823, Mĩ đưa ra học thuyết ở khu vực Mĩ Latinh là
A. "Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ".
B. "Châu Mĩ của người châu Mĩ",
C. "Châu Mĩ của người Bắc Mĩ ".
D. "Cái gậy lớn" và "Ngoại giao đồng đôla".
Câu 7:
Năm 1898, Mĩ gây chiến với nước nào để chiếm Ha-oai, Cu-ba, Pu-éc-tô Ri-cô?
A. Tây Ban Nha.
B. Bồ Đào Nha.
C. Anh.
D. Pháp.
Câu 8:
Nơi nào ở châu Phi được xem là một trong những cái nôi văn minh của nhân loại?
A. Nam Phi.
B. Bắc Phi.
C. Tây Phi.
D. Đông Phi.
Câu 9:
Từ năm 1914 - 1916, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Mê-hi-cô?
A. Tây Ban Nha tranh chấp Mê-hi-cô với Mĩ.
B. Bồ Đào Nha mở cuộc tấn công tái chiếm Mê-hi-cô.
C. Mĩ kiểm soát chặt chẽ Mê-hi-cô.
D. Mĩ hai lần đem quân đánh Mê-hi-cô.
Câu 10:
Cuộc khởi nghĩa Áp-đen Ca-đe chống lại bọn thực dân xâm lược nào?
A. Thực dân Anh.
B. Thực dân Pháp,
C. Thực dân Tây Ban Nha.
D. Thực dân Bồ Đào Nha.
Câu 11:
Cư dân ở Trung và Nam Mĩ trong quá trình bị thực dân phương Tây xâm lược họ nói tiếng của nước nào?
A. Nói tiếng Anh và Pháp.
B. Nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha.
C. Nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
D. Nói tiếng Anh hay tiếng Pháp.
Câu 12:
Vì sao châu Phi trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây?
A. Châu Phi có vị trí chiến lược quan trọng, thị trường rộng lớn.
B. Châu Phi nghèo nàn lạc hậu nhưng tài nguyên phong phú.
C. Châu Phi có vị trí chiến lược quan trọng, thị trường rộng lớn, nhân công rẻ mạt và tài nguyên phong phú.
D. Châu Phi là ngã ba đường giao lưu quốc tế.
Câu 13:
Chính quyền Oa-sinh-tơn đã khống chế khu vực Mĩ La tinh làm thành
A. khu căn cứ quân sự của Mĩ.
B. thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
C. "Sân sau êm đềm" của Mĩ.
D. "Hậu phương an toàn" của Mĩ.
Câu 14:
Cho các sự kiện:
1. Ở Ê-ti-ô-pi-a, đã đấu tranh chống thực dân I-ta-li-a và là một trong những nước giữ được độc lập ở châu Phi.
2. Ở Ai Cập diễn ra phong trào trào “Ai Cập trẻ”.
3. Ở Xu-đăng, diễn ra cuộc khởi nghĩa của Mô-ha-mét.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 2, 1, 3.
B. 3, 1, 2.
C. 2, 3, 1.
D. 3, 2, 1.
Câu 15:
Trong các nước tư bản phương Tây, nước nào chiếm nhiều diện tích nhất ở châu Phi?
A. Nước Pháp.
B. Nước Anh.
C. Nước I-ta-li-a.
D. Nước Đức.
Câu 16:
Phong trào "Ai Cập trẻ" đã lôi cuốn được các giai cấp và tầng lớp tham gia là
A. một số giai cấp tư sản và tiểu tư sản tiến bộ.
B. một số thanh niên yêu nước, căm thù thực dân.
C. một số tiểu tư sản và trí thức ở thành thị.
D. một số trí thức và sĩ quan yêu nước.
Câu 17:
Vì sao phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi cuối thế kỉ XIX bị thất bại?
A. Thực dân phương Tây mạnh về kinh tế và quân sự.
B. Trình độ tổ chức còn ở mức thấp, sự chênh lệch về lực lượng khá rõ ràng,
C. Phong trào ở châu Phi còn non yếu.
D. Các phong trào nồ ra còn mang tính tự phát.
Câu 18:
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp phải mất nhiều thập niên mới chinh phục được nước này. Đó là nước nào?
A. An-giê-ri.
B. Ai Cập.
C. Xu-đăng.
D. Ê-ti-ô-pi-a.
Câu 19:
Từ cuối thế kỉ XVIII, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng tư sản nào làm cho phong trào đấu tranh chống thực dân của khu vực Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ?
A. Cuộc Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.
B. Cuộc Cách mạng tư sản Pháp,
C. Cuộc Cải cách nông nô ở Nga.
D. Cuộc Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp.
Câu 20:
Năm 1791, ở Ha-i-ti bùng nổ cuộc đấu tranh của người da đen dưới sự lãnh đạo của
A. Linh mục Mi-sen Hi-đan-gô.
B. Tút-xanh Lu-véc-tuy-a.
C. Xanh Mác-tanh.
D. Xi-môn Bô-li-va.
Câu 21:
Sự kiện tiêu biểu nhất trong cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây là
A. cuộc đấu tranh của nhân dân An-giê-ri.
B. cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Xu-đăng,
C. cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a.
D. cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập.
Câu 22:
Sự kiện nổi bật diễn ra ở Ai Cập năm 1882 là
A. Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê.
B. Ai Cập đánh đuổi thực dân Anh.
C. Pháp độc chiếm Ai Cập.
D. Anh, Pháp độc chiếm Ai Cập.
Câu 23:
Một trong các phưcmg diện của Học thuyết Mơn-rô của Mĩ là
A. Mĩ phải quan tâm đến cuộc tranh chấp ở khu vực Mĩ Latinh.
B. Mĩ không tham gia vào các cuộc tranh chấp kinh tế, chính trị ở châu Mĩ.
C. Mĩ tự cho rằng phải có “trách nhiệm bảo vệ” an ninh của nước Mĩ.
D. Mĩ phải biến khu vực Mĩ La tinh thành sân sau của Mĩ.
Câu 24:
Các nước đế quốc trẻ hình thành trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A. Anh, Pháp, Đức.
B. Mĩ, Nga, Pháp
C. Mĩ, Đức, Nhật.
D. Mĩ, Anh, Pháp.
Câu 25:
Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc thể hiện ở lĩnh vực
A. tranh chấp quyền lực ở các nước thuộc địa.
B. cạnh tranh trong việc xuất khẩu hàng hoá.
C. tranh giành thuộc địa và thị trường ở các nước.
D. áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.
Câu 26:
Nguyên nhân cơ bản gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa
A. đế quốc Anh với đế quốc Đức.
B. đế quốc Đức với đế quốc Áo - Hung.
C. đế quốc I-ta-li-a với đế quốc Anh, Pháp.
D. đế quốc Anh, Pháp với đế quốc Đức.
Câu 27:
Duyên cớ trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi.
B. Thái tử Áo - Hung bị ám sát.
C. Đức tuyên chiến với Nga.
D. Anh tuyên chiến với Đức, Áo.
Câu 28:
Mở đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức dự định đánh bại nước nào một cách chớp nhoáng?
A. Nước Nga.
B. Nước Bỉ.
C. Nước Pháp.
D. Nước Anh.
Câu 29:
Trận Véc-đoong ở Pháp kéo dài trong khoảng thời gian nào?
A. Từ tháng 4 đến tháng 12-1916.
B. Từ năm 1914 đến năm 1916.
C. Từ tháng 3 đến tháng 12-1916.
D. Từ tháng 2 đến tháng 12-1916.
Câu 30:
Tháng 11-1917, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Nga?
A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi.
B. Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
C. Nga đánh bại cuộc tấn công của Đức trên lãnh thổ của mình.
D. Nga kí với Đức Hiệp ước Brét Litốp.
Câu 31:
Trong nửa đầu năm 1918, Đức tranh thủ thời cơ nào đã liên tiếp mở bốn đợt tấn công lớn trên mặt trận Pháp?
A. Nga rút khỏi chiến tranh.
B. Mĩ chưa đưa quân sang châu Âu.
C. Mĩ thay Anh đứng đầu phe Hiệp ước.
D. Pháp bị phe Hiệp ước cô lập.
Câu 32:
Chiến trường chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất ở
A. châu Á - Thái Bình Dương.
B. châu Âu và châu Á.
C. châu Âu.
D. toàn thế giới.
Câu 33:
Một trong các sự kiện thể hiện Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc là
A. sự thất bại của đế quốc Đức ở nước Pháp.
B. cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi ở Nga.
C. phong trào giải phóng dân tộc phát triển.
D. Nhật bị thua đau ở châu Á.
Câu 34:
1. Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi.
2. Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát.
3. Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức.
A. 2, 3, 1.
B. 2, 1, 3.
C. 3, 2, 1.
D. 3, 1, 2.
Câu 35:
Năm 1916, thấy không tiêu diệt được quân Nga, Đức đã làm gì?
A. Chuyển trọng tâm hoạt động về Mặt trận phía Tây, mở chiến dịch Véc-đoong.
B. Rút quân về phòng thủ ở Béc-lin.
C. Tiếp tục mở nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.
D. Lôi kéo các đồng minh khác để tấn công Nga.
Câu 36:
Nhờ đâu quân Pháp và Anh quay lại phản công mạnh mẽ quân Đức trên các mặt trận?
A. Quân Đức bị thua đau ở Mặt trận phía Tây.
B. Quân Đức bị tổn thất nặng nề ở Mặt trận phía Đông.
C. Mĩ đổ bộ vào châu Âu và trực tiếp tham chiến.
D. Quân Anh, Pháp đã làm chủ Mặt trận phía Tây.
Câu 37:
Giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh nhằm
A. giành lại quyền thống trị thế giới.
B. giành giật lại thuộc địa, chia xẻ lại thị trường,
C. buộc các đế quốc già phải chia bớt thuộc địa.
D. làm bá chủ thế giới.
Câu 38:
Nhờ đâu Pháp và Anh quay lại phản công Đức trên khắp các mặt trận?
A. Mĩ trực tiếp tham chiến ở châu Âu và trở thành người đứng đầu phe Hiệp ước.
B. Mĩ đã liên tiếp đánh bại quân đội Đức.
C. Các nước đồng minh của Đức bị tấn công liên tiếp phải đầu hàng.
D. Mĩ trực tiếp viện trợ cho Anh, Pháp cả về sức người và sức của.
Câu 39:
Phe Liên minh được thành lập vào năm nào? Gồm những nước nào?
A. Năm 1882. Gồm các nước Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a.
B. Năm 1882. Gồm các nước Anh, Pháp, Nga.
C. Năm 1883. Gồm các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
D. Năm 1890. Gồm Anh, Pháp, I-ta-li-a.
Câu 40:
Nhờ đâu quân Pháp có điều kiện phản công quân Đức cứu nguy cho Pa-ri?
A. Quân Anh tấn công quân Đức ở Mặt trận phía Đông.
B. Quân Nga tấn công quân Đức ở Mặt trận phía Đông.
C. Quân Anh chặn đường biển không cho quân Đức tăng viện binh chiếm Pa-ri.
D. Quân đội Pháp dựa vào lực lượng quần chúng nhân dân phản công quân Đức.
50 câu hỏi
50 phút
46 câu hỏi
46 phút