10042 lượt thi
50 câu hỏi
50 phút
Câu 1:
Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì vào thời gian
A. từ 20 đến 24-6-1867.
B. từ 20 đến 26-6-1867.
C. từ 20 đến 24-6-1868.
D. từ 20 đến 26-6-1868.
Câu 2:
Đặc điểm nổi bật của phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở các tỉnh miền Tây Nam Kì là
A. phong trào đã lôi cuốn nhiều văn thân, sĩ phu tham gia.
B. phong trào kết hợp giữa chống ngoại xâm với chống phong kiến tay sai.
C. phong trào sử dụng hình thức đấu tranh phong phú.
D. phong trào do nông dân khởi xướng và lãnh đạo.
Câu 3:
Để chuẩn bị tiến đánh Bắc Kì Việt Nam lần thứ nhất, thực dân Pháp đã
A. xây dựng một đội quân hùng hậu ở Nam Kì.
B. cử gián điệp ra Bắc Kì nắm tình hình và lôi kéo một số tín đồ Công giáo.
C. tăng cường viện binh từ Pháp sang Việt Nam.
D. dùng quân sự để áp đảo nhà Nguyễn tạo điều kiện cho quân Pháp ra Bắc Kì.
Câu 4:
Ngày 20-11-1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?
A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.
B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.
C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hoá.
Câu 5:
Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận
A. bao vây quân địch ở thành Hà Nội.
B. đánh địch ở Thanh Hoá.
C. phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại Cầu Giấy.
D. phục kích quân ta và quân Cờ đen tại cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá).
Câu 6:
Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?
A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.
B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hoá.
C. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ nhất.
D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai.
Câu 7:
Những ai đã lãnh đạo nhân dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh nổi dậy chống Pháp sau khi triều đình Huế kí Hiệp ước 1874 với Pháp?
A. Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy Điển.
B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
C. Nguyễn Văn Trường và Tôn Thất Thuyết.
D. Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.
Câu 8:
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đã
A. thể hiện lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc nhân dân ta.
B. thể hiện ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
C. thể hiện lối đánh tài tình của nhân dân ta.
D. thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của nhân dân ta trong việc phá thế vòng vây của địch.
Câu 9:
Để đẩy mạnh việc đánh chiếm toàn bộ Việt Nam bằng mọi giá, sau khi được tăng viện, Pháp đem quân đánh thẳng vào đâu?
A. Cửa biển Hải Phòng.
B. Thành Hà Nội.
C. Cửa biển Thuận An.
D. Kinh thành Huế.
Câu 10:
Với việc kí Hiệp ước nào, triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam?
A. Điều ước Hácmăng.
B. Điều ước năm 1874.
C. Điều ước Patơnốt.
D. Điều ước Hácmăng và Patơnốt.
Câu 11:
Vì sao khi quân Pháp đánh thành Hà Nội, quân đội triều đình nhà Nguyễn ở thành Hà Nội nhanh chóng bị thất thủ?
A. Quân triều đình đã thực hiện chiến thuật phòng thủ, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến.
B. Quân triều đình chống trả yếu ớt.
C. Quân triều đình mất cảnh giác, bị động đối phó.
D. Quân triều đình sớm đầu hàng giặc.
Câu 12:
Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình nhà Nguyễn để kí kết bản Hiệp ước năm 1847?
A. Pháp bị thất bại trong trận cầu Giấy lần thứ nhất.
B. Pháp bị thất bại trong cuộc tiến công đánh Bắc Kì.
C. Pháp thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.
D. Pháp muốn thực hiện âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh.
Câu 13:
Hiệp ước nào của triều đình nhà Nguyễn đã làm cho sáu tỉnh Nam Kì thuộc Pháp?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Giáp Tuất,
C. Hiệp ước Hácmăng.
D. Hiệp ước Patơnốt.
Câu 14:
Sau khi cuộc phản công ở Kinh thành Huế bị thất bại, Tôn Thất Thuyết đã
A. đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời kinh thành đến Tân Sở (Quảng Trị).
B. tham mưu cho vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương.
C. vận động nhân dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.
D. tiếp tục xây dựng lực lượng ở cung đình để chống Pháp.
Câu 15:
Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu
A. khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
B. khai thác thuộc địa lần thứ hai.
C. xúc tiến việc thiết lập bộ máy chính quyền thực dân và chế độ bảo hộ lên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.
D. xúc tiến việc lập bộ máy cai trị trên toàn Việt Nam.
Câu 16:
Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lươc Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.
B. Một số văn thân, sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.
C. Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.
D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.
Câu 17:
Tôn Thất Thuyết mượn danh Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên, vì vua mà kháng chiến vào thời gian nào?
A. Ngày 20-7-1885.
B. Ngày 02-7-1885.
C. Ngày 13-7-1885.
D. Ngày 17-3-1885.
Câu 18:
Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của
A. Tôn Thất thuyết và Nguyễn Văn Tường.
B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.
D. Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Địch.
Câu 19:
Tiêu biểu nhất cho phong trào Cần vương từ Thanh Hoá đến Phú Yên là phong trào nào?
A. Cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định.
B. Cuộc khởi nghĩa của Lê Trung Đình ở Quảng Ngãi.
C. Cuộc nổi dậy của Bùi Điền, Nguyễn Đức Nhuận.
D. Cuộc khởi nghĩa của Đào Doãn Địch, Nguyễn Duy Cung.
Câu 20:
Bộ chỉ huy của phong trào cần vương đóng tại vùng rừng núi phía tây hai tỉnh
A. Quảng Ngãi và Bình Định.
B. Quảng Nam và Quảng Trị.
C. Quảng Bình và Quảng Trị.
D. Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Câu 21:
Cuối năm 1888, do sự phản bội của ai, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc Pháp?
A. Của Nguyễn Quang Ngọc.
B. Của Tôn Thất Thuyết.
C. Của Trương Quang Ngọc.
D. Của Nguyễn Duy Cung.
Câu 22:
Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là
A. kêu gọi nhân dân phò vua, cứu nước.
B. kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua mà đứng lên kháng chiến,
C. chủ trương dùng bạo lực để kháng chiến chống Pháp.
D. kêu gọi đồng bào cùng vua đứng lên chống Pháp.
Câu 23:
Cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh diễn ra ở vùng nào, do ai lãnh đạo?
A. Ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Thanh Hoá, do Cao Điền và Tống Duy Tân lãnh đạo.
B. Ở vùng rừng núi Nghệ An, do Cao Điền và Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.
C. Ở vùng rừng núi Quảng Bình, do Tống Duy Tân và Cao Thắng lãnh đạo.
D. Ở đồng bằng và trung du Thanh Hoá, do Phan Đình Phùng và Tống Duy Tân lãnh đạo.
Câu 24:
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?
A. Cao Điền và Tống Duy Tân lãnh đạo.
B. Tống Duy Tân và Cao Thắng lãnh đạo.
C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.
D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.
Câu 25:
Chỉ huy khởi nghĩa Ba Đình là
A. Tống Duy Tân và Hoàng Hoa Thám.
B. Phan Đình Phùng và Cao Thắng,
C. Phạm Bành, Đinh Công Tráng.
D. Đinh Công Tráng và Cao Điền.
Câu 26:
Cuộc khởi nghĩa Ba Đình bị thất bại vào thời gian nào?
A. Ngày 6-1-1887.
B. Ngày 15-1-1887.
C. Ngày 21-1-1887.
D. Ngày 22-2-1887.
Câu 27:
Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy diễn ra trong khoảng thời gian
A. từ năm 1885 đến năm 1887.
B. từ năm 1887 đến năm 1889.
C. từ năm 1885 đến năm 1892.
D. từ năm 1885 đến năm 1888.
Câu 28:
Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do ai lãnh đạo?
A. Đinh Công Tráng.
B. Nguyễn Thiện Thuật,
C. Phan Đình Phùng.
D. Đinh Gia Quế.
Câu 29:
Khởi nghĩa Hương Khê diễn ra trong thời gian nào?
A. Từ năm 1885 đến năm 1896.
B. Từ năm 1885 đến năm 1890.
C. Từ năm 1884 đến năm 1894.
D. Từ năm 1886 đến năm 1896.
Câu 30:
Phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đi theo khuynh hướng cứu nước nào của dân tộc Việt Nam?
A. Khuynh hướng dân chủ tư sản.
B. Khuynh hướng quốc gia cải lương,
C. Khuynh hướng phong kiến.
D. Khuynh hướng cách mạng bạo lực.
Câu 31:
Cuộc khởi nghĩa Ba Đình diễn ra trong khoảng thời gian
A. từ năm 1886 đến năm 1888.
B. từ năm 1887 đến năm 1888.
C. từ năm 1886 đến năm 1887.
D. từ năm 1886 đến năm 1889.
Câu 32:
Cuộc khởi nghĩa vũ trang kéo dài và lớn nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX của nhân dân Việt Nam là
A. cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
B. cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
C. cuộc khởi nghĩa của đồng bào thiểu số ở Tây Bắc.
D. cuộc khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên.
Câu 33:
Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?
A. Công nhân.
B. Nông dân.
C. Các dân tộc sống ở miền núi.
D. Nông dân và công nhân.
Câu 34:
Đến năm 1891, từ Yên Thế, nghĩa quân mở rộng hoạt động sang vùng nào?
A. Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng.
B. Phủ Lạng Thương,
C. Tiên Lữ (Hưng Yên),
D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Hưng Yên, Hải Dương.
Câu 35:
Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897, ai là lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế?
A. Đề Nắm.
B. Đề Thám
C. Nguyễn Trung Trực.
D. Phan Đình Phùng.
Câu 36:
Nghĩa quân Yên Thế hòa hoãn với thực dân Pháp trong thời gian nào?
A. Từ năm 1898 đến năm 1908.
B. Từ năm 1889 đến năm 1898.
C. Từ năm 1890 đến năm 1913.
D. Từ năm 1909 đến năm 1913.
Câu 37:
Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?
A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.
B. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường,
C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi.
D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.
Câu 38:
Thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam khi
A. đánh chiếm toàn bộ Bắc Kì.
B. đánh chiếm toàn bộ Nam Kì.
C. Nhà Nguyễn kí Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt.
D. các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta bị thất bại.
Câu 39:
Cứ điểm của khởi nghĩa Ba Đình được xây dựng ở
A. Tân Sở Phòng tỉnh Quảng Trị.
B. khắp các huyện thuộc tỉnh Thanh Hoá.
C. ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khuê thuộc Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
D. Thung Voi, Thung Khoai tỉnh Thanh Hoá.
Câu 40:
Dựa vào địa hình ở đâu, nghĩa quân đã xây dựng một căn cứ chống Pháp độc đáo?
A. Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khuê.
B. Ở Thung Voi, Thung Khoai tỉnh Thanh Hoá.
C. Ở Quảng Hoá và căn cứ Mã Cao.
D. Ở huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá.
Câu 41:
Hoạt động chủ yếu của nghĩa quân Ba Đình là
A. tấn công vào 500 quân Pháp đang đóng ở Ba Đình.
B. tập hợp lực lượng gồm người Kinh, người Thái, người Mường để chống Pháp,
C. chặn đánh các đoàn xe vận tải của địch và tập kích vào các toán lính hành quân qua căn cứ Ba Đình.
D. dùng hỏa lực liên tiếp dội vào quân địch.
Câu 42:
Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, khởi nghĩa Hương Khê làm nhiệm vụ gì?
A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp.
B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân.
C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu.
D. Tất cả các nhiệm vụ trên.
Câu 43:
Cho các sự kiện:
1. Cuộc phản công quân Pháp ở Kinh thành Huế.
2. Khởi nghĩa Ba Đình
3. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
4. Khởi nghĩa Hương Khê.
Sự kiện nào gắn với nhân vật Tôn Thất Thuyết?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 44:
Một trong những đặc điểm của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp là
A. thể hiện lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.
B. lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp là đông đảo quần chúng nhân dân lao động, chủ yếu là sĩ phu yêu nước.
C. phong trào cuối cùng bị thất bại vì thiếu lực lượng tham gia.
D. phong trào nổ ra trong thời gian gần 30 năm thì bị thực dân Pháp đàn áp.
Câu 45:
Lực lượng nghĩa quân bao gồm đông đảo nông dân, các dân tộc thiêu số ở miền núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đó là đặc điểm của khởi nghĩa
A. khởi nghĩa Bãi Sậy.
B. khởi nghĩa Ba Đình
C. khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
D. khởi nghĩa Hương Khê.
Câu 46:
Lực lượng nghĩa quân bao gồm đông đảo nông dân, các dân tộc thiêu số ở miền
A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự.
B. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
C. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa.
Câu 47:
Trong phong trào Cần vương, khởi nghĩa Hương Khê là đỉnh cao nhất vì một trong các lí do sau.
A. Phong trào kéo dài trong hai mươi năm.
B. Tổ chức đánh địch một cách có hiệu quả.
C. Phong trào lập được nhiều chiến công, gây cho địch tổn thất nặng nề.
D. Phong trào đã đánh bại các âm mưu của Pháp.
Câu 48:
Trong phong trào Cần vương, cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất là
B. khởi nghĩa Ba Đình,
Câu 49:
Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân vùng châu thổ Bắc Bộ cuối thế kỉ XIX với người lãnh đạo khởi nghĩa là Nguyễn Thiện Thuật. Đó là cuộc khởi nghĩa
Câu 50:
Lãnh đạo khởi nghĩa là Đinh Công Tráng. Địa bàn khởi nghĩa thuộc ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê, huyện Nga Sơn (Thanh Hoá). Đó là cuộc khởi nghĩa
40 câu hỏi
40 phút
32 câu hỏi
32 phút