Trắc nghiệm bài tập Tiếng Việt 5 tuần 12 có đáp án
-
324 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy đọc bài “Mùa thảo quả” trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1, trang 113 và trả lời các câu hỏi sau:
Thảo quả báo hiệu mùa bằng cách nào?
Chọn đáp án C.
Câu 5:
Điền vào chỗ trống các âm, vần thích hợp (thêm dấu thanh khi cần):
a) Điền s hoặc x:
nắm …..ôi nước …..ôi sản …..uất …..uất ăn trưa
b) Điền ăt hoặc ăc:
đôi m….. thắc m….. gi….. giũ đánh gi…..
c) Điền uôn hoặc uông:
b….. chuối b….. ngủ b….. làng b….. tay
a) nắm xôi, nước sôi, sản xuất, suất ăn trưa
b) đôi mắt, thắc mắc, giặt giũ, đánh giặc
c) buồng chuối, buồn ngủ, buôn làng, buông tay
Câu 6:
Chọn từ điền vào chỗ trống sao cho thích hợp:
bảo quản bảo vệ bảo tồn bảo toàn bảo hiểm
a) Chúng em góp phần…………………….môi trường xanh, sạch, đẹp.
b) Thóc gạo trong kho luôn được…………………….tốt.
c) Người tham gia giao thông cần đội mũ…………………….để phòng tai nạn.
d) Công tác…………………….di tích lịch sử và văn hóa luôn được coi trọng.
e) Đơn vị du kích rút về khu căn cứ để…………………….lực lượng.
Câu 7:
a) Chọn quan hệ từ (và, với, để, của, thì, như) thích hợp điền vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:
(1) Cuộc sống quê tôi gắn bó………….cây cọ.
(2) Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ………….quét nhà, quét sân.
(3) Bảo vệ rừng đầu nguồn là trách nhiệm………….tất cả mọi người.
(4) Bình minh, mặt trời………….chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt.
(5) Trưa, nước biển xanh lơ………khi chiều tà ………biển đổi sang màu xanh lục.
b) Gạch dưới cặp quan hệ từ ở mỗi câu và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn:
(1) Nhờ sân trường luôn rợp mát bóng cây nên chúng em được vui chơi thỏa thích dưới nắng hè.
(2) Nếu cây thiếu ánh sáng thì những chiếc lá cũng không còn màu xanh.
(3) Rừng không chỉ đem lại nguồn tài nguyên quý giá mà còn có tác dụng điều hòa khí hậu trên trái đất.
a) (1) với (2) để (3) của (4) như (5) và; thì
b) (1) Nhờ nên. (Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả )
(2) Nếu ; thì (Biểu thị quan hệ giả thiết, điều kiện – kết quả)
(3) Không chỉ ; mà còn ( Biểu thị quan hệ tăng tiến )
Câu 8:
Tham khảo:
1. Mở bài
- Từ khi em đi học, người gần gũi em nhiều nhất chính là ông nội.
- Nhìn hai ông cháu, ai cũng bảo em và ông nội có gương mặt giống nhau.
2. Thân bài:
- Tả ngoại hình
+ Ông nội năm nay 71 tuổi ; vóc người cao cao nhưng hơi gầy ; thường mặc bộ đồ sơ mi nâu giản dị.
+ Ông có gương mặt trông rất hiền ; mái tóc cắt ngắn, ít sợi bạc ; đôi mắt đen sáng ; hàm răng tuy không trắng nhưng vẫn còn đều đặn, nụ cười tươi trẻ, dễ gần,... Đã ngoài 70 nhưng da mặt của ông ít nếp nhăn, chỉ có vết sẹo nhỏ ( bị thương hồi kháng chiến chống Mỹ ) làm cho má bên phải hơi dúm lại,...
- Tả tính tình, hoạt động
+ Giọng nói của ông thật nhẹ nhàng, cử chỉ ân cần với tất cả mọi người. Mỗi lần em được điểm tốt về khoe với ông, ông dang rộng cánh tay cho em sà vào lòng để vỗ về, khen nựng : “Cháu làm ông rất vui và thấy trẻ lại như hồi còn đi học.” Ông có thói quen dậy sớm đun nước pha trà, đi bộ một vòng quanh Bờ Hồ, mua tờ báo mới về đọc tin buổi sáng,...
+ Ông ân cần hỏi han em về việc học tập và vui chơi, bảo ban nhẹ nhàng mỗi khi em đi đá bóng về muộn hoặc quét nhà chưa sạch ; trao đổi nhẹ nhàng với mẹ em một vài việc về gia đình và con cái ngay sau bữa cơm tối ; gần gũi, vui vẻ chào hỏi mọi người, tham gia câu lạc bộ cờ tướng của các cụ trong tổ hưu trí của phường ; kể chuyện chiến đấu oanh liệt năm xưa cho bọn trẻ chúng em làm ai cũng thích...
3. Kết bài:
Bố em đóng quân tận biên giới, mẹ thỉnh thoảng đi công tác xa, ông nội là người luôn gần gũi bên em và để lại nhiều ấn tượng thật sâu sắc; đôi lúc em thấy ông gần gũi như bố mẹ, lại có lúc thân mật như bạn bè, chả thế mà nhiều người cứ khen ông trẻ lâu.