Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Địa lý Trắc nghiệm Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới có đáp án

Trắc nghiệm Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới có đáp án

Trắc nghiệm Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới có đáp án

  • 242 lượt thi

  • 70 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quy mô dân số thế giới có xu hướng:

Xem đáp án

Quy mô dân số thế giới có xu hướng ngày càng lớn.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 2:

Quy mô dân số thế giới năm 2018 là:

Xem đáp án

Năm 2018, thế giới có 7,6 tỉ dân.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 3:

 “Ngày càng ngắn lại” là đặc điểm của:

Xem đáp án

Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người ngày càng ngắn lại.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 4:

Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Cho nhận định: “ Dân cư trên thế giới không ngừng tăng lên”. Đúng hay sai?

Xem đáp án

Đúng vì, qua quan sát biểu đồ quy mô dân số thế giới, ta thấy năm 1804 dân số thế giới chỉ có 1 tỉ dân. Nhưng đến năm 2018 đã tăng lên 7,6 tỉ dân và chưa có dấu hiệu giảm.


Câu 5:

 Chọn các đáp án đúng:

Nguyên nhân nào khiến cho dân cư trên thế giới ngày càng tăng?

Chiến tranh, xung đột

Tâm lý thích đông con

Dịch bệnh đói kém

Quy mô dân số đông

Chính sách kế hoạch hóa dân số

Xem đáp án

Nguyên nhân khiến cho dân cư trên thế giới ngày càng tăng do:

- Tâm lý thích đông con của một số nước phương Đông, đặc biệt là các nước đang phát triển.

- Quy mô dân số đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao, nên số trẻ em sinh ra lớn....v....v...


Câu 6:

Chọn các đáp án đúng:

Dân cư trên thế giới tăng nhanh không phải do:

Dịch bệnh đói kém

Quy mô dân số đông

Chiến tranh, xung đột

Tâm lý thích đông con

Chính sách kế hoạch hóa dân số

Xem đáp án

* Dân cư trên thế giới tăng do các nguyên nhân:

- Tâm lý thích đông con của một số nước phương Đông, đặc biệt là các nước đang phát triển.

- Quy mô dân số đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao, nên số trẻ em sinh ra lớn....v....v...

* Các nguyên nhân không làm dân cư trên thế giới tăng: (thậm chí giảm dân số)

- Dịch bệnh, đói kém, chiến tranh, xung đột: ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ, tính mạng của con người.

- Chính sách kế hoạch hóa dân số: làm cho việc sinh đẻ có kế hoạch hơn, hạn chế số lượng con trong một gia đình, để ổn định dân số, kiểm soát sự bùng nổ dân số.

Đáp án: 

Dịch bệnh đói kém

Chiến tranh, xung đột

Chính sách kế hoạch hóa dân số


Câu 7:

Kéo các đáp án vào các ô tương ứng:

Nguồn lao động dồi dào

Thị trường tiêu thụ rộng

Kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế

Ô nhiễm môi trường

Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao

Tích cựcTiêu cực

Xem đáp án

Ảnh hưởng của quy mô dân số đông và tăng nhanh trên thế giới:

* Tích cực: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng, ...v...v...

* Tiêu cực: Kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, ô nhiễm môi trường, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao...v...v...

Đáp án: 

Tích cực

Tiêu cực

- Nguồn lao động dồi dào

- Thị trường tiêu thụ rộng

- Kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Ô nhiễm môi trường

- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao


Câu 8:

Tìm lỗi sai trong đoạn văn sau:

Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn. Thời gian để dân số tăng lên 1 tỉ người ngày càng ngắn lại. Số dân của các quốc gia rất khác nhau và luôn biến động. Tuy nhiên, nhìn chung xu hướng của dân cư thế giới luôn tăng.

Xem đáp án

* Tìm lỗi:

Quy mô dân số thế giới ngày càng nhỏ. Thời gian để dân số giảm đi 1 tỉ người ngày càng ngắn lại. Số dân của các quốc gia rất khác nhau và khá ổn định. Tuy nhiên, nhìn chung xu hướng của dân cư thế giới luôn tăng.

* Sửa lỗi: 

Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn. Thời gian để dân số tăng lên 1 tỉ người ngày càng ngắn lại. Số dân của các quốc gia rất khác nhau và luôn biến động. Tuy nhiên, nhìn chung xu hướng của dân cư thế giới luôn tăng.


Câu 9:

Cho biết dân số năm 1927 là 2 tỉ người. Dân số năm 1999 là bao nhiêu nếu biết rằng từ năm 1927 đến năm 1999, dân số đã tăng thêm 4 tỉ?

Xem đáp án

Ta biết:

- Dân số năm 1927 là 2 tỉ người.

- Từ năm 1927 – 1999: tăng thêm 4 tỉ người.

- Vậy năm 1999 có số dân là: 2 + 4 = 6 (tỉ người).

Đáp án cần chọn là: D


Câu 10:

Cho biết dân số năm 1927 là 2 tỉ người. Dân số năm 1999 là 6 tỉ người. Hỏi, trung bình mỗi năm dân số tăng bao nhiêu người?

Xem đáp án

Ta biết:

- Dân số năm 1927 là 2 tỉ người.

- Dân số năm 1999 là 6 tỉ người.

Suy ra: 

- Từ năm 1927 – 1999 cách nhau: 1999 – 1927 = 72 năm

- Dân số tăng thêm là: 6 – 2 = 4 (tỉ người)

Vậy, trung bình mỗi năm dân số tăng lên: 

4.000.000.000 : 72 = 5.555.555,56 người (sấp sỉ 5,6 triệu người)

Đáp án cần chọn là: C


Câu 11:

Quốc gia nào có số dân đông nhất thế giới?

Xem đáp án

Quốc gia có số dân đông nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc, năm 2021, dân số Trung Quốc là 1,4 tỉ dân.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 12:

Châu lục có quy mô dân số nhỏ nhất thế giới là:

Xem đáp án

Trên toàn thế giới, châu Á chiếm 59,5% dân số, châu Phi chiếm 16,8%, châu Mỹ là 13,3%, châu Âu là 9,8% và châu Đại Dương 0,6%.

Vậy, châu Đại Dương có số dân thấp nhất thế giới.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 13:

Châu lục nào có số dân đông nhất thế giới:

Xem đáp án

Trên toàn thế giới, châu Á chiếm 59,5% dân số, châu Phi chiếm 16,8%, châu Mỹ là 13,3%, châu Âu là 9,8% và châu Đại Dương 0,6%.

Vậy, châu Á có số dân đông nhất thế giới.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 14:

Biết dân số thế giới năm 2018 là 7,6 tỉ dân. Số dân của Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 36,3% dân số thế giới. Vậy dân số của hai quốc gia này khoảng:

Xem đáp án

Ta có: 

- Dân số thế giới: 7,6 tỉ người

- Dân số Trung Quốc và Ấn Độ chiếm: 36,3% dân số thế giới.

- Vậy, dân số Trung Quốc và Ấn Độ là: 7,6 x 36,3% = 2,7588 (tỉ người), xấp xỉ 2,8 tỉ dân.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 15:

Chọn các đáp án đúng:

Quy mô dân số đông và tăng nhanh ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế:

Gia tăng các tệ nạn xã hội

Kìm hãm tốc độ tăng trưởng

Môi trường nhiều khói bụi ô nhiễm

Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao

Chậm chuyển dịch cơ cấu theo ngành và lãnh thổ

Xem đáp án

Quy mô dân số đông và tăng nhanh ảnh hưởng đến kinh tế:

Kìm hãm tốc độ tăng trưởng

Chậm chuyển dịch cơ cấu theo ngành và lãnh thổ

Các đáp án khác, cũng là ảnh hưởng của dân số nhưng không phải đến kinh tế như:

- Xã hội: gia tăng các tệ nạn, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao

- Môi trường: bị ô nhiễm.

 Đáp án: 

Kìm hãm tốc độ tăng trưởng

Chậm chuyển dịch cơ cấu theo ngành và lãnh thổ


Câu 16:

Dân cư trên thế giới phân bố:

Xem đáp án

Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều

Đáp án cần chọn là: D


Câu 17:

Chọn các đáp án đúng:

Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về sự phân bố dân cư trên thế giới:

Đa phần dân số sinh sống ở chân núi khuất gió

Tập trung đông ở những vùng đồng bằng

Phân bố rải đều trên toàn thế giới

Những vùng cận cực thường có mật độ dân số nhỏ

Xem đáp án

Những đáp án không đúng khi nói về sự phân bố dân cư thế giới là:

- Đa phần dân số sinh sống ở chân núi khuất gió. Câu này sai vì nơi khuất gió thường ít mưa và khô hạn, không thích hợp cho sự sống, nên dân cư thường thưa thớt.

- Phân bố rải đều trên toàn thế giới. Câu này sai vì, điều kiện sống trên thế giới không giống nhau, nơi thuận lợi, nơi khó khăn. Thông thường, dân cư tập trung đông ở những nơi thuận lợi, và thưa thớt ở những nơi khó khăn. Nên dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều.

Đáp án: 

Đa phần dân số sinh sống ở chân núi khuất gió

Phân bố rải đều trên toàn thế giới


Câu 18:

Tiêu chí để xác định sự phân bố dân cư trên thế giới là:

Xem đáp án

Để xác định được sự phân bố dân cư, người ta dùng tiêu chí mật độ dân số.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 19:

Chọn X vào ô tương ứng:

Mật độ dân số là:

ĐÚNG   SAI

Số dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ

Tổng số dân sinh sống trên Trái Đất

Xem đáp án

Mật độ dân số là số dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ.

Đáp án: 

Khái niệm

Đúng

Sai

Số dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ

X

 

Tổng số dân sinh sống trên Trái Đất

 

X


Câu 20:

Đơn vị tính mật độ dân số là:

Xem đáp án

Mật độ dân số là số dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ (người/km2).

Đáp án cần chọn là: C


Câu 21:

Chọn các đáp án đúng:

Nơi có mật độ dân số cao thường là:

Các vùng núi cao

Những thành phố lớn

Vùng cực

Trên các hoang mạc

Vùng đồng bằng ven biển

Xem đáp án

Nơi đông dân: thường là nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi (những thành phố lớn, vùng đồng bằng ven biển, ...)

Đáp án: 

Những thành phố lớn

Vùng đồng bằng ven biển


Câu 22:

Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Cho nhận định: “ Những nơi trồng nhiều lúa nước thường có dân cư đông”. Đúng hay sai?

Xem đáp án

Đúng, vì lúa nước là một trong những loài cây lương thực quan trọng của con người. Chúng thường mọc ở các vùng đồng bằng nơi có địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ. Điều kiện rất thuận lợi cho dân cư sinh sống, nên nơi phân bố của lúa nước thường gắn với sự tập trung đông dân cư.


Câu 23:

Châu Nam Cực không có dân cư sinh sống chủ yếu do:

Xem đáp án

Châu Nam Cực không có dân cư sinh sống bởi nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do khí hậu quá khắc nghiệt, lạnh lẽo, băng tuyết bao phủ một lớp dày, nhiệt độ trung bình thấp dưới 0oC, lượng mưa ít, phần lớn là tuyết.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 24:

Dân cư trên thế giới không phân bố thưa thớt ở:

Xem đáp án

Dân cư trên thế giới phân bố thưa thớt ở: trong các sa mạc (do khí hậu nóng, khô hạn), vùng cận cực (do khí hậu lạnh giá), trong rừng mưa nhiệt đới (do trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm từ các loài thú dữ...)

Dân cư tập trung đông (không thưa thớt) ở các sườn núi đón gió, do khí hậu nơi đó thường mát mẻ, mưa nhiều.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 25:

Những khu vực nào của châu Á có dân cư tập trung với mật độ cao nhất?

Xem đáp án

Các khu vực tập trung đông dân nhất ở châu Á là: Đông Á và Nam Á, với hai quốc gia có số dân đứng đầu thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 26:

Để tính mật độ dân số của một khu vực, người ta lấy:

Xem đáp án

Để tính mật độ dân số của một khu vực ta lấy: số dân chia cho diện tích của khu vực đó (người/km2).

Đáp án cần chọn là: B


Câu 27:

Cho biết dân số Việt Nam năm 2020 là 97,34 triệu người, diện tích nước ta là 331.212 km2. Hỏi mật độ dân số của Việt Nam là bao nhiêu?

Xem đáp án

Ta biết: Mật độ dân số = Số dân / Diện tích (người/km2)

Đổi: 97,34 triệu người = 97,34 x 1.000.000 = 97.340.000 người.

Áp dụng công thức, ta có mật độ dân số của Việt Nam năm 2020 là: 

97.340.000 : 331.212 = 293,9 (người/km2)

Đáp án cần chọn là: A


Câu 28:

Mật độ dân số ở Việt Nam năm 2020 là 293,9 người/km2. Giả sử, Tây nguyên có mật độ dân số là 89 người/km2. Nhận xét nào sau đây không đúng:

Xem đáp án

* Các nhận xét đúng: 

- Khu vực Tây Nguyên có mật độ dân số thấp và có dân cư thưa thớt (Đúng vì mật độ dân số của Tây Nguyên thấp so với mức trung bình cả nước)

- Mật độ dân số cả nước cao hơn Tây Nguyên 3,3 lần (Ta lấy 293,9 : 89 = 3,3)

* Nhận xét không đúng: Tây Nguyên có khí hậu khô hạn nên dân cư thưa thớt.

Vì Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, có một mùa mưa và mùa khô, khí hậu không khô hạn. Nguyên nhân khiến cho khu vực này thưa dân chủ yếu do địa hình là các cao nguyên cao, giao thông không thuận lợi.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 29:

Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Cho nhận định: “Phân bố dân cư và mật độ dân số thế giới thay đổi theo thời gian và không đều trong không gian”.

Xem đáp án

Đúng vì:

- Theo thời gian: dân số của một địa phương có thể tăng thêm (sinh con, người từ nơi khác di chuyển đến); hoặc giảm đi (dân số già, mất đi, hoặc người trong vùng di chuyển đến nơi khác sinh sống.

- Theo không gian: dân số khác nhau do nhiều yếu tố khách quan về mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội:

+ Nơi có dân cư đông do khí hậu mát mẻ, địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi, ...

+ Nơi có dân cư thưa thớt do khí hậu khô hạn/lạnh giá, giao thông không thuận lợi,...


Câu 30:

Chọn X vào các ô tương ứng:

ĐÚNG   SAI

Tiêu chí để thể hiện tình hình phân bố dân cư là mật độ dân số

Nơi dân cư thưa thớt thường có địa hình bằng bằng, nguồn nước dồi dào

Mật độ dân số không đều trên phạm vi toàn thế giới

Xem đáp án

- Tiêu chí để thể hiện tình hình phân bố dân cư là mật độ dân số (Đúng)

- Nơi dân cư thưa thớt thường có địa hình bằng bằng, nguồn nước dồi dào (Sai, vì những nơi có điều kiện sống tốt như địa hình bằng bằng, nguồn nước dồi dào, dân cư sẽ tập trung đông)

- Mật độ dân số không đều trên phạm vi toàn thế giới (Đúng)

Đáp án: 

Đặc điểm

Đúng

Sai

Tiêu chí để thể hiện tình hình phân bố dân cư là mật độ dân số

X

 

Nơi dân cư thưa thớt thường có địa hình bằng bằng, nguồn nước dồi dào

 

X

Mật độ dân số không đều trên phạm vi toàn thế giới

X

 


Câu 31:

Kéo các đáp án vào ô tương ứng:

Đất phù sa sông phì nhiêu

Sông ngòi có nguồn nước dồi dào

Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều

Địa hình bằng phẳng

Khí hậu nóng, khô hạn

Trình độ kinh tế lạc hậu

Đường đất dốc

Sườn núi khuất gió ẩm

Đông dânThưa dân

Xem đáp án

Đông dânĐất phù sa sông phì nhiêu

Sông ngòi có nguồn nước dồi dào

Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều

Địa hình bằng phẳng

Thưa dânKhí hậu nóng, khô hạn

Trình độ kinh tế lạc hậu

Đường đất dốc

Sườn núi khuất gió ẩm


Câu 32:

Tìm 3 lỗi sai trong đoạn văn sau:

Những nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi, thường có dân cư tập trung

đồng bằng các thành phố lớn. Trong khi đó các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạn, ...) giao thông khó khăn, kinh tế kém phát triển, ... là những nơi thưa dân, mật độ dân số thấp.

Xem đáp án

* Tìm lỗi:

Những nơi kinh tế kém phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi, .... thường có dân cư tập trung đông đúc như các vùng núi cao, các thành phố lớn,... Trong khi đó các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạn, ...), giao thông thuận lợi, kinh tế kém phát triển, ... là những nơi thưa dân, mật độ dân số thấp.

* Sửa lỗi:

Những nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi, .... thường có dân cư tập trung đông đúc như các vùng đồng bằng, các thành phố lớn,... Trong khi đó các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạn, ...), giao thông khó khăn, kinh tế kém phát triển, ... là những nơi thưa dân, mật độ dân số thấp.


Câu 33:

Chọn các đáp án đúng:

Trong những địa điểm sau, địa điểm nào có dân cư thưa thớt:

Thung lũng sông Nile

Hoang mạc Xahara

Đảo Grơn – len

Khu vực Tây Âu

Rừng rậm Amazon

Xem đáp án

Những địa điểm có dân cư thưa thớt gồm:

- Hoang mạc Xahara: do khí hậu khắc nghiệt, quá nóng và khô hạn.

- Đảo Grơn – len: do nằm trong phạm vi đới lạnh, khí hậu lạnh giá quanh năm

- Rừng rậm Amazon: là vùng rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới, có nhiều đầm lầy và các loài thú dữ nguy hiểm.

 Đáp án: 

Hoang mạc Sahara

Đảo Grơn – len

Rừng rậm Amazon


Câu 34:

Chọn các đáp án sai:

Cho đoạn thông tin: “ Năm 2018, mật độ dân số trung bình toàn thế giới là 56 người/km2. Mật độ dân số của châu Á là 142 người/km2, châu Đại Dương là 5 người/km2”.

Mật độ dân số của châu Á cao gấp hơn 28 lần châu Đại Dương

Thế giới có mật độ dân số nhỏ hơn châu Á 1,2 lần

Châu Đại Dương có mật độ dân số nhỏ hơn thế giới hơn 11 lần

Mật độ dân số của thế giới biến động trong năm 2018

Xem đáp án

Các đáp án sai khi nói về đoạn thông tin trên là:

- Thế giới có mật độ dân số nhỏ hơn châu Á 1,2 lần (Sai vì, thực tế mật độ dân số của thế giới nhỏ hơn châu Á 142 : 56 = 2,5 lần)

- Mật độ dân số của thế giới biến động trong năm 2018 (Sai vì, không có dẫn chứng nào cho thấy sự biến động của mật độ dân số thế giới).

 Đáp án: 

Mật độ dân số của châu Á cao gấp hơn 28 lần châu Đại Dương

Châu Đại Dương có mật độ dân số nhỏ hơn thế giới hơn 11 lần


Câu 35:

Tại sao hoang mạc Xahara có mật độ dân số thấp?

Xem đáp án

Hoang mạc Xahara do khí hậu quá nóng và khô hạn, lượng mưa ít và bề mặt chủ yếu là cát, không canh tác được, giao thông khó khăn, nên dân không tập trung đông.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 36:

Những nơi đông dân thường không có vị trí địa lý như thế nào?

Xem đáp án

Những nơi đông dân thường có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông và cư trú như ven các vùng biển và hải cảng, trên các đồng bằng châu thổ hoặc trong các thành phố lớn.

Sâu trong lục địa, dân cư thường không đông do tính chất lục địa khô hạn của khí hậu.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 37:

Chọn X vào các ô tương ứng

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố dân cư:

ĐÚNG   SAI

Nơi có khí hậu lạnh. Ít mưa và nằm sâu trong các lục địa rộng, dân cư thưa thớt.

Dân cư thường tập trung đông ở những nơi có độ dốc địa hình lớn

Sa mạc là môi trường sống ưa thích của con người và các loài động vật

Xem đáp án

- Nơi có khí hậu lạnh, ít mưa và sâu trong các lục địa rộng, dân cư thưa thớt. (Đúng, vì điều kiện sống khó khăn, không thuận lợi cho cư trú và sản xuất).

- Dân cư thường tập trung đông ở những nơi có độ dốc địa hình lớn (Sai, vì khó khăn cho giao thông, đi lại)

- Sa mạc là môi trường sống ưa thích của con người và các loài động vật (Sai, vì các sa mạc có khí hậu rất khô hạn, nóng, bề mặt chủ yếu là cát. Không thích hợp cho việc cư trú của con người và sinh vật)

 Đáp án: 

Đặc điểm

Đúng

Sai

Nơi có khí hậu lạnh. Ít mưa và nằm sâu trong các lục địa rộng, dân cư thưa thớt.

X

 

Dân cư thường tập trung đông ở những nơi có độ dốc địa hình lớn

 

X

Sa mạc là môi trường sống ưa thích của con người và các loài động vật

 

X


Câu 38:

Ngày nay, xu hướng di dân của con người thường tập trung đến:

Xem đáp án

Có nhiều xu hướng di dân trên thế giới, nhưng đa phần dân cư sẽ tập trung đến các khu đô thị lớn do có điều kiện sống tốt, hiện đại, giao thông thuận lợi, kinh tế phát triển.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 39:

Chọn các đáp án đúng:

Ở Việt Nam, đa phần dân cư sinh sống ở:

Vùng núi cao Tây Bắc

Trong các thành phố lớn

Trên các đồng bằng châu thổ rộng lớn

Trên các đảo xa bờ

Xem đáp án

- Ở Việt Nam, khu vực đồng bằng châu thổ và các đô thị lớn có dân cư tập trung rất đông đúc do điều kiện sống tốt, thuận lợi.

- Vùng núi cao Tây Bắc do địa hình hiểm trở, các đảo xa bờ do gặp khó khăn về giao thông trong trao đổi hàng hóa với đất liền, điều kiện sống trên các đảo chịu ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai như bão. Nên dân cư thưa thớt hơn.

 Đáp án: 

Trong các thành phố lớn

Trên các đồng bằng châu thổ rộng lớn


Câu 40:

Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Cho nhận định sau: “Trong tổng số hơn 96 triệu người dân Việt Nam, tỉ lệ dân sinh sống ở thành thị là chủ yếu”. Đúng hay sai?

Xem đáp án

Sai, vì nền kinh tế chính của nước ta vẫn là nông nghiệp, nên phần lớn dân cư vẫn sinh sống ở nông thôn. Tỉ lệ dân nông thôn luôn cao hơn thành thị.


Câu 41:

Thành phố nào đông dân nhất thế giới?

Xem đáp án

Thành phố đông dân nhất thế giới là Tô-ky-ô (Nhật Bản)

Đáp án cần chọn là: D


Câu 42:

Siêu đô thị là các thành phố có số dân từ

Xem đáp án

Đô thị có số dân từ 10 triệu người trở lên được gọi là siêu đô thị.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 43:

Sự gia tăng của dân số và sự phát triển của kinh tế đã làm cho:

Xem đáp án

Sự gia tăng của dân số và sự phát triển của kinh tế đã làm cho số lượng các thành phố lớn gia tăng.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 44:

Châu lục nào trên thế giới có nhiều thành phố trên 1 triệu dân nhất?

Xem đáp án

Châu Á là châu lục có nhiều thành phố trên 1 triệu dân nhất thế giới.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 45:

Chọn các đáp án đúng:

Tại sao châu Á là nơi phân bố của nhiều đô thị lớn trên thế giới?

Do dân cư tập trung từ lâu đời với mật độ dày đặc

Đồng bằng chiếm diện tích lớn thuận lợi cho tập trung dân cư

Nhiều quốc gia có nền kinh tế đang phát triển năng động

Xem đáp án

Châu Á là nơi phân bố của nhiều đô thị lớn trên thế giới vì là châu lục đông dân, dân cư tập trung từ lâu đời, lại có các nền kinh tế đang phát triển năng động.

 Đáp án: 

Do dân cư tập trung từ lâu đời với mật độ dày đặc

Nhiều quốc gia có nền kinh tế đang phát triển năng động


Câu 46:

Các thành phố lớn có vai trò như thế nào đến nền kinh tế thế giới?

Xem đáp án

Trong nền kinh tế toàn cầu, các thành phố lớn có vai trò rất quan trọng trong việc kết nối các nền kinh tế thế giới.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 48:

Những thành phố lớn ở châu Á có số dân từ 20 triệu người trở lên là:

Xem đáp án

Những thành phố trên 20 triệu dân ở châu Á là: Tô-ky-ô, Thượng Hải, Mum-bai,...

Đáp án cần chọn là: A


Câu 49:

Siêu đô thị Cai-rô nằm trên quốc gia nào?

Xem đáp án

Cai-rô là siêu đô thị và thủ đô của Ai Cập.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 50:

Chọn X vào các ô cho phù hợp:

Quá trình phát triển các khu đô thị có ảnh hưởng tích cực như thế nào?

ĐÚNG   SAI

Cải thiện cảnh quan sạch – đẹp

Gia tăng các tệ nạn xã hội

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước

Tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân

Xem đáp án

- Quá trình đô thị hóa mang lại nhiều mặt tích cực như: cải thiện môi trường sống sạch đẹp khang trang, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và mức thu nhập cho người dân, ...

- Gia tăng các tệ nạn xã hội không phải mặt tích cực của đô thị hóa.

Đáp án: 

Ảnh hưởng

Đúng

Sai

Cải thiện cảnh quan sạch – đẹp

X

 

Gia tăng các tệ nạn xã hội

 

X

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước

X

 

Tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân

X

 


Câu 51:

Chọn các đáp án đúng

Hậu quả của quá trình phát triển các đô thị nhanh không có kế hoạch là:

Không gian cư trú chật hẹp

Kinh tế tăng trưởng cao

Thu nhập của người dân được cải thiện

Nạn tắc đường, tai nạn giao thông

Ô nhiễm môi trường sống

Xem đáp án

Các đô thị phát triển thường đi kèm với sự phát triển kinh tế. Nếu các khu đô thị chỉ gia tăng nhanh về dân cư nhưng không phát triển kinh tế nhanh, sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như:

- Thiếu không gian cư trú

- Nạn tắc đường, tai nạn giao thông

- Ô nhiễm môi trường sống

Ngoài ra còn kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng tình trạng thất nghiệp ở các thành phố lớn,...

Đáp án: 

Không gian cư trú chật hẹp

Nạn tắc đường, tai nạn giao thông

Ô nhiễm môi trường sống


Câu 52:

Châu lục nào có ít siêu đô thị nhất thế giới?

Xem đáp án

Châu Đại Dương là châu lục ít siêu đô thị nhất.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 54:

Ở nước ta, đô thị nào có số dân đông nhất?

Xem đáp án

Đô thị có số dân đông nhất Việt Nam hiện nay là thành phố Hồ Chí Minh với hơn 8,9 triệu dân.

Đáp án: C

Đáp án cần chọn là: C


Câu 55:

Phát triển bền vững là sự phát triển

Xem đáp án

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 56:

Tác động nào của con người không vì sự phát triển bền vững?

Xem đáp án

“Khai thác khoáng sản với số lượng lớn để xuất khẩu” không phải là việc làm đảm bảo sự phát triển bền vững, vì việc khai thác và sử dụng làm cho khoáng sản suy giảm về số lượng và chất lượng. Ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng khoáng sản của các thế hệ tương lai.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 57:

Chọn các đáp án đúng

Những việc làm không hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là:

Trồng rừng, phủ xanh đất trống

Xử lý rác thải thành phân bón

Bỏ chai, lọ thuốc trừ sâu xuống sông

Tái chế rác thải nhựa

Khai thác không đi đôi với bảo vệ rừng

Xem đáp án

- Những việc làm không hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là:

+ Bỏ chai, lọ thuốc trừ sâu xuống sông: vì có thể gây hại đến môi trường nước, ô nhiễm nước, mất mĩ quan và làm chết các sinh vật dưới nước,...

+ Khai thác không đi đôi với bảo vệ rừng: vì tài nguyên rừng suy thoái, kéo theo sự suy thoái của nhiều loại tài nguyên khác như đất (dễ xói mòn), khí hậu biến đổi, nguồn nước ngầm suy kiệt,... 

Đáp án: 

Bỏ chai, lọ thuốc trừ sâu xuống sông

Khai thác không đi đôi với bảo vệ rừng


Câu 58:

Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Tài nguyên khoáng sản là nguồn tài nguyên vô tận.

Xem đáp án

Sai, vì khoáng sản là một loại tài nguyên rất quan trọng đối với con người, nhất là ngành công nghiệp. Tài nguyên khoáng sản là có hạn và không thể phục hồi, nên nếu không bảo vệ và tiết kiệm khoáng sản, sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng của thế hệ tương lai. Không hướng tới sự phát triển bền vững.


Câu 59:

Mục tiêu cao nhất của sự phát triển bền vững là?

Xem đáp án

“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai”.

Do vậy, mục tiêu cao nhất của phát triển bền vững là: Đảm bảo cho nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 61:

Nối các ý ở cột A với cột B cho phù hợp

Cách khai thác tài nguyên thông minh với:

Khoáng sảnvừa sử dụng tiết kiệm, sản xuất vật liệu khác thay thế

Đất, sinh vậtvừa sử dụng, vừa khôi phục

Không khí, nướctránh làm ô nhiễm, giảm chất lượng.

Xem đáp án

Cách khai thác tài nguyên thông minh với:

- Khoáng sản: vừa sử dụng tiết kiệm, sản xuất vật liệu khác thay thế

- Đất, sinh vật: vừa sử dụng, vừa khôi phục

- Không khí, nước: tránh làm ô nhiễm, giảm chất lượng.


Câu 62:

Chọn X vào các ô tương ứng:

Xem đáp án

Giải pháp nào dưới đây góp phần bảo vệ tự nhiên khỏi sự ô nhiễm không khí?

ĐÚNGSAI

Tích cực trồng cây xanh, đặc biệt là những đô thị lớn

Lắp đặt hệ thống lọc nước thải, rác thải trước khi xả ra sông suối

Xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường

Trả lời:

* Giải pháp góp phần bảo vệ tự nhiên khỏi sự ô nhiễm không khí là:

- Tích cực trồng cây xanh, đặc biệt là những đô thị lớn.

- Xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường.

* Lắp đặt hệ thống lọc nước thải, rác thải trước khi xả ra sông suối. Không phải giải pháp bảo vệ không khí.

Đáp án: 

Giải pháp

Đúng

Sai

Tích cực trồng cây xanh, đặc biệt là những đô thị lớn

X

 

Lắp đặt hệ thống lọc nước thải, rác thải trước khi xả ra sông suối

 

X

Xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường

X

 


Câu 63:

Điều gì sẽ xảy ra nếu môi trường không khí không được bảo vệ?

Xem đáp án

Nếu không được bảo vệ, môi trường không khí sẽ ngày càng ô nhiễm.

Đáp án cần chọn là: BCâu 63. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Cho nhận định: “Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ sự sống và duy trì sự phát triển của con người”. Đúng hay sai?

Đúng, vì:

- Bảo vệ tự nhiên như không khí, đất, nước, ... khỏi sự ô nhiễm góp phần bảo vệ sức khỏe cho con người khỏi các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, ung thư,...

- Khai thác tài nguyên tiết kiệm và hợp lý: góp phần đảm bảo cho việc phát triển kinh tế - xã hội của con người ở hiện tại cũng như trong tương lai.


Câu 64:

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí không phải là:

Xem đáp án

Ô nhiễm không khí được gây ra bởi nhiều nguyên nhân:

- Khói bụi từ các phương tiện giao thông

- Khí thải từ các nhà máy công nghiệp

- Khí thải sinh hoạt, từ các bãi rác...v...v....

Khí CO2 do thực vật nhả ra trong quá trình hô hấp không phải nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 65:

Chọn các đáp án đúng

Không khí bị ô nhiễm sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng nào?

Xảy ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Biến đổi gen ở các loài sinh vật

Gây ra các bệnh về đường hô hấp

Xem đáp án

Ô nhiễm không khí để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng:

- Gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người như ung thư phổi, viêm phổi,...

- Trong không khí chứa nhiều các chất khí nhà kính: làm cho Trái Đất nóng lên

- Tác động xấu đến động – thực vật bởi các chất khí độc hại làm giảm một số chức năng ở thực vật, mưa acid cho không khí ô nhiễm còn làm cháy đốm hoặc rụng lá, ...

Tuy nhiên, ô nhiễm không khí không làm biến đổi gen.

Đáp án: B

Xảy ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Gây ra các bệnh về đường hô hấp


Câu 66:

Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên không nhằm:

Xem đáp án

Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên không làm cho tài nguyên ngày càng giàu có.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 67:

Vai trò của bảo vệ tự nhiên không phải là:

Xem đáp án

Vai trò của bảo vệ tự nhiên là:

Bảo vệ được không gian sống của con người

Đảm bảo cho con người sống trong môi trường trong lành

Tạo điều kiện thuận lợi cho con người phát triển kinh tế - xã hội

Bảo vệ tự nhiên không góp phần khiến cho tuổi thọ của con người cao hơn, vì môi trường chỉ quyết định một phần đến sức khỏe con người, phần còn lại phụ thuộc vào nếp sống điều độ để duy trì tuổi thọ.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 68:

Đối với tài nguyên khoáng sản, cần làm gì để khai thác thông minh?

Xem đáp án

Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi, do vậy trong quá trình khai thác cần sử dụng tiết kiệm và tận dụng các vật liệu, nguồn năng lượng khác thay thế.

Ví dụ: Tái chế lại sắt vụn để sử dụng, sử dụng năng lượng Mặt Trời thay cho việc tạo ra điện từ than,...

Đáp án cần chọn là: D


Câu 69:

Loại tài nguyên nào trên Trái Đất không thể phục hồi?

Xem đáp án

Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 70:

Để bảo tồn sinh học, chúng ta cần:

ĐÚNG   SAI

Không khai thác rừng cho mục đích sản xuất và sinh hoạt

Xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn các loài sinh vật

Ban hành luật bảo vệ các loài động – thực vật quý hiếm

Xem đáp án

* Để bảo tồn đa dạng sinh học cần:

- Xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn các loài sinh vật

- Ban hành luật bảo vệ các loài động – thực vật quý hiếm

* “Không khai thác rừng cho mục đích sản xuất và sinh hoạt” là không cần thiết, vì rừng có thể phục hồi, trong quá trình khai thác cần kết hợp trồng lại rừng để vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa bảo vệ được môi trường.

Đáp án: 

Giải pháp

Đúng

Sai

Không khai thác rừng cho mục đích sản xuất và sinh hoạt

 

X

Xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn các loài sinh vật 

X

 

Ban hành luật bảo vệ các loài động – thực vật quý hiếm

X

 


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương