Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 2: (có đáp án) Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới (phần 2)
Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 2: (có đáp án) Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới (phần 2)
-
980 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
28 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dựa vào yếu tố nào, người ta phân chia dân cư thế giới thành ba chủng tộc chính?
Đáp án D
Giải thích: Dựa vào các đặc điểm bên ngoài(màu da, tóc, mắt, mũi,…) người ta phân chia dân cư thế giới thành ba chủng tộc chính: Môn-gô-lô-it (da vàng), Nê-grô-it (da đen), Ơ-rô-pê-ô-it (da trắng).
Câu 2:
Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Môn-gô-lô-it là
Đáp án A
Giải thích: Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Môn-gô-lô-it là da vàng, tóc đen. Chủng tộc này chủ yếu là người châu Á (ví dụ: người Việt Nam da vàng, tóc đen).
Câu 3:
Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it là
Đáp án D
Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it là da trắng, tóc xoăn. Chủng tộc này chủ yếu là người châu Âu
Câu 4:
Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít phân bố chủ yếu ở châu lục nào?
Đáp án B
Giải thích: Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít phân bố chủ yếu ở châu Âu.
Câu 5:
Chủng tộc Nê-grô-it phân bố chủ yếu ở châu lục nào?
Đáp án C
Giải thích: Chủng tộc Nê-grô-it phân bố chủ yếu ở châu Phi.
Câu 6:
Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?
Đáp án D
Giải thích: Những nơi có điều kiện sống thuận lợi như gần các trục giao thông lớn, ven biển, các con sông lớn, vùng đồng bằng… dân cư tập trung đông. Những khu vực vùng núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc…khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.
Câu 7:
Dân cư phân bố đông đúc ở những khu vực nào sau đây?
Đáp án D
Giải thích: Những nơi có điều kiện sống thuận lợi như gần các trục giao thông lớn, ven biển, các con sông lớn, vùng đồng bằng… dân cư tập trung đông. Những khu vực vùng núi, cao nguyên, vùng sâu vùng xa, hải đảo đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc… khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.
Câu 8:
Dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực địa hình đồng bằng vì
Đáp án B
Giải thích: Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, giao thông đi lại dễ dàng, thuận lợi cho trao đổi giao lưu với các vùng khác nên thu hút dân cư đông đúc.
Câu 9:
Dân cư thế giới thường phân bố thưa thớt ở khu vực vùng núi, cao nguyên vì
Đáp án B
Giải thích: Vùng núi và cao nguyên có địa hình hiểm trở gây khó khăn cho đi lại, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải để phát triển kinh tế nên dân cư phân bố thưa thớt.
Câu 10:
Châu lục tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới là
Đáp án B
Giải thích: Châu lục tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới là châu Á, có Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có dân cư đông đúc nhất.
Câu 11:
Khu vực nào của châu Á dưới đây có dân cư phân bố thưa thớt nhất?
Đáp án B
Giải thích: Châu lục tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới là châu Á: có Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á là ba khu vực có dân cư đông đúc. Do có nhiều điều kiện tự nhiên không thuận lợi: địa hình, khí hậu lạnh,… nên khu vực Bắc Á dân cư phân bố thưa thớt.
Câu 12:
Nhân tố nào sau đây giúp con người mở rộng phạm vi sinh sống trên Trái Đất?
Đáp án B
Giải thích: Ngày nay, con người đã có nhiều thành tựu trong nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật phục vụ đời sống, phát triển kinh tế.
- Nhờ việc hình thành mạng lưới đường sắt đông –tây => những khu vực khô hạn nằm sâu trong nội địa Trung Quốc đã thu hút dân cư về đây sinh sống, mật độ dân dân số cao hơn vùng xung quanh.
- Con người cũng đặt chân đến miền vùng khí hậu băng giá ở Nam Cực để khai thác các mỏ dầu khí,…
Câu 13:
Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật có vai trò gì đối với sự phân bố dân cư trên thế giới?
Đáp án A
Giải thích: Ngày nay, con người đã có nhiều thành tựu trong nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật phục vụ đời sống, phát triển kinh tế.
- Nhờ việc hình thành mạng lưới đường sắt đông –tây => những khu vực khô hạn nằm sâu trong nội địa Trung Quốc đã thu hút dân cư về đây sinh sống, mật độ dân dân số cao hơn vùng xung quanh.
- Con người cũng đặt chân đến miền vùng khí hậu băng giá ở Nam Cực để khai thác các mỏ dầu khí…
Câu 14:
Lãnh thổ phía Bắc của Nga có dân cư thưa thớt, nguyên nhân do
Đáp án B
Giải thích: Lãnh thổ phía Bắc Liên Bang Nga nằm ở vĩ độ cao thuộc vùng ôn đới - là nơi có khí hậu hết sức khắc nghiệt, lạnh giá quanh năm nên rất ít dân cư sinh sống.
Câu 15:
Lãnh thổ phía Bắc Phi có dân cư thưa thớt nguyên nhân chủ yếu do
Đáp án C
Giải thích: Lãnh thổ phía Bắc Phi có đường chí tuyến Bắc chạy qua nên có khí hậu nóng, khô -> hình thành nên các hoang mạc nên dân cư phân bố thưa thớt.
Câu 16:
Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới nguyên nhân không phải do
Đáp án A
Giải thích: Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới nguyên nhân do: khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình đồng bằng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới ấm áp); sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của vùng nên tập trung nhiều lao động, mặt khác đây cũng là nơi có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
=> Nhận xét B, C, D => Loại đáp án B, C, D.
- Nam Á và Đông Nam Á tập trung các nước đang phát triển, đây không phải là nguyên nhân chính tạo sức đông đảo dân cư. Do vậy nhận xét vùng có dân cư đông chủ yếu do nền kinh tế phát triển mạnh, nhiều trung tâm kinh tế lớn là không đúng.
Câu 17:
Khu vực châu Âu có mật độ dân số cao nguyên nhân chủ yếu do
Đáp án D
Giải thích: Châu Âu có mật độ dân số cao do có một số điều kiện tự nhiên thuận lợi (khí hậu ôn đới, địa hình khá bằng phẳng). Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế phát triển mạnh, có nhiều trung tâm kinh tế lớn giúp thu hút dân cư trên thế giới đến châu Âu định cư và sinh sống.
Câu 18:
Nguyên nhân chính khiến dân cư tập trung đông đúc ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ là
Đáp án A
Giải thích: Vùng Đông Bắc tập trung nhiều thành phố, đô thị lâu đời như: Oa- sinh-tơn, Niu-I-ooc, Phi-la-đen-phi-a..; công nghiệp của vùng hình thành sớm và phát triển mạnh mẽ với nhiều ngành truyền thống như cơ khí, đóng tàu, hóa chất, ô tô… => Vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời -> thu hút dân cư đông đúc.
Câu 19:
Nhận định nào sau đây không phải nguyên nhân làm cho khu vực phía Đông Trung Quốc dân cư tập trung đông hơn phía Tây?
Đáp án B
Giải thích: Khu vực phía Đông Trung Quốc có các đồng bằng lớn như Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam,… với vị trí giáp biển nên khí hậu ít khắc nghiệt hơn khu vực phía Tây và có nhiều khoáng sản-> Tạo điều kiện phát triển kinh tế -> dân cư tập trung đông từ lâu đời.
Khu vực phía Tây địa hình chủ yếu là núi và sơn nguyên, khí hậu khô hạn và là thượng lưu của các dòng sông lớn nên mặc dù là nơi tập trung phần lớn khoáng sản của Trung Quốc nhưng điều kiện khai thác khó khăn nên dân cư vẫn phân bố thưa thớt.
-> Là khu vực thượng lưu của các dòng sông không phải là nguyên nhân làm cho khu vực phía Đông Trung Quốc dân cư tập trung đông hơn phía Tây.