Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Lịch sử Trắc nghiệm lịch sử 9 Bài 17 (có đáp án) Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời (Phần 2)

Trắc nghiệm lịch sử 9 Bài 17 (có đáp án) Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời (Phần 2)

Trắc nghiệm lịch sử 9 Bài 17 (có đáp án) Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời (Phần 2)

  • 1404 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tháng 7-1928, tầng lớp tiểu tư sản tri thức Việt Nam đã thành lập tổ chức nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Năm 1925, một số tù chính trị cũ ở Trung Kì và một nhóm sinh viên trường Cao đằng Sư phạn Hà Nội đã lập ra Hội Phục Việt. Sau nhiều lần đổi tên, đến tháng 7-1928, Tân Việt Cách mạng Đảng được thành lập


Câu 2:

Nhân tố nào đã tác động đến sự phân hóa của nội bộ Tân Việt cách mạng Đảng?

Xem đáp án

Đáp án C

Ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh, lý luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin có ảnh hưởng lớn, lôi cuốn nhiều đảng viên trẻ đi theo. Từ đó nội bộ Tân Việt cách mạng đảng đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng tư tưởng: tư sản và vô sản.


Câu 3:

Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện lịch sử gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Cuối tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì đã họp tại số nhà 5D phố Hàm Long Hà Nội, thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.


Câu 4:

Tổ chức tiền thân của Đông Dương Cộng sản liên đoàn là:

Xem đáp án

Đáp án B

Do chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, tháng 9/1929 một số hội viên tiên tiến của Tân Việt cách mạng đảng đã tách ra thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

=> Tiền thân của Đông Dương Cộng sản liên đoàn là Tân Việt Cách mạng đảng.


Câu 5:

Năm 1929, trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có sự phân hóa thành các tổ chức cộng sản nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Sau Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (5-1929), trong nội bộ của hội đã có sự phân hóa thành các tổ chức cộng sản là:

-  Đông Dương Cộng sản đảng (6-1929).

- An Nam Cộng sản đảng (8-1929).


Câu 6:

Đâu là cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng?

Xem đáp án

Đáp án C

Ngày 17 – 6 - 1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kỳ họp Đại hội tại nhà số 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội), quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.


Câu 7:

Đâu không phải là điểm mới của phong trào công nhân Việt Nam trong giai đoạn 1926-1929?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong giai đoạn 1926-1929 phong trào công nhân có bước phát triển mới.

Cụ thể là:

- Phong trào công nhân mang tính thống nhất trong toàn quốc, vượt ra phạm vị một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.

- Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị.

- Phong trào công nhân đang đi dần vào cuộc đấu tranh tự giác, trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có sức quy tụ, dẫn đầu phong trào yêu nước


Câu 8:

Vì sao cho đến năm 1929 yêu cầu thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam lại đặt ra cấp thiết?

Xem đáp án

Đáp án B

Cuối những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác phát triển, kết thành một làn sóng dân tộc, dân chủ ngày càng lan rộng. Sự phát triển đó đặt ra yêu cầu phải có một tổ chức mới thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tiếp tục lãnh đạo quần chúng đấu tranh. => Ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời vào năm 1929, nhưng lại hoạt động riêng rẽ và đả kích lẫn nhau. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu khách quan trên yêu cầu thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam là cấp thiết.


Câu 9:

Sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không mang ý nghĩa nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân; là sự chuẩn bị trực tiếp về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời chứng tỏ sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong phong trào cách mạng Việt Nam.


Câu 10:

Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929?

Xem đáp án

Đáp án D

 - Trong giai đoạn 1926 – 1929, sự thắng lợi của công xã Quảng Châu ở Trung Quốc đã cổ vũ công nhân Việt Nam đấu tranh.

- Những hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã giúp chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá sâu rộng góp phần nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng của công nhân.

- Ngoài ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên còn đứng ra tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đưa phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh mẽ.

=> Hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng không phải là nhân tố đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929


Câu 11:

Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án A

Đến năm 1929, những điều kiện thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam đã chín muồi:

- Chủ nghĩa Mác- Lê nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ

- Phong trào công nhân có bước phát triển mới, đang chuyển biến mạnh mẽ từ tự phát sang tự giác

- Phong trào yêu nước ngả dần từ quỹ đạo tư sản sang vô sản.

=> Trong thời gian ngắn ba tổ chức cộng sản được thành lập đặt ra yêu cầu cấp thiết hơn nữa cần thành lập một Đảng cộng sản thống nhất để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.


Bắt đầu thi ngay