Thứ năm, 23/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 26 (có đáp án) Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp (Phần2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 26 (có đáp án) Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp (Phần2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 26 (có đáp án) Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp (Phần2)

  • 1118 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sự kiện nào đánh dấu việc Mĩ bắt đầu dính líu và can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương?

Xem đáp án

Đáp án B

Ngày 13-5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, chính phủ Pháp đề ra và thực hiện kế hoạch Rơve. Với kế hoạch này, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.


Câu 2:

Vị trí nào được Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam chọn làm điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

Xem đáp án

Đáp án C

Sáng sớm ngày 16-9-1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào cụm cứ điểm Đông Khê nằm trên đường số 4. Đây là điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.


Câu 3:

Hành lang Đông- Tây do Pháp- Mĩ xây dựng đã bị quân dân Việt Nam chọc thủng ở vị trí nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Hành lang Đông- Tây (Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La) do Pháp- Mĩ xây dựng nhằm cô lập Việt Bắc với vùng hậu phương liên khu III, IV đã bị quân dân Việt Nam chọc thủng ở Hòa Bình


Câu 4:

Gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng là nội dung kế hoạch quân sự nào của Pháp- Mĩ?

Xem đáp án

Đáp án C

Nội dung cơ bản của kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi là gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng


Câu 5:

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 – 1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên mới là:

Xem đáp án

Đáp án B

Tại Đại hội đại biểu lần thứ II (1951) đã quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở một nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác - Lênin riêng. Ở Việt Nam, Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.


Câu 6:

Hai báo cáo được nêu ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) là:

Xem đáp án

Đáp án A

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) đã đưa ra hai báo cáo quan trọng là báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng bí thư Trường Chinh để tổng kết kinh nghiệm mấy chục năm vận động cách mạng của Đảng, nêu rõ nhiệm vụ trước mắt của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, đồng thời vạch rõ tiền đồ của cách mạng Việt Nam


Câu 7:

Để bồi dưỡng sức dân trước hết là nông dân, đầu năm 1953 Đảng và Chính phủ đã có chủ trương gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Để bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân, đầu năm 1953, Đảng và Chính phủ quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954, ta đã thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất tại 53 xã thuộc vùng tự do Thái Nguyên, Thanh Hóa


Câu 8:

Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam được xác định trong Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh năm 1951 là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Báo cáo chính trị nêu nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là "tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới"


Câu 9:

Mặt trận nào là biểu tượng của khối đoàn kết 3 nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

Xem đáp án

Đáp án B

Ngày 11-3-1951, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơme Ítxrắc, Mặt trận Lào Ítxala họp hội nghị đại biểu để thành lập Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào. Liên minh thành lập đã tăng cường khối đoàn kết ba nước trong đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.


Câu 10:

Đâu không phải là nội dung của kế hoạch Rơve do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1949?

Xem đáp án

Đáp án D

Những điểm cơ bản của kế hoạch Rơve là

- Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4

- Thiết lập “Hành lang Đông- Tây” (Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La)

- Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần 2, mong giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh


Câu 11:

Tại sao trong kế hoạch Rơve, thực dân Pháp lại phải tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4?

Xem đáp án

Đáp án B

Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, chủ nghĩa xã hội được nối liền từ Âu sang Á. Cách mạng Việt Nam có điều kiện nhận được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. Do đó, thực dân Pháp buộc phải tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 để khóa chặt biên giới Việt – Trung


Câu 12:

Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 do Đảng và Chính phủ Việt Nam đề ra không nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Tháng 6 -1950, Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong chiến dịch Biên giới nhằm:

- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.

- Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới.

- Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.


Câu 13:

Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới thu- đông năm 1950 là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Với chiến thắng Biên giới thu- đông năm 1950, ta đã giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến


Câu 14:

Kế hoạch Đờ lát đơ Tát-xi-nhi được Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Sau chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, quân Pháp mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Do đó kế hoạch Đờ lát đơ Tát-xi-nhi được Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện nhằm xoay chuyển cục diện chiến trường, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.


Câu 15:

Công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam từ năm 1950 không nhằm thực hiện phương châm nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam từ năm 1950 được thực hiện theo ba phương châm: “Phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất”.


Câu 16:

Nhiệm vụ tập hợp, xây dựng lực lượng khối đoàn kết dân tộc từ năm 1951 đến năm 1954 do mặt trận nào đảm nhiệm?

Xem đáp án

Đáp án D

Từ ngày 3 đến 7-3-1951, Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành một mặt trận duy nhất, lấy tên là Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt), đảm nhận nhiệm vụ tập hợp, xây dựng lực lượng khối đoàn kết dân tộc từ năm 1951 đến năm 1954


Câu 17:

Sự phát triển của hậu phương (1950-1953) có tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án B

Sự phát triển của hậu phương từ sau chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 đến trước đông - xuân 1953-1954 đã tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để cuộc kháng chiến của quân và dân ta nhanh chóng đi đến thắng lợi hoàn toàn


Bắt đầu thi ngay