Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 24 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 24 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ
-
2357 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta diễn ra vào thời gian nào?
Đáp án: B
Giải thích:
Ngày 6/1/1946, vượt qua mọi hành động chống phá của kẻ thù, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bầu những đại biểu chân chính của mình vào cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước.
Câu 2:
Từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946, đối với quân Trung Hoa Dân quốc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương nào?
Đáp án: A
Giải thích:
Từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946, đối với quân Trung Hoa Dân quốc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương hòa hoãn, nhượng bộ cho chúng một vài quyền lợi về kinh tế.
Câu 3:
Chính phủ nước VNDCCH ký với chính phủ Pháp bản hiệp ước sơ bộ (6/31946) nhằm mục đích gì?
Đáp án: A
Giải thích:
Ta tránh được việc phải đương đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù, đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc và tay sai ra khỏi nước ta. Có thêm thời gian hòa bình để củng cố, chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến lâu dài chống Pháp.
Câu 4:
Trong văn kiện ngoại giao nào dưới đây, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhân nhượng đối phương về không gian để có thời gian đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục đi lên?
Đáp án: B
Giải thích:
(SGK – trang 102)
Câu 5:
Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước VNDCCH đứng trước những khó khăn, thử thách nào?
Đáp án: A
Giải thích:
Sau Cách mạng Tháng Tám chính quyền của ta còn non trẻ nhưng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn: Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, giặc ngoại xâm và nội phản. Nước Việt Nam đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Câu 6:
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, để giải quyết nạn mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào nào?
Đáp án: C
Giải thích:
Để xóa nạn mù chữ và nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân lao động, ngày 8/9/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ và kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ.
Câu 8:
Thực dân Pháp kí với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa-Pháp (2/1946) để thực hiện âm mưu gì?
Đáp án: D
Giải thích:
Thực dân Pháp kí với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa-Pháp (2/1946) để thực hiện âm mưu đưa quân ra miền Bắc để xâm lược Việt Nam lần thứ 2.
Câu 9:
Đêm 22 rạng sáng 23/9/1945, thực dân Pháp đã mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai bằng cuộc tấn công vào địa điểm nào?
Đáp án: A
Giải thích:
sgk-trang 100
Câu 10:
Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1956, Chính phủ nước VNDCCH nhân nhượng cho thực dân Pháp một số quyền lợi với nguyên tắc cao nhất là?
Đáp án: C
Giải thích:
Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1956, Chính phủ nước VNDCCH nhân nhượng cho thực dân Pháp một số quyền lợi nhưng luôn giữ vững quyền lợi cao nhất là chủ quyền dân tộc.
Câu 11:
Sự kiện nào thể hiện sự bắt tay giữa Pháp và Trung Hoa Dân Quốc để chống phá cách mạng Việt Nam?
Đáp án A
Sự bắt tay giữa Pháp và Trung Hoa Dân Quốc để chống phá cách mạng Việt Nam được thể hiện bằng sự kiện ngày 28-2-1946, Pháp và Trung Hoa Dân Quốc đã kí Hiệp ước Hoa- Pháp . Theo đó Trung Hoa Dân Quốc được Pháp trả lại các tô giới, nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc và được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Vân Nam không phải đóng thuế. Đổi lại, Pháp được đưa quân ra Bắc thay Trung Hoa Dân Quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
Câu 12:
Đặc điểm mối quan hệ Việt- Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946 là:
Đáp án C
Đặc điểm mối quan hệ Việt- Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946 là hòa hoãn, đối thoại thông qua việc kí kết hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và tạm ước 14-9-1946
Câu 13:
Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám thành công là:
Đáp án A
Thành quả lớn nhất mà cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 mang lại cho Việt Nam là độc lập dân tộc và chính quyền nhà nước. Do đó, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám là xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, độc lập dân tộc
Câu 14:
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 có tác động như thế nào đến các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam sau này?
Đáp án B
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 đã củng cố được hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các cuộc đấu tranh ngoại giao. Đồng thời, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Câu 15:
Nguyên nhân chủ yếu để chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc sau cách mạng tháng Tám là gì?
Đáp án B
Nguyên nhân chủ yếu để từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc là do Việt Nam đang tập trung kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, nên cần tránh trường hợp phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc.
Câu 16:
Đâu là lý do quyết định để chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lựa chọn giải pháp “hòa để tiến” với thực dân Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946?
Đáp án A
Nguyên nhân chủ yếu khiến Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định lựa chọn giải pháp “hòa để tiến” với thực dân Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946 là để tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc trong khi sức ta chưa đủ mạnh.
Câu 17:
Ý nào dưới đây phản ánh đúng nhất về lý do Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời nhân nhượng với quân Tưởng để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi quân Tưởng?
Đáp án A
Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để đối phó với quân Pháp ở Nam Bộ. Sau ngày 6-3-1946, Đảng ta lại chủ trương hoà hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước. Nguyên nhân Đảng ta đưa ra chủ trương trên là do chính quyền của ta còn nn trẻ, không thể một lúc chống hai kẻ thù mạnh.
Câu 18:
Việc kí kết hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và tạm ước 14-9-1946 đã phản ánh điều gì của nhân dân Việt Nam?
Đáp án C
Những hoạt động ngoại giao của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm 1946 cho thấy thiện chí giải quyết những xung đột bằng biện pháp hòa bình, chiến tranh chỉ là giải pháp cuối cùng khi cả hai không thể tiếp tục thương lượng được nữa.
Câu 19:
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào
Đáp án B
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi sang Pháp. Tức là phải lấy cái bất biến (không thay đổi) mà ứng phó với cái vạn biến (cái luôn thay đổi). Điều "bất biến" mà chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc đến là độc lập dân tộc