Một cơ thể có kiểu gen Aa,xét 2 tế bào sinh dục tiến hành giảm phân tạo giao tử trong đó có 1 tế bào có xảy ra trao đổi chéo. Trường hợp nào sau đây có thể xảy ra khi kết thúc giảm phân?
A. Có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử.
B. Tạo ra 6 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
C. Tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
D. Có thể tạo ra duy nhất 1 loại giao tử.
Đáp án D
Nếu 2 tế bào đó là tế bào sinh dục cái thì có thể có các trường hợp :
- TH1 : tạo ra 2 loại giao tử
- TH2: Tạo 1 loại giao tử
Nếu 2 tế bào đó là tế bào sinh dục đực thì có thể có các trường hợp :
TH1: Tạo 4 loại giao tử: tế bào có HVG tạo 4 loại: 1:1:1:1; tế bào không có HVG tạo 2 loại giao tử giống với 2 giao tử liên kết trong 4 kiểu giao tử của tế bào 1, → tỷ lệ: 3:3:1:1 → C sai
TH2: Tạo ra 6 loại giao tử: tế bào có HVG tạo 4 loại: 1:1:1:1; tế bào không có HVG tạo 2 loại giao tử khác với 2 giao tử liên kết trong 4 kiểu giao tử của tế bào 1, → tỷ lệ: 2:2:1:1:1:1 → B sai
A sai, không thể tạo 8 loại giao tử.
Theo quan niệm hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở ở các loài giao phối là
Khi nói về các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng?
I. Khi kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì các cá thể thường cạnh tranh gay gắt với nhau.
II. Kích thước của quần thể bị ảnh hưởng bởi mức sinh sản, mức tử vong, mức xuất cư và mức nhập cư.
III. Kích thước của quần thể không chịu ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh từ môi trường.
IV. Kích thước quần thể của các loài khác nhau thường giống nhau khi cùng sống trong một môi trường.
Ở một giống cây trồng ngắn ngày, tính trạng mùi vị quả do một gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn quy định: A quy định quả ngọt, a quy định quả chua. Do thụ phấn nhờ côn trùng qua nhiều thế hệ đã hình thành một quần thể (P) đạt trạng thái cân bằng di truyền với các cây mang kiểu gen dị hợp có tỷ lệ cao nhất. Mục đích của người nông dân là nhanh chóng tạo ra quần thể cho cây quả ngọt chiếm đa số và tỉ lệ cây quả chua dưới 6%, người ta chỉ thu hạt của cây quả ngọt để gieo trồng. Sau đó tiến hành can thiệp bằng cách thu hạt phấn từng cây và thụ phấn cho chính cây đó, loại bỏ sự thụ phấn nhờ côn trùng. Giả sử không xảy ra đột biến, khả năng nảy mầm của các kiểu gen là như nhau. Theo lý thuyết, tính từ quần thể (P) đến thế hệ gần nhất là thế hệ thứ mấy thì người nông dân sẽ đạt được mục đích nói trên?
Ở quần thể thực vật ngẫu phối, xét tính trạng màu hoa do 1 gen có 2 alen quy định, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Dựa vào tỉ lệ kiểu hình có thể khẳng định quần thể nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
Sơ đồ bên biểu diễn chu trình cacbon của một hệ sinh thái có 4 thành phần chính là khí quyển, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất. Dựa vào mũi tên chỉ dòng vật chất (cacbon) trong sơ đồ, tên của các thành phần A, B, C và D lần lượt là
Cơ thể có kiểu gen AaBBDd giảm phân bình thường sẽ sinh ra giao tử ABD chiếm tỉ lệ
Ở một loài thực vật sinh sản hữu tính, quá trình nào sau đây nếu xảy ra đột biến thì đột biến đó không di truyền được cho đời con?
Giả sử một Operon có các trình tự nucleotit được kí hiệu Q, R, S, T, U. Hình bên thể hiện các đột biến mất đoạn (đoạn bị mất kí hiệu \ \ \) và hậu quả xảy ra ở các trình tự. Có bao nhiêu nhận định dưới đây phù hợp?
I. Vùng S và T là vùng có liên quan đến các gen điều hòa và vùng vận hành O
II. Vùng Q có thể liên quan đến vùng vận hành
III. Đoạn U là vùng liên quan tới vùng khởi động.
IV. Đoạn R, U liên quan đến gen điều hòa
Tác nhân hóa học 5 – brôm uraxin (5BU) là chất đồng đẳng của timin gây ra dạng đột biến nào dưới đây?
Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật?
Một nhà nghiên cứu tiến hành thụ phấn giữa hạt phấn của một loài thực vật A (2n = 14) với noãn của một loài thực vật B (2n = 14) nhưng không thu được hợp tử. Nhưng trong một thí nghiệm tiến hành ghép một cành ghép của loài A lên gốc của loài B thì nhà nghiên cứu bất ngờ phát hiện thấy tại vùng tiếp giáp giữa cành ghép và gốc ghép phát sinh ra một chồi mới có kích thước lớn bất thường. Chồi này sau đó được cho ra rễ và đem trồng thì phát triển thành một cây C. Khi làm tiêu bản và quan sát tế bào sinh dưỡng của cây C thấy có 14 cặp NST tương đồng có hình thái khác nhau.
Từ các thí nghiệm trên, một số nhận xét được rút ra như sau:
I. Thí nghiệm của nhà nghiên cứu trên không thành công là do cơ chế cách li trước hợp tử.
II. Cây C được hình thành là kết quả của sự lai xa và đa bội hóa.
III. Cây C không có khả năng sinh sản hữu tính.
IV. Cây C mang các đặc điểm của hai loài A và B.
Số nhận xét chính xác là:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng?
I. Cách li địa lí góp phần tạo ra sự khác biệt giữa quần thể mới với phần thể gốc.
II. Hình thành loài bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất.
III. Hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa phổ biến ở thực vật có hoa.
IV. Loài mới có thể được hình thành mà không cần sự cách ly địa lí.