Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh Học có lời giải chi tiết (Chuyên đề 24)

  • 9456 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phép lai nào sau đây thường được sử dụng để xác định kiểu gen của cơ thể có kiểu hình trội?

Xem đáp án

Đáp án B

Để xác định kiểu gen của cơ thể có kiểu hình trội người ta sử dụng phép lai phân tích.


Câu 2:

Ở người, khi nói về bệnh di truyền do alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X qui định. Trong trường hợp không xảy ra đột biến và mỗi gen quy định một tính trạng, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

A sai, con gái nhận gen từ cả bố và mẹ

B sai, gen này di truyền chéo

C sai, con trai có 1 gen này cũng biểu hiện ra kiểu hình.

D đúng.


Câu 3:

Ở một loài thực vật sinh sản hữu tính, quá trình nào sau đây nếu xảy ra đột biến thì đột biến đó không di truyền được cho đời con?

Xem đáp án

Đáp án A

Đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng của cơ thể trưởng thành sẽ không di truyền cho đời con.


Câu 4:

Loại enzim nào sao đây thường được dùng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp?

Xem đáp án

Đáp án D

Restrictaza (enzyme cắt giới hạn) và ligaza (enzyme nối) thường được dùng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp


Câu 5:

Sơ đồ bên biểu diễn chu trình cacbon của một hệ sinh thái có 4 thành phần chính là khí quyển, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất. Dựa vào mũi tên chỉ dòng vật chất (cacbon) trong sơ đồ, tên của các thành phần A, B, C và D lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 7:

Theo quan niệm hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở ở các loài giao phối là

Xem đáp án

Đáp án B

Theo quan niệm hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở ở các loài giao phối là quần thể.


Câu 8:

Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng. Nếu loại bỏ hết các cây hoa đỏ F1 rồi các cây còn lại giao phấn với nhau thu được đời con F2. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là.

Xem đáp án

Đáp án C

9:6:1 là tỷ lệ của kiểu tương tác bổ sung: A-B-: đỏ; A-bb/aaB- hồng; aabb : trắng

P dị hợp 2 cặp gen: AaBb × AaBb →(1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)

Nếu loại bỏ hết các cây hoa đỏ ta có: 1AAbb: 2Aabb:1aaBB:2aaBb:1aabb cho giao phối ngẫu nhiên. Chắc chắn tạo ra 3 loại kiểu hình: đỏ; hồng, trắng → loại bỏ được A,B,D

1AAbb: 2Aabb:1aaBB:2aaBb:1aabb → Tỷ lệ giao tử: 2/7Ab:2/7aB :3/7ab

→ hoa đỏ: 2×2/7×2/7 = 8/49; hoa trắng = (3/7)2 = 9/49 → hoa hồng: 32/49


Câu 9:

Cơ thể có kiểu gen AaBBDd giảm phân bình thường sẽ sinh ra giao tử ABD chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án B

Cơ thể có kiểu gen AaBBDd giảm phân bình thường sẽ sinh ra giao tử ABD chiếm tỉ lệ 0,5×1×0,5 = 0,25.


Câu 10:

Ở quần thể thực vật ngẫu phối, xét tính trạng màu hoa do 1 gen có 2 alen quy định, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Dựa vào tỉ lệ kiểu hình có thể khẳng định quần thể nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

Xem đáp án

Đáp án C

Quần thể A,B,C chưa biết rõ cấu trúc di truyền nên không cân bằng di truyền,

Quần thể C: 100%aa đạt cân bằng di truyền.


Câu 11:

Tác nhân hóa học 5 – brôm uraxin (5BU) là chất đồng đẳng của timin gây ra dạng đột biến nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Tác nhân hóa học 5 – brôm uraxin (5BU) là chất đồng đẳng của timin gây ra dạng đột biến thay thế một cặp A-T bằng G-X.


Câu 12:

Khi nói về huyết áp, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu đúng về huyết áp là A

B sai, huyết áp ở tĩnh mạch là thấp nhất

C sai, huyết áp phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sự ma sát giữa các phân tử máu và thành mạch.

D sai, khi mạch giãn thì huyết áp giảm và ngược lại.


Câu 13:

Những điểm khác nhau giữa người và vượn người chứng minh

Xem đáp án

Đáp án C

Những điểm khác nhau giữa người và vượn người chứng minh tuy phát sinh từ 1 nguồn gốc chung nhưng người và vượn người tiến hoá theo 2 hướng khác nhau.


Câu 14:

Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án D

Sinh vật sản xuất có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật.


Câu 15:

Cho biết gen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây thu được đời con có 100% cá thể mang kiểu hình trội cả hai tính trạng?

Xem đáp án

Đáp án A

Phép lai A: aBaBxABAbABaB:AbaB;đời con 100% có kiểu hình trội về 2 tính trạng.


Câu 16:

Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể?

Xem đáp án

Đáp án A

Đột biến gen xảy ra trong cấu trúc của gen không làm thay đổi số lượng gen trên NST.


Câu 17:

Khi nói về gen đa hiệu, ý nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu đúng về gen đa hiệu là: A

B sai, sản phẩm của gen đa hiệu ảnh hưởng tới nhiều tính trạng.

C sai, D sai, gen đa hiệu chỉ tạo 1 loại mARN.


Câu 18:

Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu sai là B, sinh khối của mắt xích trước thường lớn hơn rất nhiều so với mắt xích phía sau.


Câu 19:

Một cơ thể có kiểu gen AaBdbD,xét 2 tế bào sinh dục tiến hành giảm phân tạo giao tử trong đó có 1 tế bào có xảy ra trao đổi chéo. Trường hợp nào sau đây có thể xảy ra khi kết thúc giảm phân?

Xem đáp án

Đáp án D

Nếu 2 tế bào đó là tế bào sinh dục cái thì có thể có các trường hợp :

- TH1 : tạo ra 2 loại giao tử

- TH2: Tạo 1 loại giao tử

Nếu  2 tế bào đó là tế bào sinh dục đực thì có thể có các trường hợp :

TH1: Tạo 4 loại giao tử: tế bào có HVG tạo 4 loại: 1:1:1:1; tế bào không có HVG tạo 2 loại giao tử giống với 2 giao tử liên kết trong 4 kiểu giao tử của tế bào 1, → tỷ lệ: 3:3:1:1 → C sai

TH2: Tạo ra 6 loại giao tử: tế bào có HVG tạo 4 loại: 1:1:1:1; tế bào không có HVG tạo 2 loại giao tử khác với 2 giao tử liên kết trong 4 kiểu giao tử của tế bào 1, → tỷ lệ: 2:2:1:1:1:1 → B sai

A sai, không thể tạo 8 loại giao tử.


Câu 20:

Khi nói cơ chế cân bằng pH nội môi, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Khi nói cơ chế cân bằng pH nội môi, phát biểu đúng là B.

A sai, sau khi chạy nhanh, nồng độ CO2 trong máu cao làm giảm pH.

C sai, phổi tham gia thải khí CO2 có vai trò điều hoà pH máu.

D sai, nhịp tim tăng → Vận chuyển CO2 để thải ra đảm bảo pH ổn định.


Câu 21:

Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

Xem đáp án

Đáp án D

VD về mối quan hệ hỗ trợ cùng loài là D.

A : cạnh tranh cùng loài.

B,C: mối quan hệ khác loài.


Câu 22:

Khi nói về vật chất di truyền của sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực và virut. Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu sai về vật chất di truyền của sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực và virut là A, ở SVNS thì gen không tồn tại thành từng cặp alen.


Câu 23:

Khi nói các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu đúng về các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật là C.

A sai, ánh sáng đỏ kích thích tổng hợp cacbohidrat ; ánh sáng xanh kích thích tổng hợp protein.

B sai, các tia sáng có bước sóng khác nhau ảnh hưởng khác nhau tới cường độ quang hợp.

D sai, khi cường độ ánh sáng quá cao thì cường độ quang hợp giảm.


Câu 24:

Khi nói về quá trình hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu đúng về quá trình hô hấp ở thực vật là A.

B sai, hô hấp cung cấp năng lượng cho các tế bào, là hoạt động sinh lý thiết yếu.

C sai, nồng độ cao CO2 ức chế hô hấp.

D sai, cây C­4 không có hoặc hô hấp sáng rất thấp.


Câu 25:

Ở miền Bắc Việt Nam, vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC, số lượng bò sát và ếch nhái giảm mạnh. Đây là dạng biến động số lượng cá thể

Xem đáp án

Đáp án C

Ví dụ trên là biến động không theo chu kỳ, chỉ những năm có nhiệt độ xuống dưới 8oC, số lượng bò sát và ếch nhái mới giảm mạnh.


Câu 26:

Trong mỗi tế bào của cơ thể, để phù hợp với giai đoạn phát triển của cơ thể hoặc thích ứng với điều kiện môi trường mà ở mỗi thời điểm

Xem đáp án

Đáp án C

Trong mỗi tế bào của cơ thể, để phù hợp với giai đoạn phát triển của cơ thể hoặc thích ứng với điều kiện môi trường mà ở mỗi thời điểm chỉ có một số gen trong tế bào hoạt động.


Câu 27:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1?

Xem đáp án

Đáp án D

3:1 = (3:1).1.1

Phép lai D: AabbDd × AAbbDd→ A-bb(3D-:1dd)


Câu 28:

Một loài thực vật, cặp nhiễm sắc thể số 1 chứa cặp gen Aa; cặp nhiễm sắc thể số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử

Xem đáp án

Đáp án D

Cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân 2 tạo AA, aa ; O

Cặp NST số 2 phân ly binh thường tạo B, b

Cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân tạo AAb, AAB, aaB, aab, B và b.


Câu 29:

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Phép lai giữa ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ dị hợp tất các gen đang xét với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ, trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 15%. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tần số hoán vị gen ở ruồi giấm cái là 20%.

II. Kiểu gen của ruồi bố mẹ (P) là XDXd ×ABabXDY

III. Tỉ lệ kiểu hình ruồi cái thân xám, cánh cụt, mắt đỏ ở F1 là 4,5%.

IV. Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là 45,9%.

V. Tỉ lệ kiểu hình ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ thuần chủng ở F1 là 2,56%.

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có tỷ lệ thân đen , cánh cụt, mắt đỏ :ab/abXD- = 0.15, mà tỷ lệ mắt đỏ là 0,75→ ab/ab=0,2= 0,4ab×0,5ab → con cái cho ab =0,4 là giao tử liên kết, tần số HVG f= 20%

Kiểu gen của P: ABabXDXd ×ABabXDY


Câu 33:

Cho P dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được đời con có 5 loại kiểu hình. Biết 2 gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Không xảy ra đột biến, các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống và sinh sản như nhau. Theo lý thuyết, có bao nhiêu nhận định sau phù hợp?

I. Có hiện tượng trội không hoàn toàn.

II. Hai gen tương tác với nhau cùng quy định 1 tính trạng.

III. Tỉ lệ kiểu gen ở đời con là 4 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1.

IV. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 1 : 2: 1 :1 :1

Xem đáp án

Đáp án A

Có các trường hợp có thể xảy ra:

TH1: 1 Gen quy định 1 tính trạng, nếu các gen trội hoàn toàn → cơ thể dị hợp 2 cặp gen tự thụ tạo ra 4 loại kiểu hình →loại.

Nếu 1 gen trội không hoàn toàn: tạo ra 6 loại kiểu hình; nếu 2 gen trội không hoàn toàn tạo 9 kiểu hình → loại.

TH2: 2 cặp gen quy định 1 tính trạng, tạo ra 5 kiểu hình → đây là dạng tương tác cộng gộp

Số alen trội

0

1

2

3

4

KH

Loại I

Loại II

Loại III

Loại IV

Loại V

P: AaBb × AaBb → (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb) →tỷ lệ kiểu gen (1:2:1)(1:2:1)

Kiểu hình: 1:4:6:4:1

I,III,IV sai

II đúng


Câu 34:

Một nhà nghiên cứu tiến hành thụ phấn giữa hạt phấn của một loài thực vật A (2n = 14) với noãn của một loài thực vật B (2n = 14) nhưng không thu được hợp tử. Nhưng trong một thí nghiệm tiến hành ghép một cành ghép của loài A lên gốc của loài B thì nhà nghiên cứu bất ngờ phát hiện thấy tại vùng tiếp giáp giữa cành ghép và gốc ghép phát sinh ra một chồi mới có kích thước lớn bất thường. Chồi này sau đó được cho ra rễ và đem trồng thì phát triển thành một cây C. Khi làm tiêu bản và quan sát tế bào sinh dưỡng của cây C thấy có 14 cặp NST tương đồng có hình thái khác nhau.

Từ các thí nghiệm trên, một số nhận xét được rút ra như sau:

I. Thí nghiệm của nhà nghiên cứu trên không thành công là do cơ chế cách li trước hợp tử.

II. Cây C được hình thành là kết quả của sự lai xa và đa bội hóa.

III. Cây C không có khả năng sinh sản hữu tính.

IV. Cây C mang các đặc điểm của hai loài A và B.

Số nhận xét chính xác là:

Xem đáp án

Đáp án B

Loài C có 14 cặp NST tương đồng khác nhau → gồm cả bộ NST của 2 loài A,B có thể được hình thành do 2 tế bào của 2 loài dung hợp với nhau.

Cây A: 2nA; cây B: 2nB; cây C: 2nA + 2nB

I đúng.

II sai, phép lai xa thất bại.

III sai, cây C có khả năng sinh sản hữu tính bình thường,

IV đúng, vì có bộ NST của cả 2 loài.


Câu 35:

Cho biết gen trội là trội hoàn toàn, mỗi gen quy định 1 tính trạng, không phát sinh đột biến mới. Tiến hành phép lai ♂AaBbCcDdEE × ♀aaBbccDdEe, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Đời F1 có 64 kiểu tổ hợp giao tử.

II. Số cá thể mang alen trội ở F1 chiếm tỉ lệ 9/64.

III. F1 có 16 loại kiểu hình và 36 kiểu gen.

IV. Có 6 kiểu gen quy định kiểu hình trội về cả 5 tính trạng.

V. Kiểu hình trội về 2 trong 5 tính trạng chiếm tỉ lệ 1/8.

Xem đáp án

Đáp án A

P: ♂AaBbCcDdEE × ♀aaBbccDdEe

I sai. Số kiểu tổ hợp giao tử = số loại giao tử ♂ × số loại giao tử ♀ = 24 ×1 × 23 = 128

II sai. Số cá thể mang alen trội ở F1 chiếm tỉ lệ: 100% (luôn có alen trội E)

III sai, số kiểu hình: 2×2×2×2×1=16; số kiểu gen: 2×3×2×3×2=72

IV sai. Có 1×2×1×2×2 =8 kiểu gen quy định kiểu hình trội về cả 5 tính trạng

V đúng. Do đời con luôn mang kiểu hình E- nên yêu cầu đề bài trở thành “kiểu hình trội về 1 trong 4 tính trạng”

Có thể xét theo 2 TH sau:

TH1 trội ở A- hoặc C-: C21 x 12 x 12 x 142=132
TH2 trội ở B- hoặc D-:  C21 x 34 x 14 x 122=332

→ Kiểu hình trội về 2 trong 5 tính trạng chiếm tỉ lệ 1/8.


Câu 36:

Giả sử một Operon có các trình tự nucleotit được kí hiệu Q, R, S, T, U. Hình bên thể hiện các đột biến mất đoạn (đoạn bị mất kí hiệu \ \ \) và hậu quả xảy ra ở các trình tự. Có bao nhiêu nhận định dưới đây phù hợp?

I. Vùng S và T là vùng có liên quan đến các gen điều hòa và vùng vận hành O

II. Vùng Q có thể liên quan đến vùng vận hành

III. Đoạn U là vùng liên quan tới vùng khởi động.

IV. Đoạn R, U liên quan đến gen điều hòa

Xem đáp án

Đáp án D

Mất Q → gen không hoạt động → vùng khởi động (nơi ARN pol liên kết)

Mất R, U → hoạt động bình thường → gen cấu trúc

Mất T,S → luôn hoạt động → gen điều hoà hoặc vùng vận hành (nơi protein ức chế liên kết để ngăn cản phiên mã)

I đúng,

II sai, nếu Q là vùng vận hành thì gen luôn được biểu hiện vì protein ức chế không bám vào được.

III sai, nếu U là vùng khởi động thì khi mất U gen không hoạt động được.

IV sai, nếu R,U là gen điều hoà thì gen luôn được biểu hiện.


Câu 40:

Ở một giống cây trồng ngắn ngày, tính trạng mùi vị quả do một gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn quy định: A quy định quả ngọt, a quy định quả chua. Do thụ phấn nhờ côn trùng qua nhiều thế hệ đã hình thành một quần thể (P) đạt trạng thái cân bằng di truyền với các cây mang kiểu gen dị hợp có tỷ lệ cao nhất. Mục đích của người nông dân là nhanh chóng tạo ra quần thể cho cây quả ngọt chiếm đa số và tỉ lệ cây quả chua dưới 6%, người ta chỉ thu hạt của cây quả ngọt để gieo trồng. Sau đó tiến hành can thiệp bằng cách thu hạt phấn từng cây và thụ phấn cho chính cây đó, loại bỏ sự thụ phấn nhờ côn trùng. Giả sử không xảy ra đột biến, khả năng nảy mầm của các kiểu gen là như nhau. Theo lý thuyết, tính từ quần thể (P) đến thế hệ gần nhất là thế hệ thứ mấy thì người nông dân sẽ đạt được mục đích nói trên?

Xem đáp án

Đáp án C

Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa  sau  n thế hệ tự thụ phấn có  cấu trúc di truyền

Cách giải:

A- quả ngọt; a- quả chua

Quần thể P đạt cân bằng di truyền mà tỷ lệ dị hợp đạt cao nhất → cấu trúc di truyền của P là 0,25AA:0,5Aa:0,25 aa

F1: 0,25AA:0,5Aa ↔1AA:2Aa cho tự thụ n thế hệ, ở Fn có aa < 6%

ở Fn – 1 có Aa < 24% hay: 0,752n-1<0,24n3
Vậy ở thế hệ thứ 3 có thể thu được quần thể có dưới 6% cây quả chua.


Bắt đầu thi ngay