Ở một loài động vật, xét 3 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính (XX hoặc XY). Quan sát quá trình giảm phân tại vùng chín ở một cá thể của loài tròn có kiểu gen AaBbCcXdEXDe, người ta thấy ở hai giới 1/3 số tế bào sinh giao tử có hoán vị gen. Theo lý thuyết, cá thể này cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân để thu được số loại giao tử tối đa? Biết rằng mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường.
A.8 hoặc 16.
B.4 hoặc 32.
C.24 hoặc 48.
D.16 hoặc 32
Lời giải
Ta thấy :
- Ở hai giới có 1/3 số tế bào sinh giao tử có hoán vị gen
=> số tế bào sinh giao tử phải là một tế bào chia hết cho 3 để ra số tế bào hoán vị là một số nguyên
- Xét các đáp án thì đáp án C là thỏa mãn
- Đáp án C
Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T = 600 nuclêôtit. Số nuclêôtit mỗi loại của gen trên là:
Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đề có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là:
Trên mạch thứ nhất của gen có chứa A, T, G, X lần lượt có tỉ lệ là 20% : 40% : 15% : 25%. Tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen nói trên là:
Từ một quần thể thực vật ban đầu (P), sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của quần thể là 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa.Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của (P) là:
Quá trình tổng hợp sắc tố đỏ ở cánh hoa của 1 loài cây xảy ra theo sơ đồ sau: Chất có màu trắng sắc tố xanh sắc tố đỏ. Để chất màu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A qui định. Alen a không có khả năng tạo enzim có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có enzim B qui định enzim có chức năng, còn alen b không tạo được enzim có chức năng. Gen A,B thuộc các nhiễm sắc thể khác nhau. Cây hoa xanh thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB được F1. Sau đó cho F1 tự thụ phấn tạo ra cây F2. Cho tất cả các cây hoa màu xanh F2 giao phấn với nhau được F3. Cho các kêt luận sau:
(1)Tính trạng màu sắc hoa bị chi phối bởi quy luật tương tác bổ sung hoặc át chế.
(2)F2 phân li theo tỉ lệ kiểu hình 9 đỏ: 3 xanh: 4 trắng.
(3)F3 phân li theo tỉ lệ 3 xanh : 1 trắng
(4)F3 thu được tỉ lệ cây hoa trắng là 1/9
(5) F3 thu được tỉ lệ cây hoa xanh thuần chủng trên tổng số cây hoa xanh là : 1/2
(6) F2 có kiểu gen aaBB cho kiểu hình hoa đỏ .
Số kết luận đúng là:
Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối có tỉ lệ các kiểu gen Ở giới cái: 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa, Ở giới đực: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.Sau khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, do điều kiện sống thay đổi, những cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Hãy xác định tần số các alen của quần thể sau 1 thế hệ ngẫu phối.
Một quần thể thực vật, ở thế hệ xuất phát (P) gồm 300 có thể có kiểu gen AA và 100 có thể có kiểu gen aa.Cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ, theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F5 là:
Ở một loài động vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a.Có bốn quần thể thuộc loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền về gen trên và có tỉ lệ kiểu hình lặn như sau:
Quần thể |
Quần thể 1 |
Quần thể 2 |
Quần thể 3 |
Quần thể 4 |
Tỉ lệ kiểu hình lặn |
64% |
6,25% |
9% |
25% |
quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp tử cao nhất?
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra.Tần số hóan vị giữa hai gen nói trên là:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng; alen B quy định cánh hoa thẳng trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh hoa cuộn. Lai hai cây (P) với nhau, thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ, cánh thẳng. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 25% cây hoa đỏ, cánh cuộn; 50% cây hoa đỏ, cánh thẳng; 25% cây hoa vàng, cánh thẳng. Cho biết không xảy ra đột biến, từ kết quả của phép lai trên có thể rút ra kết luận:
Một quần thể có gen A bị đột biến thành alen a, B bị đột biến thành alen b, D bị đột biến thành alen d. Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Số loại kiểu gen có thể được tạo ra tối đa của các thể đột biến là:
Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 30%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ
Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,3Aa : 0,25aa.Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là
Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây:
(1) AAaaBBbb x AAAABBBb.
(2) AaaaBBBBx AaaaBBbb.
(3) AaaaBBbb xAAAaBbbb.
(4) AAAaBbbb xAAAABBBb
(5) AAAaBBbb x Aaaabbbb.
(6) AAaaBBbb xAAaabbbb.
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là
Ý nào sau đây đúng khi nói về nguyên tắc bán bảo toàn trong quá trình nhân đôi ADN?