Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hai loài có ổ sinh thái khác nhau thì không cạnh tranh nhau.
B. Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái.
C. Sự hình thành loài mới gắn liền với sự hình thành ổ sinh thái mới.
D. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài
Đáp án B
Cùng một nơi ở, có nhiều loài cùng sinh sống. Các loài có sự phân hóa ổ sinh thái để cùng tồn tại.
Tính trạng chiều cao cây của một loài thực vật do 3 cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể khác nhau và tương tác theo kiểu cộng gộp. Khi trong kiểu gen có thêm 1 alen trội thì cây cao thêm 10cm; cây đồng hợp lặn có chiều cao 100cm. Một quần thể của loài cây này có 3 cặp gen nói trên đang cân bằng về di truyền, trong đó tần số các alen A, B, D lần lượt là 0,2; 0,3; 0,5. Tỉ lệ cây có chiều cao 120cm là
Bệnh Mucoviscidose là một bênh nặng biểu hiện với rối loạn về tiêu hóa và hô hấp, những rối loạn này càng tăng theo tuổi tác, nguyên nhân là do các chất nhày do các tuyến nhày trong cơ thể tiết ra quá đặc. Một cá thể thuộc về một gia đình không có tiền sử về bệnh này có thể có kiểu gen dị hợp về bệnh này với xác suất là 1/22. Nghiên cứu sự di truyền về bệnh này trong một gia đình, người ta ghi lại được nhánh phả hệ sau:
Phân tích một đoạn trên mạch mã hóa của cặp alen (mạch A: bình thường và mạch a: đột biến) qui định sự tổng hợp chất nhày, người ta ghi được:
A: ... TTT XTT TTA TAG AAA XXA XAA AAG ATA
503 504 505 506 507 508 509 510 511
a: ... TTT XTT TTA TAG TAA XXA XAA AAG ATA ...
Cho biết bộ ba mã hóa trên mARN của axit amin Phenylalanin là UUU, của Isolơxin là AUU. Từ các dữ liệu trên, có một số nhận định được đưa ra như sau:
I. Có thể kết luận rằng bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định chỉ dựa vào một người trong phả hệ là người II.3.
II. Nguyên nhân gây ra bệnh trên là do đột biến gen dạng thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X.
III. Đột biến trên làm thay thế axit amin thứ 507 trong chuỗi polypeptit từ Isolơxin thành Phenylalanin và làm rối loạn sự tổng hợp chất nhày ở tế bào tuyến.
IV. Xác suất để người III2 và người con của cặp bố mẹ II3 - II4 có cùng kiểu gen là bằng nhau.
V. Xác suất cặp vợ chồng II3 - II4 sinh được một người con biểu hiện bệnh là 2,27%. Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?
Ở một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa hai cây có cùng kiểu hình thân cao, quả bầu dục với nhau, ở đời F1 thu được 733 cây thân cao, quả tròn; 1152 cây thân cao, quả bầu dục; 732 cây thân cao, quả dài; 593 cây thân thấp, quả bầu dục; 139 cây thân thấp, quả dài; 140 cây thân thấp, quả tròn. Biết tính trạng do một gen quy định, không xảy ra đột biến, diễn biến trong giảm phân của hai cây là như nhau và tính trạng dài do gen lặn quy định. Tỉ lệ các cây F1 có kiểu gen chỉ mang 3 alen trội là bao nhiêu?
Ở ngô, cho lai hai thứ cây thuần chủng có kiểu hình lá màu đậm, không có lông, lá bi có màu sôcôla với cây lá màu nhạt, có lông, lá bi không có màu sôcôla. Ở F1 thu được toàn kiểu hình lá đậm, có lông, lá bi không có màu sôcôla. Cho F1 thụ phấn với nhau đời sau thu được số lượng từng loại kiểu hình là 31536 cây lá màu đậm, có lông, lá bi không có màu sôcôla; 6536 cây lá màu nhạt, không có lông, lá bi có màu sôcôla; 13464 cây lá đậm, không có lông, lá bi có màu sôcôla; 28464 cây lá màu nhạt, có lông, lá bi không có màu sôcôla. Chọn ngẫu nhiên 6 cây trong số cây ở F2, xác suất để trong số đó có 3 cây lá đậm, lá bi có màu sôcôla; 2 cây lá màu nhạt, lá bi không có màu sôcôla; 1 cây lá màu nhạt, lá bi có màu sôcôla?
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho 5 cây đậu Hà Lan hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Cho biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu trường hợp tỉ lệ kiểu hình ở F1 - dưới đây là đúng?
I. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. II. 4 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
III. 17 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng. IV. 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
V. 19 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. VI. 100% cây hoa trắng.
Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ protein của hai chủng virut A và B. Cả 2 chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nuclêic của chủng A trộn với vỏ protein của chủng B.
I. Chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai.
II. Cho nhiễm virus lai nhiễm vào cây thuốc lá thì thấy cây không bị bệnh.
III. Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được virut thuộc chủng B.
IV. Kết quả của thí nghiệm chứng minh vật chất di truyền là axit nuclêic.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
Một loài thực vật, xét 3 cặp gen phân li độc lập, quy định cho các enzim khác nhau cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:
Các alen lặn đột biến a, b, c đều không có khả năng tạo ra được các enzim A, B, và C tương ứng. Khi các sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả 3 cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Ở F2 có 8 kiểu gen quy định hoa đỏ và 12 kiểu gen quy định hoa trắng.
II. Ở F2, kiểu hình hoa vàng có ít kiểu gen quy định nhất.
III. Trong số cây hoa trắng ở F2, tỉ lệ cây có kiểu gen dị hợp chiếm 78,57%.
IV. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 tạp giao, tỉ lệ hoa trắng thu được ở đời con là 20,98%.
Một loài thực vật, cho giao phấn các cây (P) thuần chủng khác nhau bởi từng cặp gen tương ứng, thu được F1 đồng loạt các cây có kiểu hình thân cao, hoa vàng. Cho F1 giao phấn với cây (H), thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là: 56,25% cây thân cao, hoa vàng : 37,5% cây thân thấp, hoa tím : 6,25% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tính trạng chiều cao cây do 2 cặp gen phân li độc lập quy định.
II. Cây thân cao, hoa vàng F1 đều mang dị hợp tử 3 cặp gen.
III. Quá trình giảm phân ở cây H tạo ra tối đa 8 loại giao tử thuộc về các gen đang xét.
IV. Các gen quy định tính trạng chiều cao cây và gen quy định màu sắc hoa nằm trên hai nhóm liên kết.
Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n = 6. Xét 3 cặp gen A, a; B, b; D, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các trạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể và các thể này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Ở một loài Thú, alen A (lông xám) trội hoàn toàn so với alen a (lông hung); alen B (chân cao) trội hoàn toàn so với alen b (chân thấp), hai cặp gen này (Aa và Bb) cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường. Alen D (mắt nâu) trội hoàn toàn so với alen d (mắt đen), gen này nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho 2 cá thể có kiểu hình lông xám-chân cao - mắt nâu lai với nhau, thu được F1 có 8 loại kiểu hình (không phân biệt giới tính). Trong tổng số cá thể F1, số cá thể cái có lông xám - chân cao - mắt nâu chiếm tỉ lệ 27%. Theo lí thuyết, số cá thể lông xám dị hợp - chân thấp - mắt nâu ở F1 không thể là
Cho lai ruồi giấm đực cánh dài, có lông đuôi với ruồi giấm cái cánh ngắn, không có lông đuôi. F1 thu được 100% ruồi cánh dài, có lông đuôi. Cho các cá thể ruồi F1 giao phối với nhau, kiểu hình F2 phân li theo tỉ lệ 56,25% ruồi cánh dài, có lông đuôi : 18,75% ruồi cánh dài, không có lông đuôi : 18,75% ruồi cánh ngắn, có lông đuôi : 6,25% ruồi cánh ngắn, không có lông đuôi. Biết mỗi tính trạng do một gen quy định; không có hiện tượng đột biến xảy ra; ruồi không có lông đuôi toàn ruồi cái, cho các nhận xét sau:
I. Tính trạng có lông đuôi do gen trội nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y.
II. Tính trạng có lông đuôi do gen trội nằm trên vùng không tương đồng của NST X không có trên Y.
III. Ở F2, ruồi cái cánh dài, có lông đuôi chiếm tỉ lệ là 37,5%.
IV. Ở F2, ruồi cái cánh dài, có lông đuôi chiếm tỉ lệ là 18,75%.
V. Ở F2, ruồi cái cánh ngắn, có lông đuôi chiếm tỉ lệ là 6,25%.
Có bao nhiêu nhận xét không đúng là
Ở ruồi giấm, hai gen A và B cùng nằm trên một nhóm liên kết cách nhau 40cM, trong đó A quy định thân xám trội hoàn toàn so với thân đen; B quy định chân dài trội hoàn toàn so với b quy định cánh cụt. Gen D nằm trên NST giới tính X, trong đó D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Có bao nhiêu phép lai sau đây cho đời con có kiểu hình đực thân xám, cánh dài, mắt trắng chiếm tỉ lệ 12,5%?
I. II.
III. IV.
V.
Có bao nhiêu nhận xét sau đây nói về điểm giống nhau của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật và cấy truyền phôi ở động vật?
I. Cả hai phương pháp đều thao tác trên vật liệu di truyền là NST.
II. Cả hai phương pháp đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
III. Cả hai phương pháp đều tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau.
IV. Các cá thể tạo ra từ hai phương pháp đều rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.