Thứ năm, 26/12/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

20/07/2024 238

Phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau, mỗi bệnh do một gen quy định. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có thể xác định được chính xác kiểu gen của 8 người.

II. Xác suất sinh con bị cả hai bệnh của cặp 15-16 là 1/36

III. Xác suất sinh con chỉ bị một bệnh của cặp 15-16 là 5/18.

IV. Xác suất sinh con trai và không bị bệnh của cặp 15-16 là 25/72.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi qa.haylamdo.com

Đáp án D

Cả 4 phát biểu đều đúng. → Đáp án D.

Bước 1: Dựa vào phả hệ để xác định quy luật di truyền của từng tính trạng bệnh.

- Cặp vợ chồng số 1 – 2 đều không bị bệnh nhưng sinh con gái số 6 bị bệnh 2 → bệnh 2 do gen lặn quy định và không liên kết giới tính.

- Cặp vợ chồng số 1 – 2 đều không bị bệnh nhưng sinh con trai số 7 bị bệnh 1 → bệnh 1 do gen lặn quy định. Mặt khác, người số 3 bị bệnh 1 nhưng sinh con trai số 10 không bị bệnh 1. → Bệnh 1 không liên kết giới tính.

- Quy ước: a quy định bệnh thứ nhất; b quy định bệnh thứ 2.

Các alen trội tương ứng là A và B đều quy định không bị bệnh.

Bước 2: Tiến hành các phép tính theo yêu cầu của bài toán.

I đúng. Có thể xác định được kiểu gen của 9 người.

- Người số 17 bị cả 2 bệnh nên kiểu gen là aabb.

- Người số 9 và 10 là những người không bị bệnh nhưng có con bị cả hai bệnh nên kiểu gen của những người này là AaBb.

- Người số 13, 14 và 15 là những người không bị bệnh nhưng có bố bị bệnh thứ nhất và mẹ bị bệnh thứ hai nên kiểu gen của những người này là AaBb.

- Người số 1 và 2 là những người không bị bệnh nhưng sinh con số 6 bị bệnh 2, số 7 bị bệnh 1 nên người số 1, 2 đều có kiểu gen AaBb.

II đúng. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con đầu lòng bị cả hai bệnh

Khi hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau thì xác suất sinh con bị cả hai bệnh = xác suất sinh con bị bệnh 1 ´ xác suất sinh con bị bệnh 2

Xác suất sinh con bị bệnh 1:

- Người số 7 bị bệnh 1 cho nên người số 15 có kiểu gen Aa.

- Bố và mẹ của người số 16 không bị bệnh nhưng người số 16 có em trai bị 2 bệnh cho nên xác suất kiểu gen của người số 16 là (13AA : 23Aa).

→ Xác suất sinh con bị bệnh thứ nhất = 23×14=16.

Xác suất sinh con bị bệnh 2:

- Người số 8 bị bệnh thứ 2 nên người số 15 có kiểu gen Bb.

- Bố và mẹ của người số 16 không bị bệnh nhưng người số 16 có em trai bị 2 bệnh cho nên xác suất kiểu gen của người số 16 là (13BB : 23Bb).

→ Xác suất sinh con bị bệnh thứ nhất = 23×14=16.

→ Xác suất sinh con bị cả hai bệnh = 16×16=136

III đúng. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con đầu lòng chỉ bị một bệnh.

Khi bài toán yêu cầu tính xác suất sinh con bị 1 bệnh trong số 2 bệnh thì có 2 trường hợp.

+ Trường hợp 1: Bị bệnh thứ nhất mà không bị bệnh thứ hai.

+ Trường hợp 2: Bị bệnh thứ hai mà không bị bệnh thứ nhất.

 - Từ kết quả làm ở câu b, ta có xác suất sinh con bị 1 bệnh là 16 nên xác suất sinh con không bị 1 bệnh = 1 - 16 = 56.

- Xác suất để chỉ bị bệnh thứ nhất mà không bị bệnh thứ hai = 56×16=536

- Xác suất để chỉ bị bệnh thứ hai mà không bị bệnh thứ nhất =16×56=536

→ Đáp án = 536+536=1018.

IV đúng. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con đầu lòng là trai và không bị bệnh là bao nhiêu?

Khi bệnh không liên kết giới tính thì xác suất sinh con trai và không bị bệnh = xác suất sinh con trai ´ xác suất không bị bệnh.

- Ở phả hệ này, cặp vợ chồng số 15-16 sinh con không bị bệnh thứ nhất = 56; Xác suất sinh con không bị bệnh thứ hai = 56.

- Xác suất sinh con gái = 12.

→ Xác suất sinh con gái và không bị bệnh = 12×56×56=2572.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Một loài thú, cho cá thể cái lông quăn, đen giao phối với cá thể đực lông thẳng, trắng (P), thu được F1 gồm 100% cá thể lông quăn, đen. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 50% cá thể cái lông quăn, đen : 24% cá thể đực lông quăn, đen : 24% cá thể đực lông thẳng, trắng : 1% cá thể đực lông quăn, trắng : 1% cá thể đực lông thẳng, đen. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Kiểu gen của F1 là XABXab và XABY.

II. Tần số hoán vị gen là 4%.

III. Nếu cho cá thể đực F1 giao phối với cá thể cái lông thẳng, trắng thì ở đời con, kiểu hình con cái lông quăn, đen chiếm tỉ lệ là 50%.

IV. Nếu cho cá thể cái F1 giao phối với cá thể đực lông thẳng, trắng thì thu được đời con có số cá thể đực lông quăn, trắng chiếm tỉ lệ là 1%.

Xem đáp án » 27/08/2021 660

Câu 2:

Mỗi phân tử Hêmôglôbin (Hb) là một prôtêin cấu trúc bậc IV gồm 2 chuỗi a và 2 chuỗi b liên kết với nhau. Nếu axit amin thứ 6 của chuỗi b là glutamic bị thay bằng valin thì hồng cầu biến dạng thành hình lưỡi liềm. Cho biết trên mARN có các bộ ba mã hoá cho các axit amin: Valin: 5’GUU3’; 5’GUX3’; 5’GUA3’; 5’GUG3’. Glutamic: 5’GAA3’; 5’GAG3’. Aspactic: 5’GAU3’; 5’GAX3’. Trong các phân tích sau đây về việc xác định dạng đột biến cụ thể xảy ra trong gen mã hoá chuỗi b gây bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu có đột biến thay thế một cặp nuclêôtit làm cho axit amin Glutamic được thay bằng Aspatic thì đó là đột biến thay thế cặp T-A bằng cặp A-T hoặc thay thế cặp X-G bằng cặp G-X.

II. Nếu thay nuclêôtit thứ ba của các côđon tương ứng với glutamic, thì có thể xuất hiện côđon mới là: 5’GUA3’; 5’GAX3’ mã hoá cho axit aspactic chứ không phải valin.

III. Nếu thay nuclêôtit thứ hai trong côđon mã hóa glutamic, cụ thể thay A bằng U thì côđon mới có thể là 5’GUA3’ hoặc 5’GUG3’ đều mã hóa cho valin.

IV. Nếu thay nuclêôtit thứ hai của các côđon tương ứng với Aspatic, thì có thể xuất hiện côđon mới là: 5’GAA3’; 5’GAG3’, mã hoá cho axit amin Glutamic.

Xem đáp án » 27/08/2021 539

Câu 3:

Trong quá trình dịch mã, anti côđon nào sau đây khớp bổ sung với côđon 5’AUG3’?

Xem đáp án » 27/08/2021 480

Câu 4:

Khi nói về bón phân, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 27/08/2021 423

Câu 5:

Quá trình dịch mã diễn ra ở loại bào quan nào sau đây?

Xem đáp án » 27/08/2021 420

Câu 6:

Khi nói về các gen nằm trên một nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 27/08/2021 363

Câu 7:

Một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của một loại tARN được gọi là

Xem đáp án » 27/08/2021 320

Câu 8:

Hoạt động nào sau đây không góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

Xem đáp án » 27/08/2021 291

Câu 9:

Tiêu hoá là quá trình

Xem đáp án » 27/08/2021 280

Câu 10:

Một đột biến có hại và chỉ sau một thế hệ đã bị chọn lọc tự nhiên loại ra khỏi quần thể khi nó là

Xem đáp án » 27/08/2021 276

Câu 11:

Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể?

Xem đáp án » 27/08/2021 255

Câu 12:

Màu sắc của hoa loa kèn do gen nằm ở trong tế bào chất quy định, trong đó hoa vàng trội so với hoa xanh. Lấy hạt phấn của cây hoa màu xanh thụ phấn cho cây hoa màu vàng được F1. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình ở đời F2 là:

Xem đáp án » 27/08/2021 240

Câu 13:

Khi nói về NST ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án » 27/08/2021 236

Câu 14:

Khi nói về tiêu hóa ở đột vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 27/08/2021 231

Câu 15:

Ở một loài thực vật, để xác định quy luật di truyền của tính trạng màu hoa người ta đã tiến hành 3 phép lai thu được kết quả như sau:

Tính trạng màu hoa của loài thực vật này di truyền theo quy luật

Xem đáp án » 27/08/2021 231

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »