Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng được F1 có 100% cây hoa đỏ. Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên được F2 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng. Nếu loại toàn bộ các cây hoa hồng và hoa trắng, sau đó cho các cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn thì ở đời F3, cây hoa trắng chiếm tỉ lệ:
A. 1/64.
B. 1/36.
C. 4/81.
D. 0%.
Đáp án B.
- Đời F2 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
- Quy ước: A-B- quy định hoa đỏ; A-bb hoặc aaB- quy định hoa hồng; aabb quy định hoa trắng.
- Cây hoa đỏ F2 gồm có:
AABB, AABb, AaBB, AaBb
Các cây này tự thụ phấn thì ta có:
AABB tự thụ phấn, đời F3 có hoa đỏ.
AABb tự thụ phấn, đời F3 có .(hoa đỏ : hoa hồng)
AaBB tự thụ phấn, đời F3 có .( hoa đỏ : hoa hồng)
AaBb tự thụ phấn, đời F3 có .( hoa đỏ : hoa hồng : hoa trắng)
Cây hoa trắng có tỉ lệ:
.=
Những động vật nào sau đây có quá trình sinh trưởng và phát triển trải qua biến thái hoàn toàn?
(1) Ong;
(2) Cào cào;
(3) Chuồn chuồn;
(4) Muỗi;
(5) Ve sầu;
(6) Bọ hung.
Khi nói về sự truyền tin qua xináp, phát biểu nào sau đây đúng?
Một gen có chiều dài 4080 Å và có số hiệu số G - A bằng 10% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 2 của gen có A = 10% số lượng nuclêôtit của mỗi mạch. Số lượng nuclêôtit loại A trên mạch 1 của gen là:
Cho biết tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật Menđen và hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Để kiểm tra kiểu gen của cây hoa đỏ (cây M), phương pháp nào sau đây không được áp dụng?
Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Chọn lọc tự nhiên quy định nhịp điệu và tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi của quần thể.
(2) Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định.
(3) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
(5) Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
(6) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn alen đó ra khỏi quần thể.
Có bao nhiêu thành tựu sau đây là ứng dụng công nghệ gen?
(1) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.
(2) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
(3) Tạo giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.
(4) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
(5) Tạo giống cây trồng song nhị bội hữu thụ.
Khi nghiên cứu về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ, một bạn học sinh đã mô tả như sau: Cỏ là nguồn thức ăn của cào cào, châu chấu, dế, chuột đồng, thỏ, cừu. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, châu chấu, giun đất, dế là nguồn thức ăn của loài gà. Chuột đồng, gà là nguồn thức ăn của rắn. Đại bàng sử dụng thỏ, rắn, chuột đồng, gà làm nguồn thức ăn. Cừu là loài động vật được nuôi để lấy lông nên được con người bảo vệ. Từ mô tả này, một bạn học sinh khác đã rút ra các phát biểu sau:
(1) Ở hệ sinh thái này có 10 chuỗi thức ăn.
(2) Châu chấu, dế là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
(3) Giun đất là sinh vật phân giải của hệ sinh thái này.
(4) Quan hệ giữa chuột và cào cào là quan hệ cạnh tranh.
(5) Sự phát triển số lượng của quần thể gà sẽ tạo điều kiện cho đàn cừu phát triển.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Các nghiên cứu về giải phẫu cho thấy có nhiều loài sinh vật có nguồn gốc khác nhau và thuộc các bậc phân loại khác nhau nhưng do sống trong cùng một môi trường nên được chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị theo một hướng. Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hóa của sinh vật theo xu hướng đó?
Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa. Tần số alen A của quần thể này là bao nhiêu?
Có bao nhiêu phương pháp sau đây được sử dụng để tạo ra số lượng lớn các cá thể có kiểu gen giống nhau?
(1) Nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô tế bào.
(2) Nuôi cấy hạt phấn, sau đó gây lưỡng bội hóa.
(3) Nhân bản vô tính ở động vật.
(4) Cho giao phối cận huyết liên tục nhiều đời.
(5) Sử dụng công nghệ chuyển gen.