Người ta chia các nhân tố sinh thái thành:
A. Nhóm nhân tố sinh thái gây hại và nhóm nhân tố sinh thái có lợi.
B. Nhóm nhân tố sinh thái của thạch quyển, khí quyển và thủy quyển.
C. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
D. Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật và nhân tố sinh thái con người.
Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
=> Đáp án: C
Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14. Dự đoán số NST trong bộ NST của thể một nhiễm kép, thể ba nhiễm, thể tam bội ở loài này là:
Giả sử một hệ sinh thái đồng ruộng, cào cào sử dụng thực vật làm thức ăn, cào cào là thức ăn của cá rô, cá lóc sử dụng cá rô làm thức ăn. Cá lóc tích lũy được 1620 kcal, tương đương với 9% năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng liên kề với nó. Cá rô tích lũy được một lượng năng lượng tương đương với 10% năng lượng ở cào cào. Thực vật tích lũy được 1500000 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 với bậc dinh dưỡng cấp 1 là:
Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, C, D và E. Sinh khối ở mỗi bậc là: A = 200 kg/ha; B = 250 kg/ha; C = 2000 kg/ha; D = 30 kg/ha; E = 2 kg/ha. Các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự như sau:
Hệ sinh thái 1: A ->B ->C -> E
Hệ sinh thái 2: A ->B ->D -> E
Hệ sinh thái 3: C ->A -> B -> E
Hệ sinh thái 4: E ->D ->B -> C
Hệ sinh thái 5: C->A -> D ->E
Trong các hệ sinh thái trên, những hệ sinh thái bền vững hơn các hệ sinh thái còn lại là:
Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ đối kháng trong quần xã sinh vật?
Ở cá chép, xét 1 gen gồm 2 alen: Alen A quy định cá chép không vảy là trội hoàn toàn so với alen a quy định cá chép có vảy; kiểu gen AA làm trứng không nở. Thực hiện một phép lai giữa các cá chép không vảy thu được F1, cho F1 giao phối ngẫu nhiên ở F2 thu được 720 con, tính theo lý thuyết, số cá chép có vảy là:
Ở gà, gen A quy định mào hình hạt đậu, gen B quy định mào hoa hồng. Sự tương tác giữa A và B cho mào hạt đào; giữa a và b cho mào hình lá. Cho các phép lai sau đây:
(1) AABb × aaBb
(2) AaBb × AaBb
(3) AaBb × aabb
(4) Aabb × aabb
(5) AABb × aabb
Các phép lai cho tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình giống nhau là:
Một quần thể người, nhóm máu O (kiểu gen IOIO) chiếm tỉ lệ 43,56%, nhóm máu B (kiểu gen IBIO, IBIB) chiếm tỉ lệ 23,68%, nhóm máu A (kiểu gen IAIO, IAIA) chiếm tỉ lệ 27%, nhóm máu AB (kiểu gen IAIB). Biết rằng quần thể này cân bằng. Tần số tương đối của các alen IO, IA, IB trong quần thể này là:
Trên một cánh đồng cỏ rộng khoảng 1 hecta, một quần thể côn trùng có mật độ 15 con/m2. Giả sử, quần thể này có: mức độ sinh sản là 15%/năm, mức độ tử vong là 7%/năm, nhập cư là 4%/năm, xuất cư là 6%/năm. Theo lý thuyết, kích thước của quần thể côn trùng sau 2 năm là:
Nếu ở thế hệ P, tần số các kiểu gen của quần thể là: 20%AA : 50%Aa : 30%aa, thì sau 3 thế hệ tự thụ, tần số kiểu gen AA : Aa : aa sẽ là:
Một gen có chiều dài 4080 A0 và có số nuclêôtit loại A = 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có A = 25%, mạch 2 có X = 40 % tổng số nuleotit của mỗi mạch. Số lượng nuclêôtit trên mạch 1 của gen là:
Cho các ví dụ về các loại cơ quan ở các loài sau:
(1) Cánh của chim và cánh của các loài côn trùng.
(2) Tay của người, chi trước mèo, cánh của dơi.
(3) Xương cụt, ruột thừa và răng khôn của người,
(4) Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan.
(5) Vây cá voi và vây cá mập.
(6) Tuyến nọc độc ở rắn và tuyến nước bọt ở các động vật khác.
Trong các ví dụ trên, những ví dụ nào là cơ quan tương đồng?
Ở một loài thú, alen A quy định lông đen là trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng nằm trên vùng tương đồng của cặp nhiễm sắc thể XY. Tiến hành phép lai giữa con cái lông trắng với con đực lông đen thuần chủng thu được F1. Cho F1 tạp giao thu được F2 có cả các cá thể lông đen và lông trắng. Nếu cho các con đực ở F2 giao phối con cái lông trắng ở thế hệ bố mẹ thì đời lai sẽ thu được tỉ lệ: